Ông đốc, ông trang, bà đen, bà điểm là ai

Ông đốc, ông trang, bà đen, bà điểm là ai

Ông đốc, ông trang, bà đen, bà điểm là ai

Ông đốc, ông trang, bà đen, bà điểm là ai

Ông đốc, ông trang, bà đen, bà điểm là ai

Giai thoại về địa danh Sông Ông Đốc

 

Sông Ông Đốc bắt nguồn từ ngã ba Cái Tàu - Sông Trẹm chảy về hướng Tây ngang qua nhiều làng xóm đã được định cư lâu đời: Xóm Sở, Cán Dù, Nổng Kè, Ông Tự, Tham Trơi… và đổ ra cửa Ông Đốc ở phía Vịnh Thái Lan. Hai bên hữu ngạn và tả ngạn có nhiều sông rạch nhỏ: rạch Cái Tàu, Rạch Giếng, Rạch Cui, Rạch Ráng, Rạch Vọp…  Dòng sông này trước kia còn có tên là Khoa Giang, nơi đây đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử của vùng đất Cà Mau từ thời kỳ đầu khai phá đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta.

Tên gọi sông Ông Đốc xuất phát từ truyền thuyết, trong thời gian bị quân Tân Sơn truy đuổi, Nguyễn Ánh cùng đoàn tùy tùng chạy về phương Nam, đã đến nhiều nơi trên đất Cà Mau. Một hôm chạy trốn vào xóm Cái Tàu (nay thuộc xã Khánh An), rồi dự định theo con sông này để ra hòn Thổ Chu (nằm ngoài Vịnh Thái Lan) sang nước Xiêm La xin cầu viện. Không ngờ, đoàn thuyền vừa đi khỏi vàm Rạch Cui một quãng thì quân Tây Sơn đuổi tới.

 

 

 

 

 

 

 

 
Ông đốc, ông trang, bà đen, bà điểm là ai
 Thị trấn Sông Đốc ngày càng phát triển.

Trong lúc ngàn cân treo sợi tóc, Đô Đốc Thủy binh Nguyễn Văn Vàng ở trong đoàn tùy tùng bèn tâu với vua xin cởi hoàng bào cho ông mặc để ở lại cản trở và đánh lạc hướng quân giặc. Nhờ vậy, Nguyễn Ánh thoát lên bờ và trốn lên rừng Khánh Bình. Còn Đô Đốc Vàng thì bị quân Tây Sơn giết chết, thây chìm xuống sông sâu. Quân Tây Sơn tưởng rằng đã giết được Nguyễn Ánh nên không truy đuổi nữa. Nguyễn Ánh nhờ vậy mới thoát thân, liền thay đổi lộ trình, quay trở lại rạch Ông Tự (thuộc xã Phong Lạc), rồi hành quân qua ngọn rạch Cái Rắn và đóng quân tại nơi đây để củng cố lực lượng tìm đường thoát thân. Ngày nay ở vùng Cái Rắn còn lưu lại di tích một nền trại lính và một cái ao lịch sử, dân địa phương gọi là Ao Vua. Cảm phục trước sự hy sinh cứu chúa của Đô Đốc Vàng, người dân ở đây gọi con sông này là sông Đốc Vàng để tưởng nhớ vị Đô Đốc Thủy binh đã tận trung. Dần dần, cái tên gọi sông Ông Đốc trở nên quen thuộc với người Cà Mau, có khi dân gian gọi tắt thành Sông Đốc. Năm 1954, dòng sông Ông Đốc lại chứng kiến cuộc chia ly lịch sử của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ là con em Cà Mau và Nam Bộ tập kết ra miền Bắc. Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền, cửa sông Ông Đốc là một trong những điểm tập kết lớn của miền Nam. Và trong những chuyến tàu cuối cùng, người ta thấy đồng chí Lê Duẩn cùng với đồng chí Lê Đức Thọ lên tàu đi tập kết.  Ít ai biết rằng, đồng chí Lê Duẩn bước chân lên tàu chỉ để đánh lạc hướng quân thù. Sau khi những chuyến tàu tập kết rời bến Sông Đốc, đồng chí Lê Duẩn đã được bí mật đưa trở lại để lãnh đạo Cách mạng miền Nam trong những năm giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ. Địa danh Sông Đốc còn được dùng để đặt cho chợ Sông Đốc, thị trấn Sông Đốc (thị trấn thuộc huyện Trần Văn Thời). Nơi đây tập trung đông dân cư, buôn bán sầm uất với nhiều ngành nghề kinh doanh đặc thù của một thị trấn ven biển, với những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng dân gian tạo nên một không gian văn hóa rất riêng của miền biển. 

Đặc biệt, ở đây còn có Lăng thờ Cá Ông “Nam Hải Đại Tướng Quân” ở khóm 2, thị trấn Sông Đốc. Vào các ngày 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch hằng năm, nơi đây diễn ra Lễ hội Nghinh Ông, là lễ hội dân gian lớn nhất Cà Mau, thu hút hàng chục ngàn người dân trong tỉnh và các vùng lân cận đến tham dự. Kể cả những ngư phủ từ các tỉnh ven biển miền Trung và Nam Bộ cũng tìm đến cúng viếng, cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng./.

Sự tô điểm vĩ đại. Tình yêu làm cho thiên nhiên nở hoa, nó hát lên những bài hát kỳ diệu nhất và quay cuồng trong những vũ khúc huy hoàng.A. Lunasa

 

 

 

 

 

 

(Chủ yếu ở đoạn thơ cuối cùng trong sách giáo khoa)

a. Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” trước hết được thể hiện qua sự biết ơn sâu nặng của nhà thơ đối với nhân dân đã “góp” cuộc đời mình, tuổi tên của mình, số phận mình để hóa thân thành những địa danh, thắng cảnh. Những địa danh, thắng cảnh ấy gắn với cuộc sống, số phận, tính cách của nhân dân:

 

 

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình cho đất tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm…”

- Trước hết, ta có thể thấy, nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật liệt kê (liệt kê những địa danh), sử dụng động từ “góp” để diễn tả hình ảnh của nhân dân hóa thân thành những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp cho Đất Nước. Các danh thắng ấy được nhà thơ liệt kê từ Bắc đến Nam, đâu đâu cũng mang bóng dáng nhân dân.

+ Ở miền Bắc, danh thắng ấy hiện lên với núi Vọng Phu, hòn Trống Mái biểu tượng cho vẻ đẹp của tình yêu thủy chung bền vững. Hòn Vọng Phu nay vẫn còn ở Lạng Sơn gắn liền với tích nàng Tô Thị bồng con chờ chồng hóa đá. Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn, Thanh Hóa, tương truyền do hai vợ chồng yêu nhau hóa thân thành. Thời gian trôi qua, những vẻ đẹp thủy chung, nghĩa tình đã bất tử.

+ Đó còn là vẻ đẹp người anh hùng làng Gióng với chứng tích “ao đầm ” hình móng chân ngựa mọc đầy quanh chân núi Sóc Sơn (Hà Nội). Đó là quần thể núi non hùng vĩ “chín mươi chín con voi” bao quanh núi Hi Cương (Phú Thọ) nơi đền thờ vua Hùng ngự trị. Đó là “con cóc con gà quê hương góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”. Tất cả nhằm nhắc nhở chúng ta nhớ về truyền thống đánh giặc giữ nước, công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước của cha ông.

+ Ở miền Trung, nhà thơ đưa ta về với vùng đất Quảng Ngãi để chiêm ngưỡng “núi Bút, non Nghiên” do cậu học trò nghèo dựng nên. Đó là biểu tượng của truyền thống hiếu học của nhân dân đã góp cho đất nước bao tên tuổi.

+ Ở miền Nam, danh thắng là con sông Cửu Long hiền hòa, tươi đẹp: “Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm”. Là những người dân hiền lành, chăm chỉ góp nên “tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”. Đó là “Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”.

b. Bốn câu thơ cuối nâng ý thơ lên tầm khái quát: sự hóa thân của Nhân Dân vào bóng hình Đất Nước. Nhân Dân chính là người đã tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, khắp mọi miền đất nước này:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi! Đất Nước bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

- Hai câu đầu là khẳng định dáng hình của Nhân Dân trong không gian Đất Nước “trên khắp ruộng đồng gò bãi”. Bóng hình ấy của nhân dân không chỉ làm cho đất nước thêm phần tươi đẹp mà còn mang “một ao ước, một lối sống cha ông”. Nghĩa là nhân dân không chỉ góp danh lam thắng cảnh, mà còn góp vào đó những giá trị tinh thần, là phong tục, tập quán, là truyền thống văn hóa lưu dấu tới mai sau.

- Hai câu cuối, hình tượng thơ được nâng dần lên và chốt lại bằng một câu đầy trí tuệ: “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”. “Núi sông ta” sỡ dĩ có được là nhờ “những cuộc đời” đã hóa thân để góp nên. Nhân Dân không chỉ góp tuổi, góp tên mà còn góp cả cuộc đời và số phận mình. Ý thơ giản dị mà sâu sắc khiến ta hình dung Đất Nước thật gần gũi và thân thuộc.

 

 

 

Đề bài:

Bình giảng đoạn thơ sau đây trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...

(Văn học 12, tập một, Nxb. Giáo dục, 2000, tr.249 - 250)

Bài làm

Mở bài

Đất Nước là chương V của bản trường ca Mặt đường khát vọng được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang diễn ra rất quyết liệt. Ở bài thơ Đất Nước, nhà thơ tập trung thể hiện những cảm nhận sâu sắc của mình về đất nước, nhân dân và dân tộc, qua đó, nêu bật lên trách nhiệm lớn lao của thế trẻ Việt Nam trước cuộc thử thách mất còn của Tổ quôc.

Đoạn trích: Những người vợ nhớ chồng... Những cuộc đời đã hóa núi sông ta trong bài thơ được tác giả dành để thể hiện cụ thể, hình tượng về sự “hóa thân” của nhân dân cho đất nước muôn đời.

Thân bài

1. 8 dòng thơ đầu:

Đoạn thơ có 12 dòng, nhưng nhà thơ đã dành đến 8 dòng để nêu lên các danh lam, thắng cảnh, những di tích lịch sử, văn hóa của đất nước:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa Thảnh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng dất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ồng Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Ông đốc, ông trang, bà đen, bà điểm là ai

Những địa danh ấy có khi là sản phẩm của thế giới cổ tích (núi Vọng Phu, hòn Trống Mái), có khi là truyền thuyết (đất Tố Hùng Vương), cũng có khi là những danh thắng (núi Bút, non Nghiên, vịnh Hạ Long)... Nhưng điều quan trọng hơn là cùng với các di tích, danh thắng ấy là sự “dẫn dắt”, bình phẩm của nhà thơ (chủ thể trữ tình).

Núi Vọng Phu: Sự tích núi Vọng Phu trong câu chuyện cổ xưa nói về nỗi đau thương của người phụ nữ có chồng ra chiến trường. Trên đất nước mà các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm phải liên tục diễn ra, thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ, thật đau đớn. Núi Vọng Phu còn đấy như một chứng nhân cho những tội ác của chiến tranh. Song, ở đây, nhà thơ không khai thác khía cạnh ấy trong chủ đề câu chuyện. Cũng không khai thác mối tình éo le của hai anh em ruột thịt. Tác giả chú ý tới chủ đề ở bình diện thứ hai, thường lẩn khuất hơn. Đó là tấm lòng thuỷ chung, sự trung trinh của người vợ. Phẩm chất ấy cũng là một nét đặc trưng của truyền thống đạo lý Việt Nam.

Tương tự, nhà thơ “giải thích”: hòn Trống Mái còn lại cho đến ngày nay là do cặp vợ chồng yêu nhau mà thành; những ao đầm vùng Hà Bắc là do những gót chân con ngựa đức Thánh Gióng để lại. Rồi những núi Bút, non Nghiên là công tích của những anh học trò nghèo. Những địa danh Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm là tên của những người dân nào đó, những người không phải anh hùng hữu danh. Cái hay của từ nào là chỗ vừa chỉ những người mà bây giờ người ta không thật biết rõ, vừa có ý nói rằng, có biết bao con người như thế...

Như vậy, theo giải thích của nhà thơ, tất cả những di tích, danh lam, thắng cảnh trên đất nước ta đâu đâu cũng do con người, thậm chí tạo vật dựng nên, không có cái gì là bỗng dưng mà có. Người anh hùng gìn giữ sự vẹn toàn của non sông. Người dân lao động bình thường tạo nên làng xã, xóm giềng. Người học trò tạo nên các giá trị văn hóa. Tình nghĩa con người tạo nên truyền thống tinh thần tốt đẹp... Và ngay cả những vật vô tri vô giác, những hòn đá, dòng sông cũng đều góp phần tạo dựng nên đất nước.

2. 4 câu cuối:

Từ sự dẫn dắt cụ thể đó, nhà thơ khái quát thành một tư tưởng:

Và ở đâu trển khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...

Ông đốc, ông trang, bà đen, bà điểm là ai

Đằng sau những cái người đời nhìn thấy được (sông, núi, thắng cảnh, di tích...) là cả một quan trình lao động dựng xây, những cuộc chiến đấu ngoan cường chống giặc ngoại xâm. Người xưa không còn, nhưng dáng hình, ao ước, lối sống thì còn mãi mãi, ở khắp mọi nơi trên đất nước. Nhà thơ gọi đó là sự hoá thân: Những cuộc đời đã hóa núi sông ta... Đúng, đất nước tồn tại, có được không chỉ ở những giá trị vật chất có thể nhìn thấy. Đất nước còn là những giá trị tinh thần, những giá trị văn hóa vô cùng quý giá.

3. Bây giờ, nhìn tổng thể của cả đoạn thơ, chúng ta còn thấy những gì đáng nói?

So với các khổ thơ khác, khổ thơ này gồm hầu hết các dòng thơ có khá nhiều âm tiết (chỉ có 1 dòng 8 âm tiết và 1 dòng 9 âm tiết). Có dòng đến 15 âm tiết, được câu trúc giống nhau như một câu văn xuôi có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Phải chăng các dòng thơ dài, nhiều âm tiết, cùng với những địa danh, di tích, thắng cảnh được kể ra đã tạo nên cảm giác về sự giàu có bất tận của Tổ quốc Việt Nam mà dù có kể nữa cũng không bao giờ hết? Vì thế, nối với những câu thơ cuối cùng là liên từ và (Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi), tức những sự tích ấy thật phong phú.

Tạo nòng cốt cho phần vị ngữ của 8 câu thơ liên tiếp ở khổ đầu là động từ góp. Trong tiếng Việt, góp có nghĩa là bỏ phần mình vào làm việc gì chung. Đó là một từ bình thường, không có gì là văn chương, nhưng lại hàm chứa được tư tưởng của tác giả. Đất nước chúng ta được tạo dựng bởi công sức của biết bao người, của tất cả nhân dân hàng nghìn đời qua. Tương tự, trong khổ thơ còn nhiều từ rất đỗi bình thường, nhưng đắc dụng khi đi vào thơ như: nghèo (học trò nghèo), khắp, đâu (đi đâu, ở đâu)... Không cứ bậc làm quan, công thành danh toại, anh học trò nghèo, tức một người dân bình thường, cũng góp phần tạo nên đất nước. Và, nơi nơi, bất cứ chỗ nào, bất kỳ thời nào cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.

Một điều hết sức đặc biệt ở khổ thơ trên là sự phân bố những địa danh được tác giả nêu ra: miền Bắc (đất Tổ Hùng Vương), miền Nam (Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm), miền Trung (hòn Trống Mái), miền ngược (núi Vọng Phu), miền xuôi (núi Bút, non Nghiên) và cả miền biển (vịnh Hạ Long). Sự phân bố ấy không hề ngẫu nhiên mà hàm chứa quan niệm của nhà thơ về một đất nước vẹn tròn, thống nhất. Đất nước chúng ta là núi sông liền một dải, là những giá trị thiêng liêng không thể chia cắt và không ai được quyền chia cắt. Đây cũng chính là điều nhà thơ muốn gửi gắm đến tầng lớp thanh niên đô thị miền Nam thời bấy giờ, vừa để nhắn nhủ, vừa để thức tỉnh họ, đúng như tác giả sau này có dịp giãi bày:

Ở đoạn thơ này, tôi muốn nhấn mạnh Đất Nước chính là thành quả của lao động, của chiến đấu, của mồ hôi nước mắt và khát vọng của nhiều thế hệ nhân dân trong nhiều ngàn năm. Mỗi người một chút gì đó, tất cả nhân dân đã cùng làm nên non sông gấm vóc hôm nay. Nhưng ở đây tôi cũng muốn nhắc nhở tới một nước Việt Nam thống nhất, không bị chia cắt. Sự thống nhất ấy không phải chỉ mới đâu đây mà đã có từ ngàn xưa, từ thuở vua Hùng dựng nước. Ở nơi nào, ở vùng nào, dù là người Kinh hay người dân tộc ít người, ở đâu mang lối sống Việt thì ở đó thuộc về Đất NƯỚC, về dân tộc Việt Nam. Ánh sáng văn hóa người Việt đã chảy thiêng liêng trên các cổ thư, trong cung cách lao động trên cánh đồng, trong cả trò chơi của con trẻ. Muôn ngàn đời cha ông đã đổ mồ hôi để có một Đất Nước vẹn toàn, vậy không có có gì để chia cắt Đất Nước. Và để giành lấy Đất Nước vẹn nguyên mà mình đáng được thừa hưởng, thế hệ trẻ chỉ có một con đường là đứng lên tranh đấu. Đó là con đường của chúng tôi.

(Tác giả nói về tác phẩm,

Nxb. Trẻ, 2000, tr.270 - 271)

Kết luận

Đoạn thơ trên là lời kể trong nguồn cảm xúc triền miên như không bao giờ dứt về đất nước, một đất nước vẹn nguyên của những giá trị thiêng liêng mà hàng nghìn đời qua cha ông chúng ta đã dày công vun đắp và dũng cảm gìn giữ. Khúc ca ấy đã từng cất lên sung sướng lẫn nghẹn ngào trong những ngày đất nước ta còn trong khói lửa của cuộc chiến tranh khốc liệt. Vì thế, trong cuộc sống hoà bình hôm nay, tiếng hát ấy lại càng phải được ngân lên trong lòng những người đang sống, nhất là thế hệ trẻ.