Nội dung cơ bản trong chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta hiện nay.

Bài phát biểu của Ông Lê Quang Vịnh, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ trình bày tại cuộc họp báo chuyên đề tại Trung tâm Báo chí Đại hội sáng ngày 21/4/2001)

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi về chính sách tôn giáo của Nhà nước như sau:

" Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo 1 tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước" (Điều 70).

Trong Chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới có ghi những nguyên tắc về tín ngưỡng, tôn giáo sau đây:

1. "Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo đạo, cũng như giữa các tôn giáo khác nhau.

2. Đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân.

3. Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phi tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật, có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ gìn độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

4. Những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được đảm bảo. Những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo
được tôn trọng và khuyến khích phát huy.

5. Mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để làm mất trất tự an toàn xã hội, phưng hại nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống, văn hoá của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân, đều bị xử lý theo pháp luật. Hoạt động mê tín phi bị phê phán và loại bỏ" (chỉ thị 37/CT-TW ngày 2/7/1998).

Chính sách tôn giáo của Đng Cộng sn Việt Nam và của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước hết là đoàn kết dân tộc, đoàn kết người có tôn giáo với nhau, đoàn kết người khác tôn giáo với nhau, đoàn kết người có tôn giáo với người không tôn giáo với nhau, động viên nhau thực hiện mục tiêu "Độc lập Thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, Dân giàu,
Nước mạnh, Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Có một vấn đề thiết tưởng cần làm rõ để tránh ngộ nhận về chính sách tôn giáo của Đng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là Đảng và Nhà nước không chống tôn giáo tức là bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng kiên quyết chống sự lợi dụng tôn giáo. Tại sao lại đặt vấn đề nhưu vậy?

Lý do chủ yếu là vì trong lịch sử Việt Nam, các thế lực thù địch với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội luôn luôn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ dân tộc, phá hoại Độc lập, Thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đó là một sự thật lịch sử mà bất cứ ai khách quan, trung thực cũng đều thấy.

Chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cụ thể hoá bằng mấy vấn đề sau đây:

1. Các tôn giáo ở Việt Nam được hoạt động tự do trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật Nhà nước Việt Nam. Điều này cũng giống như ở các quốc gia khác và phù hợp với thông lệ quốc tế. Không có một tổ chức, cá nhân nào ở bất kỳ một quốc gia nào lại được hoạt động tự do ngoài vòng pháp luật của quốc gia đó.

Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện đáp ứng những nhu cầu tôn giáo căn bản:

+ Tự do sinh hoạt tôn giáo

+Bảo hộ nơi thờ tự; xây mới nơi thờ tự

+Có trường đào tạo giáo sĩ, cho đi đào tạo ở nước ngoài

+Có kinh sách, ấn phẩm tôn giáo

+Được giao lưuu quốc tế

2. Một tôn giáo ở Việt Nam muốn hoạt động hợp pháp phi đáp ứng đủ những tiêu chí căn bản: Có tín đồ tự nguyện tin theo; có giáo sĩ hướng dẫn việc đạo; có tôn chỉ mục đích hoạt động không trái với pháp luật Nhà nước; có hệ thống giáo lý, giáo luật phù hợp; có nơi thờ bảo đảm vệ sinh, an toàn; không hoạt động mê tín dị đoan làm tổn hại đến tinh thần, vật chất, sức khoẻ của tín đồ và làm ảnh hưởng đến những quyền căn bản của người khác và phải đăng ký hoạt động với các quan Nhà nước có thẩm quyền. Những tổ chức tôn giáo không đáp ứng đủ những yêu cầu trên đều không được hoạt động. Xin được nói rõ, đó là đối với tổ chức, còn tín đồ thì hoàn toàn tự do sinh hoạt tín ngưỡng tại gia đình và nơi thờ tự hợp pháp.

3. Nhà nước Việt Nam chỉ quan tâm đến tưu cách, phẩm chất công dân của những người lãnh đạo các tôn giáo, không can thiệp vào trình độ tôn giáo của những người đó. Thực tế này được thể hiện trong quan hệ Việt Nam - Vatican những năm qua về việc bổ nhiệm các giám mục ở Việt Nam .

4. Từ trước tới nay, Việt Nam không xử tù, giam giữ, quản chế hành chính bất kỳ một nhân vật tôn giáo nào vì lý do tôn giáo. Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước Việt Nam xử lý bằng pháp luật đối với bất kỳ một công dân Việt Nam nào vi phạm pháp luật, bất kể người đó theo tôn giáo hay không theo tôn giáo và xử lý bằng pháp luật mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, mạo danh tôn giáo để gây rối trật tự xã hội,
phương hại đến an ninh quốc gia, tổn hại tinh thần, vật chất, sức khoẻ của công dân.

5. Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động giáo dục, từ thiện, nhân đạo theo sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.

6. Nhà nước Việt Nam không tịch thu bất cứ tài sản nào của các tôn giáo ngoại trừ nếu các tài sản đó được sử dụng nhưu một công cụ nhằm phục vụ cho các hoạt động gây bạo loạn, lật đổ, chống lại Nhà nước và nhân dân.

7. Các tổ chức, cá nhân tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu quốc tế, được đi đào tạo ở nước ngoài. Rất nhiều các tổ chức tôn giáo quốc tế đã vào Việt Nam giao lưuu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam mà không bị cn trở gì. (Các Dòng tu Công giáo quốc tế, một số Hội đồng Giám mục các nước, các tổ chức Phật giáo, Tin lành nước ngoài...)./.