Nói dụng chính của bài nhân cách quý hơn tiền bạc

Mạc Đĩnh Chi là một vị quan liêm khiết, dù được nhà vua trọng dụng, nhưng ông sống rất đạm bạc, giản đơn.

Nhà vua muốn thưởng cho ông, nhưng ông nhiều lần từ chối. Một hôm, vua cho người quăng vào nhà ông một túi tiền vàng lúc giữa đêm.

Sáng hôm sau, Mạc Đĩnh Chi thức dậy thấy trước sân nhà mình có túi tiền vàng, ông hỏi han khắp xóm làng nhưng không có ai nhận cả. Nhà Vua nghĩ phen này ông buộc phải nhận thưởng rồi.

Nhưng cuối cùng Mạc Đĩnh Chi vác túi tiền vàng ến trước vua và nói:

– Tâu bệ hạ, không hiểu đêm qua, có ai đó bỏ quên túi tiền trước cửa nhà hạ thần. Hạ thần đã hỏi hàng xóm, láng giềng mà không ai nhận. Nên thần mang số tiền đó nộp vào kho nhà nước.

Vua lắc đầu:

– Nếu không ai nhận, mà tiền lại ở ngay trước cửa nhà ông, thì nó là của ông, việc gì phải tâu báo.

Mạc Đĩnh Chi nói: “Tâu bệ hạ, tiền này không phải do thần đổ công sức ra làm, nên thần không dám nhận, xin cho nộp vào ngân khố, sau này dùng để cho người nghèo”.

Nói đến đây, Trạng đặt túi tiền xuống, vái lạy nhà vua rồi cáo lui. Vua Trần mỉm cười nói với quần thần:

– “Nhân cách của quan Trạng còn quý hơn vàng thì chẳng có tiền vàng nào mua nổi ông ấy! Quốc gia thật may mắn khi có một vị quan thanh liêm như ông ấy”.

BÀI HỌC LÀM NGƯỜI

Trung thực, thanh liêm, chính trực là những phẩm chất quan trọng hàng đầu của mộtcon người. Người dám sống trung thực, liêm khiết sẽ không bao giờ thấy hổ thẹn với lương tâm chính mình, có một đời sống trong sạch và bình an.

Người sống trung thực sẽ được nhiều người kính mến, uy tín và sẽ là những tấm gương sáng cho nhiều thế hệ về sau noi theo.

NGUYÊN NHÂN + ĐIỀU KIỆN => KẾT QUẢ

1. Thanh liêm, chính trực khi làm lãnh đạo đất nước => Uy tín vang xa, đời sống thanh cao, thế hệ sau noi gương.

2. Trung thực trong bất kỳ công việc gì => Uy tín lớn, lời nói ai cũng nghe theo

MỞ RỘNG TƯ DUY

1. Tại sao Mạc Đĩnh Chi không lấy túi tiền vàng?

2. Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất gì đặc biệt?

3. Xã hội sẽ ra sao nếu nhiều người có thói quen nói dối, lừa lọc người khác?

4. Bạn đang giữ lòng trung thực của mình bằng cách nào?

Cuốn sách “Cổ học tinh hoa” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân là một công trình biên khảo có giá trị vượt thời gian. Bởi lẽ, đó chính là tinh hoa của nền văn minh Hán học mà “từ trong cái biển bao la của bách gia chư tử Trung Hoa xưa, hai cụ đã tìm lấy những hạt ngọc của văn chương, triết học và xâu thành một chuỗi ngọc đem hiến cho đời” [Mai Quốc Liên].

Qua 250 mẩu chuyện nhỏ, vô cùng ngắn gọn và súc tích, “Cổ học tinh hoa” đã đưa chúng ta đến với những tư tưởng lớn của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mặc Tử, Hàn Phi Tử… Chuyện tuy đã xưa, thời đại dù đã đổi khác, nhưng tin rằng tinh thần nhân văn cao đẹp từ hàng nghìn năm trước của cổ nhân thấm đẫm trong từng tích truyện vẫn đủ sức làm rung động bao trái tim của người đọc hôm nay. Bởi lẽ, trước khi những triết lý mà cuốn sách chứa đựng rộng mở tư duy của chúng ta, những đạo lý được gửi gắm trong đó đã âm thầm bồi đắp cho chúng ta một đời sống tình cảm phong phú, vị tha, nhân ái, bao dung.

Vượt qua mọi thử thách về không gian và thời gian, “Cổ học tinh hoa” đã trở thành cây cầu nối để cái học tinh hoa của ngàn xưa có thể đồng hành cùng sự hoàn thiện, phát triển của mỗi cá nhân nói riêng cũng như cả cộng đồng nói chung trong hôm nay và mai sau. Hiểu được ý nghĩa to lớn đó, chúng tôi trân trọng tái bản cuốn “Cổ học tinh hoa” của hai soạn giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân, trên cơ sở tham khảo nhiều bản in khác nhau, đồng thời lược bỏ một số nội dung không thật phù hợp với bạn đọc trẻ. 

Thứ sáu, 27/05/2022 19:20

Nhân cách đáng quý hơn tiền bạc

Nhân cách và đạo đức thể hiện giá trị của một con người, có tiền bạn có thể mua được mọi thứ nhưng không thể mua được nhân cách. Chúng ta có thể nghèo tiền bạc nhưng đừng nghèo nhân cách vì nhân cách đáng quý hơn tất thảy. Cũng đừng vì tiền mà đánh mất bản thân, để rồi đến một lúc nào đó bạn sẽ hối hận vì hành động và việc làm thiếu suy nghĩ của mình.

Cuộc sống này là một hành trình dài mà ở đó mỗi một bước đi, sự lựa chọn của bạn sẽ là kết quả quyết định tương lai về sau. Chúng ta không thể làm được điều gì nếu không có tiền, tiền tuy quan trọng nhưng không vì thế mà chúng ta bất chấp mọi thủ đoạn để có tiền. Thật sai lầm khi quan niệm rằng có tiền sẽ có tất cả, vì tiền mà đôi khi chúng ta bỏ qua hạnh phúc mà chúng ta đang có. Tiền có thể tạo ra hạnh phúc, nhưng nó cũng nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc nhanh chóng bị tan vỡ nếu chúng ta không biết khéo léo xử lý. Một khi mất đi thì cho dù bạn có nhiều tiền đến mấy cũng không thể mua lại được. Tiền quý nhưng nhân cách lại càng quý và đáng quý hơn khi đó là đồng tiền trong sạch, đồng tiền do chính công sức của bạn làm ra. Trước sức cám dỗ của đồng tiền, người không có bản lĩnh sẽ dễ dàng bị sa ngã, quên đi giá trị của mình trong cuộc sống. Nếu có nhiều tiền thì chúng ta cũng đừng bao giờ xem thường người khác và phải biết quý trọng đồng tiền mà mình khổ cực kiếm được.

Giá trị của tiền bạc nằm ở cách bạn sử dụng nó như thế nào, còn giá trị của chúng ta thì thể hiện qua nhân cách sống của mỗi người. Tiền nếu được ta tiêu xài đúng đắn, hợp lý nó sẽ trở nên có giá trị. Tiền bạc chính là phép thử lòng người, nó giúp chúng ta đánh giá được phẩm chất, giá trị của một con người. Đừng vì tiền bạc mà làm mất đi mối quan hệ tình thân, bạn bè. Càng rõ ràng về tiền bạc sẽ càng đỡ khó xử, tổn thương sau này, tình cảm nhờ vậy càng thêm bền chặt. Tiền bạc cũng có thể dẫn chúng ta đến những cảm xúc tiêu cực, gây ra sự nghi kỵ không đáng có. Vì vậy để tránh điều này, khi xây dựng mối quan hệ chúng ta đừng bao giờ đề cao giá trị của đồng tiền. Tiền cũng chỉ là thứ do chính chúng ta tạo ra, phục vụ cho chúng ta, vì vậy đừng để nó chi phối cuộc sống của mình.

Trong xã hội có kẻ giàu, người nghèo nhưng giá trị con người không nằm ở chỗ giàu hay nghèo mà quan trọng là ở thước đo nhân cách. Mỗi người có nhân cách, phẩm giá khác nhau, làm nên sự khác nhau về giá trị của bản thân. Chúng ta sống phải biết làm chủ suy nghĩ và hành động của mình để không ảnh hưởng đến người khác. Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, luôn lắng nghe người khác góp ý để hoàn thiện bản thân, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới cảm thấy nhẹ nhàng, hạnh phúc.

Minh Uyên

GIÚP EM CHỌN TRUYỆN

  Tên truyện Nội dung chính
38 Nhân cách quý hơn tiền bạc Mạc Đĩnh Chi là vị quan thanh liêm, không tơ hào những của cải không phải do bàn tay mình làm ra, đã đem nộp vào công quỹ gói tiền bỗng dưng thấy trong nhà.
39 “Trời biết, đất biết, ta biết…” Tiến sĩ Đàm Văn Lễ thanh liêm, chính trực, khảng khái từ chối không nhận vàng bạc đút lót của kẻ xấu.
40 Quân pháp

Lam Sơn

Quân pháp của nghĩa quân Lam Sơn rất nghiêm minh. Đội quân nhân nghĩa vì vậy rất được lòng dân, đã trở thành đội quân bách chiến bách thắng.
41 Hoàng Thái hậu Từ Dũ Hoàng Thái hậu Từ Dũ không ưa sự xa hoa. Bà còn là một người mẹ mẫu mực, uyên bác, có ý thức dạy dỗ, rèn cặp con trở thành một vị vua biết ứng xử và điều hành việc nước.
42 Lê-nin trong hiệu cắt tóc Là người sáng lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử loài người, Lê-nin rất gương mẫu chấp hành nếp sống vãn minh nơi công cộng.
43 Nếp sống giản dị của Bác Hồ Tuy giữ cương vị cao nhưng Bác Hồ sống rất giản dị. Bác không muốn dành một sự ưu đãi nào cho riêng mình.
44 Một quyết định danh dự Trong giây phút gay cấn nhất của trận đấu, trọng tài Lê Văn Cảnh vì lẽ công bằng đã quyết định thổi còi phạt pê-nan-ti chính đội bóng của làng mình.

1. Mạc Đĩnh Chi [1272 -1346] quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

2. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cấ:

– Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế liệu có được không?

Viên quan tâu với vua:

– Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.

– Vậy khanh có cách nào khác không?

– Muôn tâu Bệ hạ! Thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.

Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.

3. Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông:

– Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.

Vua Minh Tông đáp:

– Khanh có khó nhọc giúp thì người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?

– Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. – Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.

Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.

Theo QUỲNH CƯ

[Danh nhân đất Việt]

  1. Mạc Đĩnh Chi có tài năng đặc biệt như thế nào?
  2. Thấy Mạc Đĩnh Chi sống đạm bạc, vua nghĩ ra cách gì để giúp ông?
  3. Mạc Đĩnh Chi đã làm gì khi thấy gói tiền trong nhà? Ông nói gì khi vua khuyên ông hãy coi tiền đó là của mình?
  4. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhân cách của Mạc Đĩnh Chi ?

Tags: lớp 5truyện đọc lớp 5

Video liên quan

Chủ Đề