Phần biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Soạn văn lớp 9 tập 1 ngắn gọn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Câu 1: Phần câu in đậm ở ví dụ [a] là lời nói của nhân vật.

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II
  • Phần III
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3

Phần I

Video hướng dẫn giải

I. Các dẫn trực tiếp

Trả lời câu 1 [trang 53 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Phần câu in đậm ở ví dụ [a] là lời nói của nhân vật. Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Trả lời câu 2 [trang 53 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Phần câu in đậm là ý nghĩ của nhân vật. Dấu hiệu tách hai phần câu cũng là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Trả lời câu 3 [trang 53 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận. Trong trường hợp ấy, hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.

Phần II

Video hướng dẫn giải

II. Cách dẫn gián tiếp:

Trả lời câu 1 [trang 54 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Trong ví dụ [a], phần câu in đậm là lời nói của nhân vật. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn.

Trả lời câu 2 [trang 54 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Phần câu in đậm là ý nghĩ của nhân vật, vì trước đó có từ “hiểu”.  Giữa phần ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”. Có thể thay từ “là” vào vị trí của từ “rằng”.

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 54 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Cách dẫn trong các câu ở [a] và [b] đều là dẫn trực tiếp.

- Trong câu [a], phần lời dẫn dắt bắt đầu từ “A! Lão già…”. Đó là ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó.

- Trong câu [b], lời dẫn bắt đầu từ “Cái vườn là…”. Đó là ý nghĩ của nhân vật [“lão tự bảo rằng…”] 

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 [trang 54 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

a.

- Dẫn trực tiếp: Trong báo cáo chính trị Đại biểu lần II của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là biểu tượng của một dân tộc anh hùng”.

- Dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc chúng ta nhớ tới công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy tiêu biểu cho dân tộc anh hùng.

b.

- Dẫn trực tiếp: Khi viết về Bác, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết: “Giản dị trong đời sống… nhớ được, làm được.”

- Dẫn gián tiếp: Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng Bác Hồ giản dị trong mọi mặt: giản dị trong đời sống, … làm được.

c.

- Dẫn trực tiếp: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ….. tiếng nói của mình” – Nhà văn hóa Đặng Thai Mai khẳng định.

- Dẫn gián tiếp: Nhà văn hóa Đặng Thai Mai khẳng định rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 [trang 55 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

       Hôm sau Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng còn nhớ đến chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.

Loigiaihay.com

Chia sẻ

Bình luận

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. – Người ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ [lời nói bên trong] của một người. Dẫn lời cũng như dẫn ý đều có hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Dẫn trực tiếp hay dẫn gián tiếp là tuỳ vào tình huống sử dụng.

– Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ:

Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”.

[O Hen-ri]

– Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi ngày mai đến sớm 15 phút.

2. Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được dùng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.

3. – Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đúng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.

– Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộí đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt phía trước lời dẫn [sau động từ trong câu].

– Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần:

+ Bỏ dấu ngoặc kép;

+ Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp;

+ Lược bỏ các tình thái từ;

+ Có thể thêm các từ rằng hoặc là trước lời dẫn.

Ví dụ: – Trước khi đi, mẹ tôi dặn: “Con nhớ nhắc em học bài nhé!”. [dẫn trực tiếp]

– Trước khi đi, mẹ tôi dặn là tôi nhớ nhắc em học bài. [dẫn gián tiếp]

II – LUYỆN TẬP

1. Tìm lời dẫn trong đoạn văn sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.

Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mày khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiều phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé!“.

[Nguyễn Thành Long]

2. Tìm lời dẫn trong các câu và đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn và là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.

a] Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thê thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế…

[Nam Cao]

b] Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

[Thanh Tịnh]

c] Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

[Lê Minh Khuê]

d] Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”.

[Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4]

e] Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?”.

[An-phông-xơ Đô-đê]

3. Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau theo cách dẫn gián tiếp:

Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

– Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa.

Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

[Nguyễn Dữ]

4. Chuyển lời dẫn gián tiếp sau thành lời đối thoại trực tiếp:

Buổi họp nhóm của chúng tôi hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Đứa nào cũng phân đôi hành vi của Tuấn. Cái Hạnh nói gay gắt, kiên quyết đòi khai trừ Tuấn khỏi hội. Vốn dịu dàng như cái Ngọc má cũng băm bổ lên án Tuấn là bạo lực, bất nhân, dám hành hung trẻ con. Điềm tĩnh nhất là Hùng. Nó đề nghị cả nhóm khoan hồng cho Tuấn một lần. Nó hứa sẽ giáo dục Tuấn đến nơi đến chốn.

5. Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo cách dẫn trực tiếp hoặc dẫn gián tiếp.

Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo.

[Vũ Khoan]

Gợi ý

1. – Lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hùm Rồng.

– Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn: “Thế là một – hoà nhé!”.

2. a] Lời dẫn gián tiếp: những lúc đói, trí người ta sáng suốt -* Lời dẫn là lời nói.

b] Lời dẫn gián tiếp: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước -* Lời dẫn là ý nghĩ.

c] Lời dẫn trực tiếp: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! -* Lời dẫn là lời nói.

d] Lời dẫn trực tiếp: Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ -» Lời dẫn là lời nói.

e] Lời dẫn trực tiếp: Lại có chuyện gì nữa đây? -* Lời dẫn là ý nghĩ.

Xem thêm: Nghĩa tường minh và hàm ý – Ngữ dụng học Tiếng Việt lớp 9

3. Khi chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp, cần chú ý thay đổi từ ngữ xưng hô cho phù hợp [ngôi thứ nhất chuyển thành ngôi thứ ba, ví dụ: tôi —* nàng, Vũ Nương,…].

4. Khi chuyển đoạn văn có lời dẫn gián tiếp thành đoạn văn có lời đối thoại trực tiếp, cần:

– Lưu ý về dấu hiệu hình thức của lời dẫn trực tiếp: lời đối thoại đặt sau dấu hai chấm và có dấu gạch ngang đầu lời thoại.

– Cần chuyển đổi từ xưng hô cho phù hợp với nhân vật và hoàn cảnh giao tiếp. Đây là hội thoại của HS trong môi trường giao tiếp của các em.

5. Mục đích của bài tập là cho HS luyện tập thực hành tạo câu có chứa lời dẫn theo gợi ý của đề bài. HS tự thực hiện.

Related

Video liên quan

Chủ Đề