Oxit là hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác

Oxit là:

  • A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác.
  • B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác.
  • C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
  • D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.

2

Oxit lưỡng tính là:

  • A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  • B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  • C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
  • D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.


3

Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là

  • A. MgO
  • B. P2O5 
  • C. K2O
  • D. CaO


4

Có 1 ống nghiệm chứa nước và dung dịch phenolphtalein, cho oxit nào vào ống nghiệm trên thì làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng?

  • A. CaO
  • B. CO2
  • C. CO
  • D. NO


5

Những dãy chất nào sau đây đều là oxit axit?

  • A. CO2, SO3, Na2O,NO2
  • B. CO2, SO2, H2O, P2O5 
  • C. SO2, P2O5, CO2, N2O5 
  • D. H2O, CaO, FeO, CuO


6

Trong các dãy oxit dưới đây, dãy nào thỏa mãn điều kiện tất cả các oxit đều phản ứng với axit clohiđric?

  • A. CuO, Fe2O3, CO2
  • B. CuO, P2O5, Fe2O3 
  • C. CuO, SO2, BaO
  • D. CuO, BaO, Fe2O3


7

Dãy chất gồm các oxit bazơ:

  • A. CuO, NO, MgO, CaO
  • B. CuO, CaO, MgO, Na2O
  • C. CaO, CO2, K2O, Na2O
  • D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7


8

0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:

  • A. 0,02mol HCl
  • B. 0,1mol HCl
  • C. 0,05mol HCl
  • D. 0,01mol HCl


9

Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142đvC. Công thức hoá học của oxit là:

  • A. P2O3 
  • B. P2O5 
  • C. PO2.
  • D. P2O4.


10

Hoà tan 23,5 g kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:

  • A. 0,25M
  • B. 0,5M
  • C. 1M
  • D. 2M

Table of Contents

Là hợp chất của oxi và một nguyên tố hóa học khác.

Ví dụ:

Phân loại oxit

Oxit axit

Oxit axit là những oxit khi tác dụng với nước tạo ra axit, hoặc khi tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối.

Ví dụ:

*Oxit axit thông thường là oxit của phi kim, tuy nhiên một số oxit kim loại có hóa trị cao là oxit axit.

Ví dụ:

Oxit bazơ

Oxit bazơ là những hợp chất hóa học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nguyên tử oxi.

Ví dụ:

Oxit trung tính

Oxit trung tính là những oxit khá trơ về mặt hóa học, không phản ứng với nước, không phản ứng với bazơ hay axit để tạo muối.

Ví dụ:

Oxit lưỡng tính

là oxit có thể tác dụng với cả axit và bazơ.

Ví dụ:

Phương trình ZnO tác dụng với axit và bazơ:

Cách gọi tên oxit

Tên oxit axit: [Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim] + Tên phi kim + [tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi] + ‘‘Oxit’’

Tiền tố nguyên tử:

  • 1: mono [không cần đọc đối với các hợp chất thông thường];
  • 2: đi
  • 3: tri
  • 4: tetra
  • 5: penta
  • 6: hexa
  • 7: hepta
  • 8: octa
  • 9: nona
  • 10: deca

Ví dụ:

  • SO3: Lưu huỳnh trioxit,
  • N2O5: Đinitơ pentaoxit,
  • ZnO: Kẽm oxit,
  • UO2: Urani đioxit,
  • Mn2O7: Đimangan heptaoxit

Tên oxit bazơ: Tên kim loại [+ hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị, hóa trị được ghi bằng chữ số Latinh] +’’Oxit’’

Ví dụ:

  • Fe2O3: Sắt[III] oxit
  • CuO: đồng [II] oxit
  • Cu2O: đồng [I] oxit
  • BaO: Bari oxit

Tính chất hoá học của oxit

1. Tính chất hoá học của oxit axit

Tác dụng với nước

Hầu hết các oxit axit khi tác dụng với nước sẽ tạo thành axit tương ứng.

Ví dụ:

SO3 + H2O → H2SO4

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

N2O5 + H2O →2HNO3

SO2 + H2O→ H2SO3

Tác dụng với dung dịch bazơ:

Oxit axit tác dụng với dung dịch ba zơ sinh ra muối và nước.

Ví dụ:

P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O

N2O5 + 2NaOH → 2NaNO3 + H2O

SO2 + Ca[OH]2 → 2H2O + CaSO3

Tác dụng với oxit bazơ

Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.

Ví dụ:

CO2 + BaO → BaCO3

SO3 + BaO → BaSO4

SO2 + CaO → CaSO3

Tác dụng với nước

Các oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ [trừ beri oxit].Còn các oxit bazơ kim loại còn lại hầu như không tan trong nước.

Ví dụ:

K2O + H2O →2KOH

Na2 O + H2O → 2NaOH

CaO+H2O → Ca[OH]2 

BaO+ H2O → Ba[OH]2 

Li2O+ H2O → LiOH

Tác dụng với axit

Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

MgO + 2HCl → MgCl2 +H2O

Na2O+HNO3 → NaNO3+ H2O

BaO + H2SO4 → BaSO4+H2O

Tác dụng với oxit axit

Tương tự như oxit axit, oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

Bài tập:

Đốt cháy hoàn toàn 24g C và cho toàn bộ khí CO2 được sinh ra tác dụng với dung dịch NaOH 1M. Tìm thể tích dung dịch NaOH 1M khi xảy ra các trường hợp sau:

a/ Chỉ thu được muối NaHCO3

b/ Chỉ thu được muối Na2CO3?

c/ Thu được cả 2 muối với nồng độ mol của Na2CO3 bằng 3 lần nồng độ mol của NaHCO3?

Trong trường hợp này phải tiếp tục thêm bao nhiêu lit dung dịch NaOH 1M nữa để được 2 muối có cùng nồng độ mol.

Hướng dẫn giải

C+O2 → CO2 [1]

CO2+NaOH →  Na2CO3+ H2O [2]

Na2CO3+CO2 +H2O →  2NaHCO3 [3]

Theo phương trình[1]: = = 2 [mol].

Theo phương trình [2] [3]

a/ Vdd NaOH 1M = 1 lit.

b/ nNaOH = = 2mol Vdd NaOH 1M = 2 lit.

c/ gọi x là số mol Na2CO3, y là số mol NaHCO3, ta được phương trình sau:

Vdd NaOH 1M = 1,5 . 1 = 1,5 [lit]

Gọi a là số mol NaOH thêm vào, NaOH thêm vào chính là sự giảm muối Na2CO3 và tăng lên muối NaHCO3

1,5 - a = 0.5 + a a = 0,5 [mol]

.

Hy vọng là các kiến thức trên đây sẽ giúp các bạn hiểu biết hơn về hợp chất oxit và tính chất hóa học của oxit.

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Oxide hay oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học trong đó có một nguyên tố là oxy [trừ hợp chất giữa fluor và oxy][1].

Gỉ sắt chứa sắt [III] oxide Fe2O3

Công thức hóa học chung: MaOb

Oxide base là những oxide tác dụng với acid tạo thành muối và nước. Một số oxide base phản ứng với nước tạo thành base tan gọi là kiềm. Ví dụ: Na2O - NaOH, BaO - Ba[OH]2, Fe2O3 - Fe[OH]3,... Oxide acid là những oxide tác dụng với base tạo ra muối và nước, phản ứng với nước tạo thành 1 acid. Ví dụ: Mn2O7 - HMnO4, CO2 - H2CO3, P2O5 - H3PO4,... Oxide lưỡng tính là oxide có thể tác dụng với acid hoặc base tạo muối và nước Ví dụ: Al2O3, ZnO, BeO,... Oxide trung tính là oxide không phản ứng với nước để tạo base hay acid, không phản ứng với base hay acid để tạo muối. Ví dụ: carbon monoxide - CO, nitơ monoxide - NO,...
Oxide acid phản ứng với nước tạo thành dung dịch acid [trừ SiO2]. Ví dụ: SO 3 + H 2 O ⟶ H 2 SO 4 {\displaystyle {\ce {SO3 +H2O ->H2SO4}}}   P 2 O 5 + 3 H 2 O ⟶ 2 H 3 PO 4 {\displaystyle {\ce {P2O5 +3H2O ->2H3PO4}}}   Một số oxide base phản ứng với nước tạo thành base. Chỉ có các Oxide base của kim loại kiềm [Li, Na, K, Rb, Cs, Fr] và một số kim loại kiềm thổ [Ca, Sr, Ba, Ra] kết hợp với nước sẽ tạo thành base tan Ví dụ: CaO + H 2 O ⟶ Ca [ OH ] 2 {\displaystyle {\ce {CaO +H2O ->Ca[OH]2}}}   BaO + H 2 O ⟶ Ba [ OH ] 2 {\displaystyle {\ce {BaO +H2O ->Ba[OH]2}}}   Oxide base phản ứng với acid để tạo thành muối và nước Ví dụ: 3 CaO + 2 H 3 PO 4 ⟶ Ca 3 [ PO 4 ] 2 + 3 H 2 O {\displaystyle {\ce {3CaO +2H3PO4 ->Ca3[PO4]2 +3H2O}}}   Oxide acid phản ứng với base để tạo thành muối và nước. Ví dụ: SO 3 + 2 NaOH ⟶ Na 2 SO 4 + H 2 O {\displaystyle {\ce {SO3 +2NaOH ->Na2SO4 +H2O}}}   Oxide lưỡng tính có thể phản ứng với base tạo thành muối và nước. Ví dụ: Al 2 O 3 + 2 NaOH ⟶ 2 NaAlO 2 + H 2 O {\displaystyle {\ce {Al2O3 +2NaOH ->2NaAlO2 +H2O}}}   Các oxide Li2O, K2O, BaO, CaO, Na2O có thể tác dụng với oxide acid tạo thành muối Ví dụ: CaO + CO 2 ⟶ CaCO 3 {\displaystyle {\ce {CaO +CO2 ->CaCO3}}}   BaO + CO 2 ⟶ BaCO 3 {\displaystyle {\ce {BaO +CO2 ->BaCO3}}}  

*Tên nguyên tố kim loại [kèm theo hoá trị nếu có nhiều hoá trị] + oxide

Ví dụ: CaO: calci oxide, FeO: sắt [II] oxide, Fe2O3: sắt [III] oxide,...

*Nếu phi kim có nhiều hóa trị: tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim-tên nguyên tố phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim-oxide

Ví dụ: SO3: lưu huỳnh trioxide, N2O5: dinitơ pentaoxide,...

  1. ^ Các hợp chất giữa fluor và oxy như OF2 và O2F2 không thể gọi là oxide của fluor mà là fluoride của oxy. Vì fluor có độ âm điện lớn hơn nên số oxi hoá của oxy lần lượt là +2 và +1. Hơn nữa, liên kết O-F bị phân cực về phía fluor, thay vì phía oxy như các oxide cộng hoá trị. Vì vậy, không thể nào coi chúng là các oxide.

  • Fully Exploiting the Potential of the Periodic Table through Pattern Recognition Schultz, Emeric. J. Chem. Educ. 2005 82 1649.
  • Sách giáo khoa Hóa học lớp 9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trang 4,5
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Oxide.

  Bài viết về chủ đề hóa học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Oxide&oldid=68865167”

Video liên quan

Chủ Đề