Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt lớp 10

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Chi tiết)

Video hướng dẫn giải

a. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau:

- Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

- Vàng thì thử lửa thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời"

Trả lời:

Câu thứ nhất:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại. Nội dung câu ca dao khuyên người ta phải biết lựa chọn ngôn từ sao cho nói năng đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt tôn trọng và giữ phép lịch sự hãy biết lựa chọn từ ngữ, cách nói như thế nào để người nghe hiểu mà vẫn vui vẻ, đồng tình.

Câu ca dao cho thấy đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là luôn coi trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm của người nghe.

Từ đây rút ra bài học: Khi nói năng trong sinh hoạt hằng ngày, cần phải "lựa lời" sao cho có hiệu quả giao tiếp tình cảm cao nhất.

Câu thứ hai:

Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để thấy độ vang. Con người qua lời nói biết được tính nết như thế nào, là người thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, cục cằn.

Trong cuộc sống, có nhiều tiêu chuẩn được đưa ra để đánh giá một con người. Một trong những tiêu chí ấy là lời ăn tiếng nói. Người "ngoan" là người biết ăn nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết "kính trên nhường dưới".

b. Đọc đoạn trích (SGK, tr.114 - Bắt sấu rừng U Minh Hạ) và xác định ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Nhận xét về việc dùng từ ở đọan trích.

Trả lời:

* Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: đó là lời nói của nhân vật Năm Hên trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ của nhà văn Sơn Nam.

* Nhận xét về việc dùng chữ:

- Về nội dung: nói về vấn đề trong cuộc sống: cá sấu và việc bắt cá sấu.

- Về từ ngữ:

+ Xưng hô gần gũi, thân thuộc: tôi, bà con,...

+ Từ ngữ là khẩu ngữ: vậy thôi, chẳng qua là, cực lòng,...

+ Nhiều từ ngữ địa phương: ghe, xuồng, rượt,...

- Sử dụng nhiều câu tỉnh lược, dùng phối hợp câu cảm thán, câu hỏi, câu trần thuật,...

Loigiaihay.com

  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt lớp 10

    Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt (chi tiết)

    Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt trang 65 SGK Ngữ văn 10.Câu 1. Trong câu tục ngữ“Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ “đứng” và được sử dụng theo nghĩa như thế nào?

  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt lớp 10

    Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ. Câu 1: Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa.

  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt lớp 10

    Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn. Câu 1: - Trong những đêm cô đơn, buồn hổ, người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư.

  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt lớp 10

    Soạn bài Hồi trống cổ thành - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Hồi trống cổ thành - La Quán Trung. Câu 1: -Trương Phi phẫn nộ đòi giết Quan Công vì khăng khăng buộc tội Quan Công ở với Tào Tháo là phản bội lời thể vườn đào, là trượng phu mà lại thờ hai chúa

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

I. Ngôn ngữ sinh hoạt

1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, thường dùng trong giao tiếp để trao đổi thông tin, bày tỏ thái độ, tình cảm…

Ví dụ:

- Lan ơi! Đi học đi!

- Chờ tớ một chút!

- Ừ, nhanh lên nhé!

2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

  • Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở dạng nói (độc thoại, đối thoại) hoặc dạng viết (nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ).
  • Trong các tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện, tức là dạng mô phòng lời thoại tự nhiên, nhưng được sáng tạo theo các thể loại văn bản khác nhau: kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết…

Tổng kết:

  • Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng trong giao tiếp để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm… đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.
  • Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.

3. Luyện tập

a. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau:

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

*

Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

Gợi ý:

- Câu 1: Khẳng định ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó khuyên nhủ con người cần phải lựa chọn cách nói năng sao cho phù hợp với đối tượng, mục đích giao tiếp.

- Câu 2: Lời nói có ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức của mỗi người. Qua đó khuyên nhủ con người cần phải ăn nói lịch sự, nhã nhặn.

b. Trong đoạn trích trong SGK, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Anh chị có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đoạn trích này.

- Trong đoạn trích từ truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói của nhân vật (nhân vật Năm Hên).

- Cách dùng từ ngữ:

  • Xưng hô theo ngôi thứ nhất: tôi
  • Sử dụng các từ ngữ địa phương mang “đặc trưng Nam Bộ”: r ượt (đuổi) người, cực (phiền, đau) lòng, phú quới (phú quý)…
  • Sử dụng nhiều khẩu ngữ: có vậy thôi, là xong chuyện, chẳng qua là, cực lòng biết bao…

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Xuất bản ngày 08/09/2020 - Tác giả: Tâm Phương

Hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, trả lời câu hỏi trang 113 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1.

Mục lục nội dung

  • 1. Nội dung kiến thức cơ bản
  • 2. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạtngắn gọn nhất
  • 3. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạtchi tiết
  • 4. Tổng kết

Nội dung soạn bàiPhong cách ngôn ngữ sinh hoạtđược Đọc Tài Liệu biên soạn nhằm mục đích giúp các em học sinh nắm được các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với những đặc trưng cơ bản của nó. Đồng thời nâng cao kỹ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Với nhữnghướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1dưới đây các emkhông chỉsoạn bài tốtmà cònnắm vững các kiến thức quan trọng của bài họcnày.

Cùng tham khảo ngay nhé !

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt lớp 10

Nội dung kiến thức cơ bản

I. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

- Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,... đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

II. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

- Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.

Tham khảo thêm:Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (chi tiết)

  • Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (ngắn nhất)
  • Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (siêu ngắn)

I, Ngôn ngữ sinh hoạt

1, Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

- “Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.”

2, Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

- “Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.”

3, Luyện tập

a. Nội dung 2 câu ca dao:

- “Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

⇒ Câu ca dao khuyên chúng ta hãy dùng những lời hay, lẽ phải để đối đáp với nhau trong cuộc sống, dùng ngôn từ phù hợp với từng hoàn cảnh bởi mỗi lời ta nói ra là do ta quyết định, nó hoàn toàn miễn phí chính vì thế hãy lựa lời để nói với nhau.

- “Vàng thì thử lửa thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”

⇒ Đặc điểm để nhận biết vàng thật hay không thì ta hãy thử qua lửa, qua than, muốn biết chuông có giá trị hay không thì phải thử tiếng âm thanh của chuông phát ra, còn nếu muốn biết tâm hồn, bản chất con người thì thì hãy đánh giá qua cách họ giao tiếp.

b. Trong đoạn trích, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện dưới dạng nói (lời thoại của ông Năm Hên)

Lời nói của ông Năm Hên có những đặc điểm:

+ Câu hỏi tu từ vừa hỏi và cũng để khẳng định sấu không rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt

+ Nhân vật dùng nhiều từ ngữ chỉ địa danh cụ thể như Rạch Giá, Cà Mau, Rạch Cà Bơ He cùng với từ ngữ mang đậm đặc trưng Nam bộ như phú quới, ngặt,..