Phòng tài chính trong ngân hàng

Cơ cấu của Bộ Tài chính hiện nay được cơ cấu tổ chức thành nhiều vụ, cục khác nhau, mỗi đơn vị đều có một chức năng chuyên trách riêng. Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính là một đơn vị trong các đơn vị đó. Vai trò của Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp thông tin về Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

Phòng tài chính trong ngân hàng

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

* Cơ sở pháp lý:

 Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính

– Quyết định số 289/QĐ – BTC ngày 07 tháng 03 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

1. Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính là gì?

Tại Khoản 6 Điều 3 của Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính quy định như sau:

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

…..

6. Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.”

Xem thêm: Các loại nghĩa vụ tài chính, khoản tiền phải nộp của người sử dụng đất

Từ quy định này, nhận thấy rằng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính là đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

Và tại Điều 1 Quyết định số 289/QĐ- BTC cũng quy định rằng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính là đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Đây chính là cơ quan nhà nước, đóng vai trò giúp đỡ, thực hiện nhiệm vụ cho Bộ Tài chính,

2. Chức năng của Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính: 

Điều 1 Quyết định số 289/QĐ- BTC quy định về chức năng của Vụ Tài chính ngân hàng như sau:

“Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (gọi tắt là Vụ Tài chính ngân hàng) là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý thị trường tài chính và dịch vụ tài chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; quản lý nhà nước về tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính; quản lý nhà nước về hoạt động xổ số, đặt cược, casino, trò chơi điện tử có thưởng, các quỹ tài chính nhà nước và các định chế tài chính khác.”

Quy định này đã chỉ rõ chức năng của Vụ Tài chính ngân hàng đó chính là quản lý thị trường tài chính và dịch vụ tài chính. Quản lý tài chính- ngân hàng là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính. Và để chuyên môn hóa nhiệm vụ của Bộ Tài chính, thì Vụ Tài chính ngân hàng có trách nhiệm quản lý thị trường tài chính. Ngay từ tên gọi “Vụ Tài chính ngân hàng và tổ chức tài chính, chúng ta đã thấy rõ được đối tượng mà Vụ quản lý đó chính là các ngân hàng và tổ chức tài chính. Đây chính là các chủ thể chủ chốt trong thị trường tài chính. Thông qua việc quản lý tài chính của các ngân hàng, tổ chức tài chính, Vụ Tài chính ngân hàng có thể quản lý được tình hình tài chính trên toàn quốc.

3. Nhiệm vụ của Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính

Nhiệm vụ Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính được quy định tại Điều 2 của Quyết định số 289/QĐ- BTC, bao gồm các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ đầu tiên đó chính là tham gia vào công tác xây dựng pháp luật. Pháp luật chính là cơ sở để triển khai các hoạt động khác. Là cơ quan quản lý chuyên trách quản lý các ngân hàng và tổ chức tài chính, Vụ Tài chính ngân hàng sẽ trực tiếp xây dựng các quy định dựa trên các cơ sở tài chính nền tảng.  Bên cạnh việc xây dựng các dự án luật, văn bản quy phạm pháp luật thì Vụ Tài chính cũng thực hiện xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế. chính sách về phát triển thị trường tài chính nói chung. Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chính là những mục tiêu, hướng phát triển cũng như quy mô của hoạt động của tài chính nói chung. Với sứ mệnh quản lý, thì Vụ Tài chính sẽ trực tiếp xây dựng nên các hướng đi đó, định hướng con đường phát triển hợp lý với nền kinh tế quốc dân.

Nhiệm vụ tiếp theo đó chính là việc “Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Vụ”. Nhiệm vụ này thể hiện nét nhất về chức năng quản lý của Vụ Tài chính ngân hàng. Sau khi các văn bản pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt và ban hành thì đến giai đoạn thực hiện nó. Vai trò của Vụ Tài chính ngân hàng trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng, khi trực tiếp triển khai thực hiện, phân các giai đoạn, nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, tổ chức, cá nhân. Và hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các văn bản, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch cho các chủ thể để giúp các chủ thể thực hiện hình dung tốt nhất về việc thực hiện những nhiệm vụ được giao. Và song song với đó chính là việc Vụ Tài chính ngân hàng sẽ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đó.

Xem thêm: Vay tiền công ty tài chính không thanh toán xử lý thế nào?

Mặc dù phạm vi quản lý của Vụ Tài chính ngân hàng chỉ là một phần của tài chính quốc gia, nhưng vai trò của nó thì không thể thiếu, do đó, mà Vụ Tài chính ngân hàng cũng có nhiệm vụ đó chính là tham gia xây dựng chiến lược, chính sách tài chính quốc gia. Việc tham gia của Vụ Tài chính ngân hàng tạo nên sự đồng nhất giữa phạm vi quản lý của Vụ Tài chính ngân hàng với các bộ phận khác của tài chính quốc gia, tránh sự khập khiễng, không đồng nhất.

Tại Khoản 4 của Điều 2 quy định về nhiệm vụ: “Xây dựng báo cáo kinh tế vĩ mô, tổng hợp các chính sách và giải pháp tài chính theo sự phân của Bộ trưởng Bộ Tài chính”. Đây là nhiệm vụ thực hiện tổng quát lại nền kinh tế để báo cáo lên Bộ Tài chính, từ đó giúp có một cái nhìn tổng quan nền kinh tế, nhìn nhận được những khuyết điểm và tìm ra hướng khắc phụ.

Nhiệm vụ trọng tâm nữa của Vụ Tài chính ngân hàng được quy định tại Khoản 5 Điều 2, đó chính quản lý thị trường tài chính và dịch vụ tài chính. Nhiệm vụ này của Vụ Tài chính ngân hàng được thể hiện qua nhiều hoạt động khác nhau. Trong nhiệm vụ này, thì Vụ Tài chính ngân hàng đóng vai trò là đầu mối xây dựng, cũng tham vào việc xây dựng chính sách, văn bản về quản lý thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, chính sách liên kết giữa thị trường tài chính và thị trường tiền tệ. Các chính sách chính là kim chỉ nam cho các hoạt động khác trong thị trường tài chính, thị trường tiền tệ.

Thị trường chứng khoán là bộ phận không thể thiếu trong thị trường tài chính, do đó, Vụ Tài chính ngân hàng cũng thực hiện hoạt động quản lý trên thị trường này bằng việc xây dựng cơ chế. chính sách về thị trường chứng khoán. Chứng khoán bao gồm nhiều loại hình khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư,… Phạm vi quản lý của Vụ Tài chính ngân hàng không chỉ dừng lại ở đây, mà Vụ Tài chính ngân hàng còn có quyền quản lý các định chế tài chính hoạt động trên thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng như các Sở Giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký, công ty chứng khoán,…

Hoạt động quản lý của Vụ Tài chính ngân hàng còn thể hiện sự sâu rộng trong việc tham gia xây dựng những chiến lược, lộ trình, cơ chế phát triển thị trường trái phiếu, hoạt động huy động vốn,…. Quỹ hưu trí tự nguyện cũng là một thành phần đặc thù của tài chính, nên Vụ Tài chính ngân hàng cũng có những hoạt động thực hiện quyền quản lý riêng biệt như việc ban hành cơ chế, chính sách về loại quỹ,…

Đúng như tên gọi Vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính khác, thì nhiệm vụ của Vụ Tài chính ngân hàng bao gồm nhiệm vụ quản lý tài chính đối với hoạt động ngân hàng và các tổ chức tín dụng (Khoản 6). Nhiệm vụ quản lý này cũng thể hiện qua việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính sách; xây dựng, tổ chức, kiểm tra trong việc in, đúc tiêu hủy tiền và ngoại hối; xử lý các vấn đề tài chính liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tín dụng,…

Trong lĩnh vực tín dụng chính sách thì Vụ Tài chính ngân hàng tham gia xây dựng: cơ chế tín dụng chính sách của nhà nước; cơ chế quản lý tài cính đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam, ngân hàng Chính sách xã hội; lãi suất cho vay tín dụng; hạn mức được Chính phủ bảo lãnh phát hành trái phiếu,…

Đối với tài chính Nhà nước và định chế tài chính khác, thì Vụ Tài chính ngân hàng cũng xây dựng cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý tài chính đối với các quỹ tài chính, tổ chức tài chính đặc thù, cơ chế quản lý về tài chính đối với hoạt động dịch vụ đòi nợ.

Xem thêm: Mẫu giấy bảo lãnh tạm trú, cam kết bảo lãnh nhân sự, bảo lãnh tài chính

Tại Khoản 9 Điều 2 quy định về nhiệm vụ của Vụ Tài chính ngân hàng trogn hoạt động xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử. Đây chính là những lĩnh vực khá mới ở Việt Nam và có thể xảy ra tình trạng lạm dụng thực hiện tội phạm như rửa tiền, lửa đảo,… nên đặt ra nhu cầu quản lý là vô cùng cần thiết. Vụ Tài chính ngân hàng sẽ giúp đỡ Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý về những lĩnh vực này và thực hiện quyền kiểm tra, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật.

Ngoài ra thì Vụ Tài chính ngân hàng còn rất nhiều nhiệm vụ khác như giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện một số quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các tổ chức tài chính, doanh nghiệp hay nhiệm vụ của thành viên.

Tham gia vào việc xây dựng về chính sách pháp luật, đơn giá tiền lương,….

Thực hiện xử lý các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; thống kê, phân tích, đánh giá và dự báo thu chi ngân sách nhà nước; phổ biến pháp luật, hợp tác quốc tế,…

Chúng ta nhận thấy rằng quy định tại Điều 2 này đã quy định rất rõ nét về nhiệm vụ của Vụ Tài chính ngân hàng, việc quy định cụ thể này nhằm thể hiện sự chuyên môn hóa trong thực hiện nhiệm vụ của Vụ.

4. Cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính: 

Tại Điều 3 của Quyết định số 289/QĐ – BTC ngày 07 tháng 03 năm 2018 quy định Vụ Tổ chức tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính như sau:

” 3. Vụ Tài chính ngân hàng có các phòng:

a) Phòng Thị trường tài chính.

Xem thêm: Cơ chế tự chủ là gì? Cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan nhà nước

b) Phòng Ngân hàng.

c) Phòng Các định chế tài chính.

d) Phòng Xổ số và trò chơi có thưởng.”. 

Từ quy định này, thì chúng ta đã nhận thấy Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính đã xây dựng nên các phòng chuyên biệt trong cho nhóm các đối tượng quản lý khác nhau. Việc tách ra như vậy thể hiện sự chuyên biệt hóa hoạt động quản lý của từng phòng trong thực hiện nhiệm vụ của Vụ.