Phần tích tác động của chính sách tài khóa

Trong năm 2022, Trung ương giao thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 386.568 tỷ đồng, tăng 5,9% so với dự toán năm ngoái. [Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN]

Trong 2 tháng đầu năm nay, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực nhờ sự phục hồi của nền kinh tế.

Tuy nhiên, một số chính sách hỗ trợ mới đã và đang triển khai được dự báo có thể ảnh hưởng đến hoạt động thu ngân sách trên địa bàn trong thời gian tới.

Theo bà Phạm Thị Hồng Hà, Giám đốc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, trong 2 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách Nhà nước [không kể số bổ sung từ quỹ dự trữ tài chính] ước thực hiện trên 88.044 tỷ đồng, đạt 22,78% dự toán năm và tăng 14,85% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, có một số khoản thu đạt trên 25% dự toán và tăng mạnh so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, số thuế thu nhập cá nhân trong 2 tháng đạt 11.016 tỷ đồng, tăng 16,61% so với cùng kỳ, nhờ thị trường bất động sản từ đầu năm có dấu hiệu ấm dần; hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư sôi nổi, tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm.

Bên cạnh đó, người dân tận dụng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ ôtô theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô, rơmoóc hoặc sơmirơmoóc được kéo bởi ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước và nhu cầu sở hữu ôtô trước tết tăng cao. Số thu lệ phí trước bạ theo đó cũng ghi nhận tăng 50,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.420 tỷ đồng.

[TP.HCM: Dầu thô, bất động sản kéo thu ngân sách bứt phá từ đầu năm]

Ngoài ra, ngân sách thành phố trong 2 tháng đầu năm nay cũng ghi nhận một số khoản thu phát sinh thu đột biến. Chẳng hạn, tiền sử dụng đất đạt 8.884 tỷ đồng, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm ngoái do các công ty thực hiện nộp tiền sử dụng đất 1 lần ngay từ đầu năm.

Đặc biệt, khoản thu ngân sách khác ghi nhận hơn 915 tỷ đồng, tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ phát sinh khoản thu đặt cọc 658 tỷ đồng trong cuộc đấu giá 4 lô đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức.

“Để đạt được những con số trên, thành phố đã triển khai nhiều hoạt động nhằm khắc phục những đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng; giúp doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tái gia nhập thị trường, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2022, đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển,” bà Phạm Thị Hồng Hà cho biết.

Dù ghi nhận những kết quả khả quan, song lãnh đạo ngành tài chính thành phố cũng đánh giá hoạt động thu ngân sách trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong thời gian tới.

Ông Lê Duy Minh, Cục trưởng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết số thu nội địa trên địa bàn có thể bị ảnh hưởng đáng kể, do một số chính sách tài khóa lớn hỗ trợ cho nền kinh tế phục hồi mới có hiệu lực.

Cụ thể, Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15; trong đó có hướng dẫn giảm thuế giá trị gia tăng [VAT] từ 10% xuống 8% có hiệu lực từ ngày 01/02/2022 sẽ tác động tích cực lên thị trường, giúp lưu thông hàng hóa tốt hơn. Tuy nhiên, chính sách này sẽ khiến thu ngân sách thành phố sẽ giảm đáng kể. Ước tính từ nay đến cuối năm ngân sách thành phố có thể sẽ giảm từ 8.000-10.000 tỷ đồng, bình quân giảm trên dưới 1.000 tỷ đồng/tháng.

Ảnh minh họa. [Nguồn: Vietnam+]

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Theo đó, thuế bảo vệ môi trường dự kiến sẽ giảm 1.000 đồng/lít xăng, xuống còn 3.000 đồng/lít thay vì mức 4.000 đồng/lít như hiện nay. Trong tháng 3/2022, ngành tài chính thành phố đang triển khai góp ý cho vấn đề giảm thuế bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, ngành tài chính thành phố cũng đang lấy ý kiến về việc giảm thêm thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế hiện tại được cho là có phương pháp tính thuế lũy tiến khá lạc hậu, khả năng sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp.

“Những vấn đề trên dự kiến sẽ làm giảm số thu ngân sách của thành phố trong năm 2022. Tuy nhiên, đây là giải pháp cần thiết để bình ổn thị trường, góp phần thúc đẩy kinh tế phục hồi, qua đó giúp hoạt động thu ngân sách bền vững hơn trong thời gian tới,” ông Lê Duy Minh nhận định.

Trong năm 2022, Trung ương giao thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 386.568 tỷ đồng, tăng 5,9% so với dự toán năm ngoái; trong đó, số thu nội địa, kể cả dầu thô là 270.068 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 116.500 tỷ đồng.

Với diễn biến trên, để hoàn thành mục tiêu trên, ngành tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, khu vực thu, sắc thuế để có phương án chỉ đạo, điều hành. Đồng thời, dự báo số thu từng tháng, từng quý sát với thực tế phát sinh và áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro với nghiệp vụ quản lý thuế.

Đặc biệt, tới đây ngành tài chính Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế, đẩy mạnh chống chuyển giá, trốn thuế. Trong đó, tập trung chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử và chuyển nhượng bất động sản…./.

H.Chung [TTXVN/Vietnam+]

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Chính sách tài khóa [fiscal policy] trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế.

Chính sách tài khoá: Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu [đầu tư công] để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài khóa mở rộng.

Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài khóa như thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt.

Xem bài chính về phân tích IS-LM

Các trường phái kinh tế học Keynes cho rằng chính sách tài khóa có hiệu quả to lớn trong chống chu kỳ kinh tế. Họ sử dụng phân tích IS-LM để cho thấy chính sách tài khóa phát huy tác dụng thông qua sự dịch chuyển của đường IS thế nào. Bản thân John Maynard Keynes đề cao chính sách tài khóa thông qua công cụ chi tiêu chính phủ.

Các công cụ của chính sách tài khóa bao gồm các công cụ về thuế, công cụ chi tiêu, và công cụ tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Có nhiều loại thuế khác nhau chẳng hạn như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản, v.v... nhưng tựu trung lại có thể chia ra làm hai loại thuế là thuế trực thu [direct taxes] và thuế gián thu [indirect taxes]. Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của người dân, còn thuế gián thu là thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.

Các chính sách chi tiêu của chính phủ cũng hết sức đa dạng nhưng cũng có thể tạm chia thành hai phần chính là chi tiêu thường xuyên [chẳng hạn như chi lương cho công chức, chi cho các hoạt động giáo dục, y tế, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng] và chi đầu tư phát triển [chẳng hạn như chi xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội].

Tuy nhiên, dựa vào phân tích IS-LM có thể thấy chính sách tài khóa phát huy tác dụng hoàn toàn khi đường IS dốc xuống phía phải cắt đường LM ở đoạn nằm ngang, và phát huy tác dụng không hoàn toàn khi đường IS cắt đường LM ở đoạn dốc lên phía phải. Còn khi đường IS cắt đường LM ở đoạn thẳng đứng, chính sách tài chính không hề có tác dụng. Giả dụ nhà nước thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng, đường IS sẽ dịch song song sang phía phải. Phân tích IS-LM cho thấy lãi suất thực tế sẽ tăng lên, gây khó khăn cho các hãng đi vay để đầu tư mở rộng sản xuất. Hiện tượng chính sách tài khóa không phát huy hiệu quả hay phát huy không đầy đủ như thế này gọi là hiện tượng hất ra.

Hiệu quả trong nền kinh tế mở

Trong nền kinh tế mở, hiệu quả của chính sách tài khóa phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái. Nếu là chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tài chính sẽ phát huy hiệu quả. Còn nếu là chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách tài chính[chính sách tài khóa] sẽ không có hiệu lực do những thay đổi tỷ giá gây ra bởi chính sách tài chính sẽ triệt tiêu hiệu quả của chính sách.

Thuyết cân bằng Barro-Ricardo

Xem bài chính về Cân bằng Ricard

Nhà nước thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ. Nhưng để có nguồn tài chính cho các khoản chi tiêu đó, nhà nước lại phát hành công trái và trái phiếu. Robert Barro khẳng định: người ta, với kỳ vọng hợp lý [rational expectations], sẽ hiểu rằng hôm nay nhà nước đi vay thì tương lai nhà nước sẽ tăng thuế để có tiền trả nợ, nên sẽ giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm hôm nay để tương lai có tiền nộp thuế. Như thế, tuy nhà nước tăng tiêu dùng của mình, nhưng lại làm giảm tiêu dùng cá nhân, nên hiệu quả của chính sách tài chính sẽ không cao như nhà nước mong đợi.

Những trở ngại về chính trị

Ở nhiều nước, chính phủ muốn tiến hành đầu tư [chi tiêu chính phủ] thường phải xin quốc hội phê duyệt. Khả năng bị quốc hội bác bỏ không phải là không có. Vì thế, không phải cứ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua tăng chi tiêu chính phủ là luôn có thể làm được. Mặt khác khi đã chi và tiến hành đầu tư rồi, mà lại muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt lại cũng khó khăn vì không thể bỏ dở các công trình đầu tư đang triển khai được.

Thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua giảm thuế thì dễ. Nhưng khi muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt thông qua tăng thuế lại rất dễ bị người dân phản đối.

Độ trễ trong phát huy hiệu quả của chính sách tài chính

Chính phủ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ. Giả sử được quốc hội thông qua thì cũng đã mất thời gian chờ đợi quốc hội xem xét thảo luận. Sau đó, để triển khai còn phải tiến hành các hoạt động như lập kế hoạch dự án, khảo sát-thiết kế để triển khai đầu tư. Những việc này cũng mất không ít thời gian. Chính vì vậy, có một độ trễ để chính sách tài chính nới lỏng bắt đầu phát huy tác dụng.

  • Chính sách tiền tệ
  • Đường IS
  • Phân tích IS-LM
  • Mô hình Mundell-Fleming

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chính_sách_tài_khóa&oldid=63385587”

Video liên quan

Chủ Đề