Nước mắm bao nhiêu độ?

Mỗi khi tranh luận về nước mắm ngon, chúng ta thường hay nhắc đến yếu tố quan trọng cũng như quen thuộc nhất: Độ đạm. Vậy độ đạm nước mắm là gì? Nước mắm ngon có bao nhiêu độ đạm? Hãy cùng Khải Hoàn tìm hiểu nhé!

Bạn đã biết: Top nước mắm ngon nhất Việt Nam từ Bắc vào Nam 2023

Độ đạm nước mắm là gì?

Độ đạm có thể hiểu là tổng số nitơ có trong một lít nước mắm, ví dụ: 1 chai nước mắm có 20 độ đạm thì chúng ta có thể hiểu là chai nước mắm đó có chứa 20gr chất nitơ.

Chúng ta có các loại đạm như sau:

  • Đạm tổng: là tổng lượng nitơ có trong nước mắm
  • Đạm amin: tổng lượng axit amin có trong nước mắm
  • Đạm amon: đạm thối, càng nhiều đạm amon thì nước mắm càng không ngon

Chất đạm còn được thể hiện dưới số lượng phân tử nitơ của:

  • Đạm hữu cơ: axit amino, axit nucleic, peptide, polypeptide,…
  • Đạm vô cơ: muối amoni muối nitrat, amoniac, …

Độ đạm nước mắm bao nhiêu thì ngon?

Xem chi tiết tại đây: Nước mắm độ đạm bao nhiêu là tốt?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, độ đạm nước mắm cao, an toàn cho người tiêu dùng nên từ 20 – 45 độ đạm. Những dòng sản phẩm có độ đạm dưới 10 độ chỉ được gọi là nước chấm vì chúng không đạt chuẩn yêu cầu.

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCCS 01:2016/NMTT về chất lượng lượng nước mắm, chúng ta có 4 loại sau:

  • Loại đặc biệt: độ đạm lớn hơn 30 độ đạm
  • Loại thượng hạng: độ đạm lớn hơn 25 độ đạm
  • Loại hạng 1: độ đạm lớn hơn 15 độ đạm
  • Loại hạng 2: độ đạm lớn hơn 10 độ đạm

Nước mắm nào an toàn nhất: Mách bạn cách chọn > Bí quyết lựa chọn nước mắm có lợi cho sức khỏe > Nhận biết nước mắm giả qua độ đạm, mùi vị, hình thức

Trong nước mắm có rất nhiều loại đạm khác nhau, cụ thể:

  • Đạm tổng: Là tổng lượng Nitơ có trong nước mắm. Theo đó, đây là loại đạm quyết định thứ hạng của thành phẩm nước mắm ra đời.
  • Đạm amin: Loại đạm này là tổng lượng axit amin có trong nước mắm, đồng thời nó cũng biểu thị giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.
  • Đạm amon: Là một loại đạm thối, quyết định đến chất lượng của nước mắm. Nếu nước mắm càng nhiều đạm amon, chứng tỏ nước mắm càng kém chất lượng.

2. Có nên chọn nước mắm độ đạm cao không?

Nước mắm độ đạm cao là nước mắm được sản xuất cô đặc, tạo ra thành phẩm màu nâu đỏ sánh mịn, mùi thơm nồng, hương vị đậm đà.

Có phải nước mắm có độ đạm càng cao thì càng ngon? Đúng, nhưng chưa đủ. Điểm mấu chốt để có được một chai nước mắm ngon là độ đạm thật, tự nhiên từ cá biển, cho vị mặn ngọt đậm đà hài hòa.

Vậy độ đạm nước mắm bao nhiêu là tốt?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người tiêu dùng nên chọn nước mắm có độ đạm dao động từ 25 – 43 là tốt nhất bởi mức độ này đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe. Đồng thời, không nên chọn mắm dưới 10 độ đạm vì nó thấp hơn tiêu chuẩn quy định, không đạt chất lượng.

Nên chọn nước mắm có độ đạm từ 25 – 43gN/l để đảm bảo hương vị thơm ngon và an toàn cho sức khỏe.

3. Cách phân biệt nước mắm dựa trên độ đạm

Hiện nay, nước mắm được chế biến theo 2 phương pháp phổ biến là truyền thống và công nghiệp. Để phân biệt 2 loại nước mắm này dựa trên độ đạm, bạn có thể căn cứ vào các thông tin dưới đây:

3.1 Nước mắm được chế biến theo phương pháp truyền thống

Những loại nước mắm truyền thống thường có độ đạm trung bình từ 25 – 40gN/l. Độ đạm này được tạo ra với quy trình chế biến hoàn toàn bằng thủ công. 

Sau khi phân hủy cá bằng muối, người ta sẽ phơi nắng để cá được tiếp xúc với không khí nhằm kích thích sự hoạt động của men tiêu hóa từ ruột cá. Thông qua giai đoạn này, các protein có trong thịt cá sẽ chuyển hóa thành loại đạm mà cơ thể con người dễ hấp thu, đồng thời ức chế sự hoạt động của vi khuẩn, đảm bảo thành phẩm nước mắm thơm ngon mà không hỏng.

Toàn bộ quá trình chế biến nước mắm cốt truyền thống đều bằng thủ công, vì vậy cho ra độ đạm đúng chuẩn.

Tham quan quy trình làm nước mắm ngon nguyên chất

Quy trình làm nước mắm ngon trước tiên phụ thuộc vào việc lựa chọn nguyên liệu, đến công đoạn trộn tỉ lệ rồi trải qua quá trình ủ chượp Nước mắm là một loại gia vị quan trọng trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, để làm…

3.2 Nước mắm được chế biến theo phương pháp công nghiệp

Đây là hình thức sản xuất nước mắm bằng những quy trình cùng công nghệ hiện đại, pha chế từ nước mắm cốt để tạo ra mùi vị dễ ăn, phù hợp với đa số khẩu vị của người tiêu dùng. 

Theo đó, độ đạm của nước mắm công nghiệp thường dao động từ 10 – hơn 40gN/l [tùy theo công thức chế biến] vì được ứng dụng công nghệ hiện đại để cô rút muối. Với nồng độ này, thành phẩm nước mắm vừa đạt Tiêu chuẩn Việt Nam, vừa đảm bảo được độ thơm ngon cho bữa ăn thêm tròn vị.

Đồng thời, người tiêu dùng cũng có thể đánh giá thứ hạng nước mắm dựa vào độ đạm. Căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam [TCVN] về chất lượng nước mắm, ta có thể phân chia nước mắm thành 4 loại sau:

  • Loại đặc biệt: Có độ đạm >= 30gN/l.
  • Loại thượng hạng: Có độ đạm >= 25gN/l.
  • Loại hạng 1: Có độ đạm >= 15gN/l.
  • Loại hạng 2 [loại thấp nhất theo tiêu chuẩn]: Có độ đạm >= 10gN/l.

Trên đây là những thông tin về độ đạm nước mắm, cũng như cách lựa chọn nước mắm có độ đạm chuẩn. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể lựa chọn những loại nước mắm phù hợp để vừa bảo vệ cho sức khỏe gia đình, vừa gia tăng vị ngon cho bữa cơm thêm trọn vẹn.

Chủ Đề