Nước súc miệng Listerine có chứa cồn không

Giới thiệu về nước súc miệng Listerine. Nước súc miệng Listerinecó tác dụng giúp bảo vệ khỏi sâu răng, tiêu diệt vi trùng gây hôi miệng và mảng bám, duy trì nướu răng khỏe mạnh. Cùng đi đánh giá chi tiết sản phẩm này.

Mục Lục

Trước khi tiến hành review nước súc miệng Listerine có tốt không chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua một số thông tin cơ bản về thành phần và công dụng của sản phẩm này nhé.

Thành phần của nước súc miệng Listerine

Nước súc miệng Listerine bao gồm: Ethanol, Benzoic Acid, Sodium Florua, Sodium Saccharin, Menthol, Sorbitol, Flavor, Sodium Benzoate, Methyl Salicylate, Thymol… Tác dụng chính của những thành phần này là sát khuẩn, chống phù nề nhẹ niêm mạc.

Cụ thể như: Sodium fluoride có khả năng diệt khuẩn rất tốt nên sẽ ngăn ngừa sâu răng, loại bỏ các mảng bám và giúp răng luôn chắc khỏe. Ethanol giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng, viêm lợi và bảo vệ men răng. Ngoài ra, nước súc miệng Listerine có tinh chất bạc hà giúp hơi thở của bạn luôn thơm mát và dễ chịu.

Nước súc Miệng Litsterine có công dụng gì?

Nước súc miệng Listerine có công dụng tốt nhất là làm trắng răng. Với khả năng len lỏi vào từng ngóc ngách trong khoang miệng nên nước súc miệng Listerine có thể tiêu diệt được các vi khuẩn và làm sạch các mảng bám, các vết ố vàng, những mảnh vụn thức ăn còn ở lại trong kẽ răng, từ đó giúp răng trắng sáng hơn.

Ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi, nhiệt miệng, chảy máu chân răng, khả năng chăm sóc răng toàn diện còn thể hiện ở tác dụng mang lại hơi thở thơm mát cho người sử dụng nhờ hương vị từ bạc hà tự nhiên.

Review nước súc miệng Listerine có tốt không từ chuyên gia và người tiêu dùng

Theo như thành phần và công dụng được giới thiệu bên trên thì có thể thấy nước súc miệng Listerine là một sản phẩm an toàn, hiệu quả và rất đáng để sử dụng. Nhưng thực tế liệu loại nước súc miệng này có tốt như vậy không hay chỉ là hình thức quoảng cáo, pro sản phẩn của nhà sản xuất. Để có được câu trả lời tốt nhất chúng ta hãy cùng xem một số review nước súc miệng Listerine có tốt không từ các chuyên gia nha khoa và người tiêu dùng nhé.

Review nước súc miệng Listerine từ người dùng

Để có đánh giá khách quan hơn về nước súc miệng Listerine, chúng ta hãy cùng xem một số ý kiến phản hồi của người tiêu dùng sau khi đã sử dụng sản phẩm này trên diễn đàn Webtretho như thế nào nhé.

Nhìn chung hầu hết người dùng Listerine đều có phản hồi khá tốt về loại nước súc miệng này. Bởi vậy bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này để chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho mình và những người thân trong gia đình.

Hướng dẫn cách sử dụng nước súc miệng Listerine đạt hiệu quả tốt nhất

Không chỉ review nước súc miệng Listerine có tốt không, nếu các bạn muốn sử dụng sản phẩm này đạt hiệu quả tốt nhất thì hãy làm theo các hướng dẫn sử dụng nước súc miệng Listerine dưới đây.

Không sử dụng nước súc miệng Listerine thay kem đánh răng

Nước súc miệng Listerine tuy răng rất tốt nhưng bản chất chỉ là một sản phẩm hỗ trợ chăm sóc răng miệng, nó có các hoạt chất nhẹ để làm sạch các mảng bám và vi khuẩn trên răng. Nó không có khả năng làm sạch được các mảng bám dày đặc của thức ăn trên răng. Bởi vậy việc sử dụng Listerine kết hợp với bàn chải và kem đánh răng là phương án đem lại hiệu quả chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Không được pha loãng nước súc miệng

Các dòng nức súc miệng Listerine đều không cần pha chế mà sử nên bạn có thể sử dụng trực tiếp. Nếu không tuân thủ theo quy chuẩn, việc pha loãng nước súc miệng Listerine sẽ làm nồng độ hoạt chất trong nước súc miệng bị loãng, không đủ khả năng diệt khuẩn.

Không sử dụng nước súc miệng Listerine quá 3 lần trên ngày

Việc sử dụng nước súc miệng quá nhiều sẽ khiến bạn mắc phải tình trạng khô miệng, do nồng độ cồn có trong nước súc miệng Listerine, lâu ngày có thể sẽ mắc chứng hôi miệng. Nên để hiệu quả tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng không quá 3 lần trong một ngày

Không ngậm nước súc miệng Listerine quá lâu hoặc quá nhanh

Để phát huy tối đa công dụng của nước súc miệng Listerine các nha sĩ khuyên nên giữ nước súc miệng khoảng 20 – 30 giây. Nếu nhổ quá nhanh thì chất trong Listerine chưa kịp thời gian giúp làm sạch vi khuẩn. Ngược lại việc ngậm nước súc miệng quá lâu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các vi sinh có lợi trong khoang miệng và niêm mạc.

Các trường hợp không nên dùng nước súc miệng Listerine?

  • Listerine có thể gây tác dụng phụ như phát ban, ngứa họng và khoang miệng, đỏ mặt, phỏng rộp môi, toát mồ hôi. Nếu gặp phải triệu chứng trên bạn nên dừng ngay việc sử dụng thuốc lại và báo bác sĩ để có thể xử lý kịp thời.
  • Không nên cho trẻ em sử dụng chung với nước súc miệng Listerine của người lớn.
  • Không sử dụng nước súc miệng Listerine cùng với thuốc khác có tính sát khuẩn nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Nước súc miệng Listerine giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Hiện nay nước súc miệng Listerine được bán rất nhiều tại các cửa hàng và hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn cũng có thể đặt mua online trên các sàn thương mại điện tử như shoppe, tiki, shendo…Giá của nước súc miệng Listerine giao động từ 45.000 – 50.000 VNĐ/1lọ. Bạn cũng nên tìm hiểu kĩ các địa chỉ mua hàng để tránh mua phải hàng giả và hàng kém chất lượng.

Trên đây là một số review nước súc miệng Listerine có tốt không mà mọi người có thể đọc và tham khảo. Nước súc miệng là biện pháp làm sạch khoang miệng nhanh chóng và tiện lợi, nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng phương pháp này. Điều quan trọng là phải kết hợp với sử dụng kem đánh răng thì mới có thể đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Nếu có vấn đề gì thắc mắc xin vui lòng để lại thông tin liên hệ hoặc gọi điện đến chúng tôi để được các bác sĩ của tâm sự nha khoa tư vấn và hỗ trợ nhé.

Nước súc miệng là dung dịch được pha chế dùng để sát khuẩn và làm sạch vùng miệng họng bằng cách ngậm dung dịch và làm dung dịch ngậm chuyển động trong miệng nhiều lần trước khi phun bỏ. Dùng nước súc miệng trở thành thói quen của nhiều người. tuy nhiên, rất cần chọn lựa loại nước súc miệng phù hợp cho bản thân.

Nước súc miệng thường có các chất sát khuẩn như: axít boric, kẽm sulfat, menthol, cetylpyridinium, chlorhexidine… và pha chế dưới dạng dung dịch. Khi mua nước súc miệng, bạn cần kiểm tra hàm lượng cồn [ethanol, với tỉ lệ biến đổi từ 6 - 27%], vì nếu chứa lượng cồn quá lớn thì đó có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị khô khoang miệng.

Có nhiều nước súc miệng chứa flour, được xem là thành phần thiết yếu giúp cho răng phòng ngừa  bệnh sâu răng. Khi sử dụng nước súc miệng loại này, bạn nên chú ý tới hàm lượng fluor trong nước phải thật phù hợp nếu dùng cho trẻ em.

Mặc dù có nhiều loại khác nhau nhưng nước súc miệng chỉ có tác dụng hạn chế sâu răng, sát khuẩn chứ không chữa được sâu răng hay làm trắng răng như một số người lầm tưởng.

Một số loại nước súc miệng thường dùng

Nước súc miệng chứa muối NaCl: muối NaCl trong dung dịch có nồng độ thích hợp có tác dụng sát khuẩn và bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng, giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại ở hầu họng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Một số người quan niệm nước muối nồng độ càng cao thì sát khuẩn càng tốt nên pha dung dịch muối thật mặn để súc miệng, làm như thế thường xuyên là không tốt. Nồng độ nước muối NaCl 0,9% gọi là nước muối sinh lý hay dung dịch muối đẳng trương được cho là thích hợp nhất để súc miệng. Dung dịch muối đẳng trương mới không gây tổn thương đến các tế bào vùng miệng. Dùng nước muối NaCl 0,9% sau khi đánh răng vào buổi sáng và tối là biện pháp góp phần bảo vệ răng miệng.

Nước súc miệng Listerine: có nhiều loại với thành phần chủ yếu là thymol nồng độ 0,064% và một số tinh dầu: tinh dầu lý bách hương, tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn và tinh dầu methyl salitylat; có tác dụng sát khuẩn và chống phù nề nhẹ niêm mạc. Dung dịch này được chỉ định súc miệng ngậm trong 30 giây, 2 lần/ngày.

Hai loại nước súc miệng kể sau thường được giới nha khoa chỉ định dùng khi bị các bệnh đường miệng như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, nấm họng, nấm thanh quản, viêm quanh răng... Chứ không dùng thường xuyên chỉ để vệ sinh răng miệng.

Nước súc miệng Povidone-iod [Betadine]: chứa chất sát khuẩn Povidone-Iodine 1%. Khi tiếp xúc với chất bẩn trong miệng, chất iốt trong hợp chất povidone-iod được giải phóng từ từ, có tác dụng sát khuẩn, chống nấm, làm mất mùi hôi. Dung dịch betadin súc miệng chỉ có nồng độ iốt thấp hơn dung dịch sát khuẩn ngoài da hoặc vệ sinh phụ nữ [10% iod]. Vì vậy, khi dùng betadin súc miệng, cần xem kỹ đúng nồng độ và chỉ nên dùng trong các trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm họng.

Dung dịch Givalex: một chế phẩm được chỉ định rộng rãi trong viêm họng, viêm quanh răng, có tác dụng sát khuẩn, chống phù nề. Khi sử dụng, nên pha loãng 1/10 với nước ấm để tăng thêm hiệu quả vì trong thành phần của dung dịch còn có menthol, nếu dùng với nồng độ cao sẽ gây tổn thương niêm mạc họng.

Nên ngậm khoảng 30 giây để nước súc miệng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng

Cách dùng nước súc miệng hiệu quả

Nước súc miệng không phải là vô hại và vẫn có thể gây những tác dụng phụ khi sử dụng. Cũng như kem đánh răng, bạn không nên lạm dụng nước súc miệng, chỉ dùng không quá 2 - 3 lần/ ngày. Dùng quá nhiều, không theo chỉ dẫn sẽ làm thay đổi môi trường cân bằng vùng miệng và diệt những vi khuẩn có lợi ở miệng.

Chỉ nên coi nước súc miệng là một “vũ khí” hỗ trợ kem đánh răng để làm sạch răng miệng và loại bỏ các mảng bám trên răng thay vì sử dụng nó để thay thế kem đánh răng. Để đạt hiệu quả, nhất thiết phải đánh răng trước khi sử dụng nước súc miệng.

Nên ngậm khoảng 30 giây để nước súc miệng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng và không nên dùng quá 3 lần/ngày. Sau khi dùng nước súc miệng, bạn không nên ăn sau khoảng nửa giờ.

Lưu ý không được nuốt nước súc miệng. Nên chọn mua những loại có uy tín đã được cơ quan chức năng kiểm chứng chất lượng.


Video liên quan

Chủ Đề