Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện trường tĩnh chất cơ bản của điện trường

Điều nào sau đây không đúng khi nói về điện trường? A.Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó. B. Điện trường đều là điện trường có các đường sức song song nhau. C. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra. D. Xung quanh điện tích có điện trường, điện trường truyền tương tác điện.

Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về đường sức của điện trường?

A. Các đường sức không cắt nhau.

B. Chiều của đường sức: đi ra từ điện tích âm, đi vào điện tích dương.

C. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín.

D. Nơi nào điện trường mạnh thì các đường sức sẽ dày, nơi nào điện trường yếu, các đường sức sẽ thưa. 

Hướng dẫn

Chọn B là đáp án đúng

Biểu hiện của điện trường là:

Biểu thức nào sau đây là đúng?

Cường độ điện trường là đại lượng

Chọn phát biểu đúng? Đơn vị của cường độ điện trường là:

Véctơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường luôn

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Câu phát biểu nào sau đây chưa đúng?

Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?

Câu phát biểu nào sau đây đúng?

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Chọn phương án đúng nhất? Điện trường đều là điện trường có

Hình vẽ nào sau đây là đúng khi vẽ đường sức điện của một điện tích dương?

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện trường tĩnh chất cơ bản của điện trường

Đáp án C

Điện trường xoáy có các đường sức là các đường cong kín.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Vật lý dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?

A. Khi từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.

B. Khi điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.

C. Điện trường xoáy là điện trường mà các đường sức là những đường cong.

D. Từ trường xoáy có các đường sức từ bao quanh các đường sức điện.

Trả lời:

Đáp án đúng C. Điện trường xoáy là điện trường mà các đường sức là những đường cong.

Kiến thức mở rộng về điện từ trường

I. Khái niệm điện từ trường

- Điện từ trường hay còn được gọi là trường điện từ hoặc trường Maxwell. Đây là khái niệm được dùng để chỉ một trong các trường của vật lý. Nó là một dạng vật chất đặc trưng sự tương tác giữa những hạt mang điện.

- Trường điện từ (điện từ trường) được tạo ra do những hạt mang điện. Đồng thời nó là trường thống nhất của điện trường và từ trường. Những đại lượng đặc trưng cho khả năng tương tác của điện từ trường là: Cường độ từ trường, cường độ điện trường, độ điện dịch, cảm ứng điện từ.

II. Mối quan hệ giữa từ trường và điện trường

1. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy

Điện trường có đường sức là đường cong kín gọi là điện trường xoáy.

Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.

2. Điện trường biến thiên và từ trường

Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín.

=> Điện từ trường là một trường thống nhất gồm hai thành phần điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

III. Thuyết điện từ Mắc - xoen

Điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường xoáy, từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra điện trường xoáy.

Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên cùng tồn tại trong không gian. Chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau trong một trường thống nhất được gọi làđiện từ trường.

- Mắc - xoen đã xây dựng một hệ thống 4 phương trình diễn tả mối quan hệ giữa:

+ Điện tích, điện trường, dòng điện và từ trường;

+ Sự biến thiên của từ trường theo thời gian và điện trường xoáy;

+ Sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường.

IV. Sự lan truyền tương tác điện từ

Giả sử tại 1 điểm O trong không gian có một điện trường biến thiên E1 không tắt dần. Nó sinh ra ở các điểm lân cận một từ trường xoáy B1; từ trường biến thiên B1 lại gây ra ở các điểm lân cận nó một điện trường biến thiên E2 và cứ thế lan rộng dần ra. điện từ trường lan truyền trong không gian ngày càng xa điểm O.

V. Các nguồn điện từ trường

1. Tự nhiên

Các nguồn trường điện từ tự nhiên được phân thành hai nhóm:

+ Nhóm 1 là cực của Trái Đất - điện trường và từ trường vĩnh cửu;

+ Nhóm 2: Sóng radio được sản sinh bởi các vì tinh tú (Mặt trời, Mặt trăng, các vì sao...), các quá trình khí quyển - sấm sét .

Điện trường tự nhiên của Trái Đất sinh ra điện tích âm trên bề mặt, cường độ của nó khoảng 100-500 V/m. Các đám mây có thể làm tăng cường độ điện trường lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm KV/m. Nhóm thứ hai của trường điện từ đặc trưng bởi dải tần rộng.

2. Nhân tạo

Dòng điện là nguyên nhân sinh ra điện từ trường. Điện gia dụng thường là dòng điện xoay chiều (alternating current; AC). Dòng điện AC có thể xoay chiều và cực theo theo chu kỳ. Dòng điện 50HZ là dòng điện xoay chiều 50 lần trong vòng 1 giây. Chu kỳ này tạo nên dòng điện và từ trường có cùng tần số.

Điện từ trường được phân làm 5 loại theo tần số của nó:

+ Loại ELF (tần số cực thấp; extremely low frequencies) - các thiết bị điện gia dụng, đường dây điện.

+ Loại HF và LF (tần số cao [high frequencies] và tần số thấp [low frequencies]) - sóng radio AM

+ Loại VLF (tần số rất thấp; very low frequencies) - tivi và video

+ Loại VHF (tần số rất cao; very high frequencies) sóng tivi và radio FM

+ Loại SHF (siêu tần số; super high frequencies) tần số của microwave SHF có thể ảnh hường đến các phân tử. Khi microwaves đi ngang những vật thể có nước, nó làm cho các phân từ nước bị rung động và tạo ra nhiệt. Tia hồng ngoại và các tia khả kiến chỉ chiếm một phần nhỏ trong quang phố của điện từ trường.

+ Điện từ trường tạo ra từ dòng điện lớn hơn 50 Hz gọi là bức xạ ion bởi vì nó có đủ năng lượng để tách electron ra khỏi nguyên tử. Tia X có đủ năng lượng để phá hủy các phân tử chứa gene. Nếu con người tiếp xúc nhiều với bức xạ ion có thể bị ung thư.

VI. Tác hại của điện từ trường

Các công trình nghiên cứu khoa học và thực tế lâm sàng cũng đã chỉ ra những biểu hiện bệnh lý của con người khi chịu tác động bởi cường độ bức xạ lớn hoặc kéo dài. Nhiều nghiên cứu trên các đối tượng làm việc với trường điện từ tần số cực thấp (trên 25 KV/m) lâu năm cho thấy họ có các biến đổi về suy nhược thần kinh trung ương, thần kinh thực vật. Các nhà khoa học cũng phát hiện ở nhiều nơi xung quanh chúng ta, bức xạ điện từ trường cao vượt mức cho phép.

Ảnh hưởng tới chức năng của cơ thể, trước hết là hệ thống thần kinh trung ương, mà chủ yếu là làm rối loạn hệ thần kinh thực vật và làm rối loạn hệ thần kinh tim mạch. Sự thay đổi đó có thể làm nhức đầu, dễ mệt mỏi, khó ngủ hoặc buồn ngủ nhiều, suy yếu toàn thân, sinh ra nóng nảy và hàng loạt triệu chứng khác. Ngoài ra, nó có thể làm chậm mạch, giảm áp lực máu, đau tim, khó thở, làm biến đổi gan và lá lách.

Tác dụng của năng lượng điện từ tần số siêu cao có thể làm biến đổi máu, giảm sự thính mũi, biến đổi nhân mắt.

Sóng vô tuyến còn có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Nói chúng phụ nữ chịu tác dụng của sóng điện từ mạnh hơn nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo thời gian chịu tác động.