Phím tắt chuyển các file trên mac

Trên Macbook với hệ điều hành Mac OS thì  sẽ không có tuỳ chọn Cut để bạn có thể di chuyển file hoặc các Folder. Vậy nhưng, bạn có thể cắt và dán, hay gọi đúng hơn là di chuyển bất kỳ file hoặc Folder nào một cách nhanh chóng bằng cách làm như sau:

Trước tiên, bạn cần chọn chuột phải vào file hoặc folder cần được di chuyển (Cut), rồi bấm command + C.

tức là bạn đã Copy file hay thư mục.

Phím tắt chuyển các file trên mac

Thao tác copy và cut file trong Mac

Sau đó, bạn hãy truy cập Folder hoặc vị trí mới hay ổ đĩa mới cần duy chuyển và chọn tổ hợp phím option + Command + V.

Nhiều trang diễn đàn khác copy nhau và đăng là Control + Command + V là sai. Mình thử mãi không ra và bấm đại vào cụm phím Option + Command + V mới thành công.

Nếu bạn mới chuyển qua sử dụng MacOS, có một điều sẽ khiến bạn hơi khó chịu đó là không tìm thấy chức năng Cut File trên menu hay phím tắt, đơn giản chỉ có Copy và Paste. Chuyện gì đã xảy ra? chả nhẽ MacOS lại cùi bắp đến nỗi một chức năng cơ bản cũng không có? Đừng vội thất vọng, hãy tập làm quen với cái mới bạn sẽ thấy thích thú hơn nhiều. Thực tế thì MacOS cũng có tính năng cut file, bài viết này mình xin phép nói chút xíu về cái thao tác nho nhỏ này.

Trước tiên, xin nhắc lại một chút: đây là bài viết cho MacOS, chứ không phải Windows. Vì thế hãy tạm quên đi Windows mà bạn đã dùng, hay đã quen đi. Và hãy tạm quên những thói quen cũ để đến với cái mới nhé.

Về căn bản, Cut file là thao tác di chuyển file từ nơi này sang nơi khác, file gốc đã bị xoá khỏi vị trí cũ. Từ giờ mình sẽ gọi là "Di chuyển file" thay vì "Cut File". Theo quan niệm này thì với cách hiểu đơn giản ta có thể làm các thao tác như:

  1. Chọn file muốn thao tác nhấn: command + C
  2. Di chuyển đến vị trí mới và nhấn: command + V
  3. Xoá file gốc đi và empty thùng rác: command + delete và command + shift + delete
Nói đơn giản mà chả đơn giản chút nào 😃 Nhưng đợi một chút, có lẽ chúng ta đã quên cái gì đó. Thế mạnh của MacOS là kéo thả (Drap & Drop), vì thế nếu tận dụng cái này thì việc di chuyển file sẽ đơn giản hơn rất nhiều nữa. Bây giờ, nếu muốn di chuyển file bạn chỉ cần * chọn - nhấn giữ và kéo nó đến vị trí nó cần đến và thả ra *. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà chúng ta sẽ có kết quả khác nhau:
  • Trường hợp 1: Nếu vị trí đầu và vị trí cuối cùng nằm trong 1 phân vùng ổ cứng thì thao tác * trên sẽ cho kết quả là di chuyển file.
  • Trường hợp 2: Nếu vị trí đầu và vị trí cuối không cùng nằm trong 1 phân vùng ổ cứng thì thao tác * trên sẽ cho kết quả là sao chép file.
Nếu thực hiện thao tác * như trên thì ở trường hợp thứ 2 thực ra chúng ta có sao chép chứ không phải di chuyển. Vậy trong trường hợp này ta làm như thế nào? Đơn giản chỉ cần nhấn thêm command trong quá trình thực hiện, khi đó thao tác sẽ là chọn file - nhấn giữ command - kéo file đến vị trí nó cần đến và thả ra.

Kết luận: Hôm nay có hứng nên viết hơi dài 😃 Xin cảm ơn bạn đã đọc đến phần này. Nói tóm lại thì thao tác di chuyển file trong MacOS là kéo và thả, nhấn thêm command nếu như vị trí đầu và cuối không cùng một phân vùng ổ cứng. Nhưng nếu như đọc đến đây rồi mà bạn vẫn thích phải có một phím tắt thì có thể thao khảo thêm vài cách khác như:
  • Dùng một phần mềm khác để thay thế finder mặc định, có thể là Path Finder hay Macintosh Explorer.
  • Dùng filecutter.
  • Dùng Automator Services.
Tips: Trong quá trình kéo thả, nếu bạn kéo file đè lên 1 thư mục nào đó thì khoảng 2s sau nó sẽ nhấp nháy và mở ra. Nếu không muốn đợi lâu thì có một cách tiện hơn là ngay lúc đó bạn nhấn phím Spacebar. Với việc nhấn spacebar cũng có 1 cái tiện là nếu bạn không thả file vào thư mục đó mà di chuyển qua thư mục khác thư mục đó sẽ tự động đóng lại (khác với việc đợi 2s nó mở ra và mở luôn không đóng lại). Nói thì hơi dài dòng nhưng hãy thử đi bạn sẽ thấy đơn giản 😃


Update về 10.7 Lion: Thông báo là Lion đã có Cut rùi nhé:
  • Bước 1 thì vẫn là Command + C để copy
  • Bước 2 nếu bạn nhấn Command + V thì sẽ là paste, còn nếu bạn nhấn Command + alt + V thì sẽ là cut

Trong bài viết sau đây chia sẻ thông tin bài viết tổ hợp phím tắt MacBook giúp các bạn khi sử dụng MacBook sẽ được dễ dàng hơn.

1. Phím tắt MacBook cắt, sao chép, dán ...

- Command + X: Cắt toàn bộ dữ liệu mà bạn đã chọn vào sao chép vào “Clipboard”.

- Command + C: Sao chép các dữ liệu mà bạn đã chọn vào “Clipboard”. Phím tắt này cũng được sử dụng cho các file trên “Finder”.

- Phím tắt trên MacBook Command + V: Dán nội dung “Clipboard” vào văn bản hiện tại hoặc ứng dụng.

- Command + Z: Undo lệnh trước đó. Ngoài ra bạn có thể sử dụng tổ hợp phím “Command + Shift + Z” để Redo lại các thay đổi cuối thực hiện với Undo (một số ứng dụng cho phép bạn làm lại nhiều lần).

- Command + A: Chọn tất cả hoặc toàn bộ chữ trong cửa sổ đầu tiên.

- Command + F: Mở cửa sổ Find hoặc tìm kiếm các nội dung trong tài liệu.

Phím tắt chuyển các file trên mac

- Command + G: Tìm tới sự tìm kiếm tiếp theo của lựa chọn. Hoặc để tìm kiếm trước đó của lựa chọn, bạn nhấn tổ hợp phím “Command + Shift + G”.

- Command + H: Phím tắt MacBook ẩn cửa sổ các ứng dụng đang chạy. Để xem các ứng dụng đang chạy nhưng bị ẩn, bạn sử dụng tổ hợp phím “Command + Option + H”.

- Command + M: Thu nhỏ cửa sổ đang làm việc vào Dock. Để thu nhỏ tất cả các cửa sổ ứng dụng đang chạy, bạn sử dụng tổ hợp phím “Command + Option + M”.

- Command + N: Mở một cửa sổ mới hoặc mở một tài liệu mới.

- Phím tắt trên MAC Command + O: Hiển thị hộp thoại cho việc lựa chọn tài liệu mở trong ứng dụng

- Command + P: In tài liệu hiện tại.

- Command + S: Lưu tài liệu hiện tại.

- Command + W: Đóng cửa sổ đang thực thi. Để đóng tất cả cửa sổ các ứng dụng, bạn sử dụng tổ hợp phím “Command + Option + W”.

- Command + Q: Thoát khỏi ứng dụng.

- Option + Command + Esc: Lựa chọn ứng dụng để buộc thoát khỏi ứng dụng. Hoặc nhấn tổ hợp phím “Command + Shift + Option + Esc” và giữ trong vòng 3 giây để buộc thoát khỏi ứng dụng đang hiển thị.

- Command + Space bar: Hiển thị hoặc ẩn ô tìm kiếm Spotlight.

- Spacebar: Sử dụng Quick Look để xem trước các dữ liệu đã chọn.

- Command + Tab: Chuyển đổi giữa các ứng dụng, chuyển qua ứng dụng được mở gần đây nhất trong số các ứng dụng đang mở.

- Shift  +Command + ~: Chuyển đổi giữa các cửa sổ.

- Shift + Command + 3: Chụp ảnh toàn bộ màn hình.

2. Sleep, Shutdown và Log out

- Control + Command + nút Power: Buộc Mac của bạn khởi động lại.

- Control + Shift + nút Power: Tổ hợp phím trên MacBook Chuyển về chế độ Sleep (chế độ ngủ).

- Control + Command + Media Eject: Phím tắt MacBook thoát khỏi tất cả ứng dụng, sau đó khởi động lại Mac của bạn. Nếu có bất kỳ tài liệu nào chưa được lưu lại thay đổi, bạn sẽ được yêu cầu có muốn lưu lại tài liệu hay không.

Phím tắt chuyển các file trên mac

- Control + Command + nút Power (hoặc Media Eject): Thoát khỏi tất cả ứng dụng, sau đó tắt Mac của bạn. Nếu có bất kỳ tài liệu nào chưa được lưu lại thay đổi, bạn sẽ được yêu cầu có muốn lưu lại tài liệu hay không.

- Shift + Command + Q: Phím tắt của MacBook Log out tài khoản người dùng trên Mac OS X. Bạn sẽ được yêu cầu xác nhận.

- Option + Shift + Command + Q: Log out tài khoản người dùng trên Mac OS X của bạn ngay lập tức mà không cần xác nhận.

3. Phím tắt MacBook khi sử dụng trong văn bản

- Command + B: Bôi đậm văn bản đã chọn hoặc chuyển đổi đậm hoặc không.

- Command + I: In nghiêng văn bản đã chọn hoặc chuyển đổi in nghiêng hoặc không.

- Command + U: Gạch chân văn bản đã chọn hoặc chuyển đổi gạch chân hoặc không.

- Command + T: Hiện hoặc ẩn cửa sổ Fonts.

- Command + D: Tổ hợp phím tắt MacBook chọn thư mục Desktop từ hộp thoại Open hoặc hộp thoại "Save".

- Phím tắt MacBook Control + Command + D: Ẩn hoặc hiện định nghĩa về từ đã chọn.

- Shift + Command + :: Hiển thị cửa sổ Spelling và Grammar.

Phím tắt chuyển các file trên mac

>> Tham khảo:

Chi tiết cách làm video trên MacBook cực dễ, đơn giản.

Top phần mềm cắt video trên máy tính cực đỉnh hấp dẫn.

- Phím tắt MacBook command + ;: Tìm các từ bị lỗi trên tài liệu.

- Option + Delete: Xóa từ bên trái con trỏ.

- Control + H: Xóa một ký tự bên trái con trỏ. Hoặc có thể sử dụng “Delete”.

- Control + D: Xóa một ký tự bên phải con trỏ. Hoặc có thể sử dụng “Fn + Delete”.

- Fn + Delete: Xóa phía trước (bên phải).

- Control + K: Xóa đoạn văn bản từ bên phải con trỏ đến hết.

- Command + Delete: Lựa chọn xóa hoặc không xóa trên hộp thoại có chứa các nút “Delete” hoặc “Don't Save”.

- Fn + ↑: Page up - Cuộn trang lên.

- Fn + ↓: Page Down - Cuộn trang xuống.

- Fn + ←: Cuộn về đầu văn bản.

- Fn + →: Cuộn xuống cuối văn bản.

- Command + ↑: Di chuyển trỏ chuột về đầu văn bản.

- Command + ↓: Di chuyển trỏ chuột xuống cuối văn bản.

- Command + ←: Di chuyển trỏ chuột về đầu dòng hiện tại.

- Command + →: Di chuyển trỏ chuột về cuối dòng hiện tại.

- Option + →: Di chuyển điểm chèn văn bản vào cuối của từ tiếp theo.

- Option + ←: Di chuyển điểm chèn văn bản đến phía trước của từ trước đó.

- Shift + ←: Mở rộng phần text đã chọn 1 ký tự sang trái.

- Shift + →: Mở rộng phần text đã chọn 1 ký tự sang phải.

- Control + A: Di chuyển về đầu dòng hoặc đầu đoạn.

- Phím tắt MacBook Control + E: Di chuyển đến cuối dòng hoặc cuối đoạn.

- Control + F: Di chuyển sang phải một ký tự.

- Control + B: Di chuyển sang trái một ký tự.

- Control + L: Tìm con trỏ nhanh.

- Control + P: Di chuyển lên 1 dòng.

- Control + N: Di chuyển xuống 1 dòng.

- Control + O: Chèn một dòng mới sau con trỏ.

- Control + T: Đổi ký tự chữ cái hiện tại con trỏ và chữ phía trước.

- Command + {: Căn lề trái.

- Command + }: Căn lề phải.

- Shift + Command + |: Phím tắt MacBook căn giữa.

- Option + Command + F: Chuyển đến mục tìm kiếm nâng cao.

- Option + Command + T: Hiện hoặc ẩn toolbar trên ứng dụng.

- Option + Command + C: Sao chép định dạng của văn bản.

- Option + Command + V: Dán định dạng đã sao chép vào một đoạn văn bản khác.

- Shift + Command + ?: Mở menu Help.

- Shift + Command + +: Tăng kích thước các mục đã chọn.

- Shift + Command + -: Giảm kích thước các mục đã chọn.

Như vậy chúng tôi chia sẻ xong các phím tắt MacBook các bạn có thể tham khảo ngay nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.