Ở Bắc Kạn có bao nhiêu dân tộc?

Trong năm 2021, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, công tác dân tộc được chú trọng triển khai thực hiện, đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân các dân tộc tiếp tục được cải thiện và có những bước chuyển biến rõ nét.

Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm hơn 2%; toàn tỉnh có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 21 xã và bình quân mỗi xã đạt hơn 13 tiêu chí, có 2 xã nông thôn mới nâng cao và 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới [TP. Bắc Kạn]. Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bắc Kạn cũng đã đầu tư xây dựng 758 lượt công trình hạ tầng tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân; 18.053 lượt hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, làm chuồng trại...

Thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở địa bàn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 54/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, trong năm 2021, tỉnh Bắc Kạn đã hỗ trợ 23.818 lượt học sinh [mỗi em học sinh được hỗ trợ tiền ăn 596.000 đồng/tháng, hỗ trợ gạo 15kg/tháng, hỗ trợ tiền nhà ở 149.000 đồng/tháng đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường]; thực hiện tốt các nội dung hỗ trợ với trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định. Qua đó giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

Bên cạnh đó, các chính sách bảo hiểm y tế [BHYT] đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cũng luôn được quan tâm thực hiện. Đến nay, tổng số người DTTS đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn được cấp thẻ BHYT là 137.222 người, chiếm hơn 46% số người tham gia BHYT.

Theo Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn Đinh Hồng Kiên: “Công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện theo kế hoạch đã đem lại hiệu quả thiết thực, cơ sở hạ tầng được cải thiện, bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của đồng bào các dân tộc, nhất là hệ thống đường giao thông, điện sinh hoạt, trường học, trạm y tế... Các chính sách dân tộc đã tạo điều kiện trực tiếp cho đồng bào DTTS ở các khu vực khó khăn có điều kiện sớm thoát nghèo và ổn định cuộc sống, góp phần tích cực cho công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững”.

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn ưu tiên triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó tập trung phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, triển khai xây dựng các công trình trọng điểm, thiết yếu. Cùng với đó là đẩy mạnh các chính sách phát triển giáo dục, y tế, văn hóa vùng DTTS; củng cố hệ thống chính trị cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm quốc phòng, an ninh... tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS.

Theo quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số thì hiện Bắc Kạn có 1.284 người có uy tín ở 1.292 thôn, bản, tổ dân phố.

Theo tiêu chí tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì hiện tỉnh Bắc Kạn có 363 người có uy tín.

Toàn tỉnh có 1.291 trưởng thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có 507 người có uy tín. Đội ngũ trí thức của tỉnh có hơn 12.975 người, trong đó, người đồng bào dân tộc thiểu số là 10.951 người.

Đội ngũ người có uy tín, trưởng thôn chủ yếu là người dân tộc thiểu số, là cán bộ, công chức nghỉ hưu, trưởng các hội đoàn thể, trưởng dòng họ, đảng viên, người dân sản xuất, kinh doanh giỏi…

Giai đoạn 2021-2022, thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín, trưởng thôn, tỉnh Bắc Kạn đã thăm hỏi kịp thời các hộ gia đình có người có uy tín bị thiệt hại do thiên tai và bị ốm, đau; cấp phát 161 điện thoại thông minh; cấp phát các loại báo cho gần 6.500 lượt người có uy tín, trưởng thôn…

Hội nghị lần này biểu dương, tôn vinh 59 người có uy tín, trưởng thôn và điển hình tiên tiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Bắc Kạn.

Đội ngũ người có uy tín, trưởng thôn luôn gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hương ước, quy ước ở khu dân cư. Đồng thời, luôn tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và cộng đồng thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân.

Những người có uy tín cũng đi đầu trong phát triển kinh tế. Tiêu biểu như: bà Lê Thị Hà, thôn Pùng Chằm, xã Mỹ Phương [Ba Bể] hiến 4.500m2 đất và vận động nhân dân hiến 400m2 đất để xây dựng cơ sở hạ tầng vùng cây ăn quả; ông Triệu Khải Ngân, thôn Bản Trù, xã Chu Hương [Ba Bể] vận động 15 hộ trồng chè cành và bí xanh thơm từ đó thoát nghèo, làm giàu.

Đặc biệt, trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đội ngũ người có uy tín đã thực sự là đầu tàu gương mẫu và hiệu quả trong vận động nhân dân. Tiêu biểu như: ông Triệu Văn Quang, thôn Slam Vè, xã Nhạn Môn [Pác Nặm] vận động 11 hộ dân hiến đất mở 2,3km đường; ông Nguyễn Duy Quyến, thôn Tân Hoan, xã Tân Tú [Bạch Thông] vận động nhân dân xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết.

Đội ngũ người có uy tín, trưởng thôn còn tích cực phối hợp các cấp chính quyền tuyên truyền, vận động nhân dân gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; tích cực ngăn ngừa, giải quyết, hòa giải mâu thuẫn từ cơ sở.

Người có uy tín cung cấp nhiều tin liên quan để lực lượng chức năng bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở; tham gia vận động, tuyên truyền nhân dân phản bác, đấu tranh, từ bỏ ảnh hưởng của các tổ chức bất hợp pháp. Người có uy tín đã tham gia giải quyết ổn định trên 2 vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự; hơn 100 vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp tại cơ sở.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn Phương Thị Thanh phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn Phương Thị Thanh đã biểu dương, ghi nhận những đóng góp của đội ngũ người có uy tín, trưởng thôn và điển hình tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.

Đồng chí nhấn mạnh sự phát triển của tỉnh trong thời gian qua có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ những người có uy tín, trưởng thôn, điển hình tiên tiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng chí đề nghị các huyện, thành phố quan tâm triển khai đồng bộ, toàn diện các chương trình, chính sách, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị từ thôn, bản trở lên trong sạch, vững mạnh.

Quan tâm lựa chọn, suy tôn những người có tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và có khả năng tuyên truyền, vận động nhân dân làm trưởng thôn, người có uy tín. Làm tốt công tác thực hiện chế độ chính sách cho người có uy tín, trưởng thôn gắn với bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp thông tin kịp thời phù hợp địa bàn.

Các huyện, thành phố động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời và vận động, hướng dẫn người có uy tín tham gia những việc cần bàn, cần làm ngay từ cấp thôn, bản.

Đồng chí cũng đề nghị những người có uy tín, trưởng thôn tiêu biểu lan tỏa sâu rộng kết quả, thành tích để góp phần tạo nên phong trào phát huy ý chí tự lực, tự cường tiếp tục xây dựng tỉnh nhà phát triển.

Hội nghị đã biểu dương, trao bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh cho 59 người có uy tín, trưởng thôn và điển hình tiên tiến tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bắc Cạn dân tộc gì?

Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao nằm ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc, dân số của tỉnh khoảng 320.000 người, gồm 7 dân tộc chủ yếu [Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay], trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 88%.

Bắc Kạn là vùng gì?

Bắc Kạn, cũng được viết là Bắc Cạn, là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Dân số tỉnh theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 là 294.660 người, là tỉnh ít dân nhất cả nước.

Bắc Kạn có diện tích là bao nhiêu?

137 km²Bắc Kạn / Diện tíchnull

Bắc Cạn có bao nhiêu huyện?

Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thành phố [thành phố Bắc Kạn] và 07 huyện [Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm] với 108 xã, phường, thị trấn. Dân số Bắc Kạn [tính tại thời điểm ngày 01/4/2019] là 313.905 người, đứng thứ 63 trên cả nước.

Chủ Đề