Phương pháp dạy con học tiếng việt lớp 1

Phương pháp dạy học sinh lớp 1 nhanh biết đọc Tiếng Việt

Bàn về Phương pháp dạy học sinh lớp 1 nhanh biết đọc Tiếng Việt. Hãy giúp các bé nhanh biết đọc hơn bằng các phương pháp đúng đắn.

Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới chuyện học sinh lớp 1 học tập đọc.

1. Một số vấn đề hình thành kỹ năng đọc viết cho học sinh lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa [SGK] Tiếng Việt lớp 1 hiện nay

Thực tế phương pháp dạy tập đọc ở nhà trường hiện nay chưa chú trọng đến cách dạy học sinh ghép âm vần theo hình thức xuôi – ngược, hầu như chỉ dạy học sinh cách ghép xuôi, cho nên để đọc được các vần có cấu trúc: Âm chính + âm cuối -> vần [ac, im..] theo phương pháp nhà trường thì các em phải có đủ một khoảng thời gian rất dài sau quá trình đọc và ghép xuôi thuần thục.

Cụ thể: theo chương trình dạy môn Tiếng Việt lớp 1 hiện hành trong nhà trường Tiểu học, đến bài 29 [của phần học vần SGK Tiếng Việt 1] học sinh mới được học các vần có cấu trúc [ Âm chính + âm cuối -> vần ] tức là ở tuần thứ 7 của học kỳ I của học sinh lớp 1 mới bắt đầu học vần.

Như vậy, thời gian hình thành kỹ năng học vần và ghép các cấu trúc âm tiết có từ 3 âm trở lên của học sinh lớp 1 như hiện nay chưa tạo điều kiện đủ cho học sinh có thời gian luyện tập kỹ năng đọc, viết tiếng Việt thuần thục lên mức kỹ xảo, để học sinh có thể triển khai mức độ đọc chữ thuần thục trên tất cả ngữ âm tiếng Việt. Cho nên hiện nay ở các trường Tiểu học nông thôn, những học sinh ở các khối lớp 1, 2, 4, 5 [ đặc biệt là học sinh Khmer] vẫn chưa đọc thông viết thạo tiếng Việt, đây là thực tế rất phổ biến.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng: Những học sinh đọc được vần ngược theo cấu trúc Âm chính + âm cuối [ a- c -> ac] thì hầu như các em đọc được tất cả các âm tiết có cấu trúc Âm đầu + vần + dấu thanhtrong tiếng Việt, chỉ khác nhau là mức độ đọc thuần thục ở mỗi em.

Ngược lại, nếu những học sinh nào chưa hình thành được thao tác ghép âm vần theo cấu trúc Âm chính + âm cuối [ a- c -> ac] thì các em không thể đọc được các vần theo cấu trúc đó và càng không thể đọc được các chữ trong tiếng Việt có từ 3 âm trở lên theo cấu trúc [Âm đầu + vần + dấu thanh ].

Từ đó chúng tôi có thể kết luận, trong quá trình dạy trẻ đọc nếu trẻ chưa nắm được phương pháp cấu trúc các âm tiết ở các dạng khái quát [Âm chính + âm đầu-> vần]; [Âm đệm + âm chính-> vần] thì các em sẽ không thể triển khai hành động đọc trên tất các âm tiết có cấu trúc [Âm đầu + vần + dấu thanh-> âm tiết ].

Như vậy, muốn trẻ em nhanh biết đọc người dạy cần xác định đúng tầm quan trọng của giai đoạn hình thành kỹ năng đọc và ghép âm tiết, phải tổ chức cho các em làm việc trực tiếp với con chữ thông qua các hình thức cụ thể như hình thành thao tác đọc, thao tác ghép, phải lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để đẩy nhanh tốc độ hình thành kỹ năng đọc và ghép âm tiết cho trẻ càng sớm càng tốt, thời gian còn lại trong năm học các em sẽ đủ điều kiện củng cố, tập luyện kỹ năng đọc lên mức kỹ xảo.

2. Đề xuất phương pháp dạy học sinh lớp 1 nhanh biết đọc biết viết tiếng Việt

Để dạy học sinh học cách phát âm và cách ghép âm tiết đồng thời, chúng tôi sử dụng một bảng chữ cái tổng hợp làm phương tiện trực quan, cũng đồng thời là nội dung dạy học. Bảng chữ cái tổng hợp được thiết kế theo một số nguyên tắc nhất định, và người dạy cần phải vận hành đúng tinh thần của những nguyên tắc đó.

Ưu điểm của cách dạy này là cùng một lúc, học sinh phát âm và ghép được rất nhiều âm tiết theo các cấu trúc khác nhau, từ dễ đến khó, hơn thế nữa, học sinh không chỉ dừng lại ở số lượng nắm được bao nhiêu âm, vần, tiếng, mà cái quan trọng là qua cách dạy theo phương pháp ngữ âm trực tiếp – tổng hợp này dựa cơ sở định hướng khái quát, học sinh sẽ nhanh chóng biết được cách phát âm, cách kết hợp các dạng khái quát theo các cấu trúc âm vần.

Chẳng hạn như các dạng cấu trúc đơn giản Âm chính + âm cuối -> vần [ a – m -> am], Âm đệm + âm chính -> vần [ o – a ® oa] và các âm vần khó: Âm đệm + âm chính + âm cuối -> vần. Ngược lại nếu chúng ta dạy cho học sinh đọc chữ với mục đích là cung cấp từng âm vần một, để học sinh học – nhớ các âm vần đó, theo hình thức tăng dần về số lượng tích lũy được thì đó chưa phải là phương pháp tối ưu để giúp học sinh nhanh biết đọc tiếng Việt. Vì trong tiếng Việt có hơn 115 âm tiết được xếp theo vần, nhưng không tính thành phần âm đệm khi sắp xếp, ví dụ vần [oa].

Như vậy trong một thời gian nhất định, chúng ta không thể cung cấp để học sinh nhớ hết số lượng các âm vần đó để triển khai các thao tác cần thiết đọc chữ, quan trọng hơn là dạy học sinh nắm được phương pháp chung nhất về đọc và ghép âm tiết, sau đó biết cách cụ thể hóa vào các tình huống riêng, cũng như biết triển khai đúng các thao tác của kỹ năng đọc chữ ở tất cả các ngữ âm tiếng Việt. Học sinh đạt được mức độ triển khai thuần thục như vậy thì mới cho là biết đọc chữ.

3. Kết luận: Theo phương pháp đọc tiếng Việt hiện nay có nhiều điểm chưa đẩy nhanh tốc độ đọc chữ thuần thục ở học sinh:

Thứ nhất: cách đọc chữ chủ yếu dạy học sinh ghép xuôi các âm tiết, ít chú ý đến ghép ngược. Vì vậy, ở giai đoạn này học sinh chưa có kỹ năng đọc vần và phân tích cấu trúc các loại âm tiết. Cụ thể: ngay từ bài đầu [ Bài 1 SGK Tiếng Việt 1] các em được giới thiệu lần lượt các âm, vần cụ thể e, b, … cho đến hết bài 26 thì học sinh mới nhận biết được hết 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt in ở trang đầu SGK Tiếng Việt lớp 1, qua bài 29 thì các em mới được học từng vần, cụ thể; Bài 29 học sinh học vần [ ia ]..

Như vậy, để phát âm được các âm vần có cấu trúc Âm chính + âm cuối -> vần [ac, am, at..] thì theo chương trình học tiếng Việt của học sinh lớp một phải đến tuần thứ 7, các em mới có thể cấu trúc các âm tiết. Trong khi đó, ở tuần thứ nhất, theo phương pháp của chúng tôi đã bắt đầu thực hiện.

Thứ hai: việc sử dùng nhiều tranh ảnh trong giai đoạn phát âm và ghépvần, ở SGK Tiếng Việt 1 như hiện nay, sẽ dẫn đến hiện tượng học sinh nhìn tranh – đọc chữ, đây là tính chất đặc trưng khi dạy trẻ mẫu giáo lớn, chính điểm này dẫn đến tình trạng học vẹt của học sinh Tiểu học ở đầu cấp. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng phổ biến ở những học sinh đã học xong chương trình lớp một nhưng chậm biết đọc tiếng Việt.

Tin tức - Tags: học sinh lớp 1, tập đọc, tiếng Việt
  • 5 việc cha mẹ nên làm để giúp con phát triển vốn từ vựng

  • 8 bí quyết dạy con theo kiểu Nhật

  • 7 bài học cần thiết nhất khi giáo dục trẻ em

  • Chia sẻ “bí quyết” dạy trẻ học lớp 1 hiệu quả

  • 35 cách rèn luyện trí thông minh cho trẻ nhỏ

  • Các đơn vị đo trong chương trình Toán tiểu học

  • Quốc kỳ Na Uy ẩn chứa hình ảnh của những nước nào?

Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc luôn đặt ra thách thức với các bậc phụ huynh, nhất là khi trẻ không chịu hợp tác hoặc tỏ ra khó tiếp nhận kiến thức mới. Dưới đây là tổng hợp các phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc nhanh và hiệu quả.

1. Kết hợp ví dụ sinh động với từng chữ cái

Để có thể có một phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc đúng cách, bạn cần tạo cho phương pháp của mình sự dễ dàng và hứng thú, thu hút trẻ thực hành. Có một cách khá đơn giản để bạn có thể tạo sự hứng khởi và khả năng nhớ mặt chữ lâu cho trẻ. Bạn hãy sử dụng tấm thẻ nhỏ in hình chữ cái kèm theo đó là hình ảnh về thế giới xung quanh có xuất hiện chữ cái đó. Đó có thể là biển báo giao thông, quần áo, con vật, đồ vật,… Nhờ vậy, trẻ sẽ có sự thích thú và dễ tiếp thu hơn nhờ não bộ “in đậm” những hình ảnh thú vị xuất hiện.

bảng chữ cái tiếng việt 1

Bên cạnh đó, bạn hãy cố gắng dạy trẻ ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào thuận tiện chứ không gò bó trẻ học trên bàn học. Khi đi siêu thị, bạn có thể chỉ cho bé những món đồ thú vị và yêu cầu bé đánh vần. Nếu bé quên, hãy nhẫn lại nhắc nhở và đánh vần chính xác lại cho bé. Học qua thực tế sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn việc cầm sách vở ngồi đọc “vẹt” đấy.

>>> Xem thêm: Cách Dạy Trẻ Lớp 1 Viết Đúng Chính Tả – 4 Kinh Nghiệm Hiệu Quả Nhất

2. Không quan trọng việc phát âm 

Khi mới tập đọc, có thể trẻ sẽ không thể phát âm chuẩn như người lớn. Vì vậy, bạn đừng quá chú trọng việc này mà hãy để trẻ được thoải mái. Nếu bạn cố gượng ép trẻ cho bằng được, sẽ khiến trẻ nhanh chóng nản lòng và chán ghét việc tập đọc. Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc cần rất nhiều sự tinh tế, mềm mỏng của bạn để có thể mang lại hiệu quả nhanh và tốt nhất. Hãy coi việc dạy trẻ phát âm chuẩn là bước tiến cao hơn trong quá trình học tập chứ không phải mục đích đầu tiên. Bạn hãy tin rằng khả năng phát âm của con bạn sẽ mau chóng được sửa chữa và cải thiện trong quá trình học tập và giao tiếp sau này.

Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập Đọc Nhanh Và Hiệu Quả

Vì vậy, thay vì bạn tạo áp lực cho con mình như trách mắng nặng lời hoặc phạt trẻ, hãy động viên và tạo thêm nhiều hứng thú hơn nữa. Sự vội vàng, nóng nảy chỉ khiến trẻ không tập trung được vì áp lực và sợ hãi, dẫn đến ý nghĩ lảng tránh, ghét học và lười biếng hơn. Tuy nhiên, để giải quyết những vấn đề như trẻ biếng học, bạn không nên sử dụng đòn roi vì sẽ khiến trẻ trở nên ngang bướng, khó bảo hơn. Cũng không nên sử dụng phương pháp quá “dịu dàng” vì có thể không đủ khiến trẻ trở lên tự giác hơn. Hãy nhớ, bạn là người hiểu con mình hơn bất kỳ ai. Bạn hãy cố gắng tìm hiểu và nhận biết tính cách của con để có thể tìm ra phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc nhanh và hiệu quả nhất.

3. Để trẻ học đi đôi với hành

Bạn nên để trẻ học đi đôi với hành để tránh tình trạng bé học “vẹt”, mau quên

Bạn hãy cho trẻ được đọc và viết cùng một lúc. Đây là một phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc nhanh nhất. Song song với việc cho trẻ đọc và phát âm, hãy dạy trẻ viết chữ cái đó. Như vậy bạn sẽ tránh được tình trạng trẻ học “vẹt”. Con của bạn sẽ học thuộc chữ cái nhanh hơn rất nhiều so với việc học mà không thực hành. Khi bàn tay hoạt động để tự viết thành chữ sẽ kích thích bộ não của trẻ hoạt động hiệu quả, giúp trẻ học nhanh và nhớ lâu gấp nhiều lần.

Khi dạy trẻ viết chữ, bạn còn cần kiên nhẫn hơn dạy trẻ tập đọc nhiều lần. Bởi vì khả năng viết đòi hỏi nhiều kỹ năng của trẻ hơn việc tập đọc rất nhiều. Vì vậy bạn đừng vội vàng bắt ép con viết chữ thật đẹp. Nét chữ ban đầu của trẻ có thể rất xấu, nhưng hãy để trẻ có niềm vui luyện chữ. Luyện tập nhiều sẽ giúp trẻ viết chữ đẹp dần lên.

4. Học chữ cái thường trước chữ cái hoa

Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc muốn đạt được hiệu quả thì cần phải theo một trình tự nhất định. Bạn cần dạy bé chữ thường rồi sau đó mới chuyển qua dạy chữ hoa sau khi trẻ đã thuộc hết chữ cái thường. Điều này giúp trẻ không cảm thấy bị lộn xộn, nhiều “khái niệm” phức tạp khi học chữ cái. Trước khi trẻ chưa thuộc hết chữ thường, bạn tuyệt đối đừng để trẻ chuyển sang học chữ khác. Học phần nào phải xong và nắm thật chắc phần đó mới có thể khiến trẻ nhớ lâu và không bị lẫn lộn.

Chữ viết thường là chữ viết chủ đạo trong tất cả các sách báo, tạp chí, sách giáo khoa. Khi trẻ vào lớp 1, trẻ sẽ tiếp xúc với loại chữ thường thường xuyên. Vì vậy, bạn cần ưu tiên cho trẻ học chữ thường trước. Trong khi chữ viết hoa chiếm tỷ lệ ít hơn rất nhiều. Vì vậy, sau khi trẻ thông thạo hết chữ thường, bạn sẽ có thể giải thích cặn kẽ và chuyển sang dạy trẻ chữ hoa một cách tốt nhất.

5. Để trẻ được nghe bạn đọc sách hàng ngày

Đây là phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc trơn chu tuy không có hiệu quả trực tiếp, nhưng rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Phương pháp này rất được khuyến khích sử dụng cho các bậc cha mẹ khi nuôi dạy con mình tập đọc. Ngoài giúp trẻ có khả năng nhận biết nhiều âm tiết, đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày còn khơi dậy sự yêu thích và hứng thú cho trẻ đối với chữ cái và sách.

Việc đọc sách rất tốt cho thói quen của trẻ sau này. Mỗi ngày, dù bạn có bận rộn cũng nên dành ít nhất 30 phút đọc sách cho trẻ. Cần phải duy trì thói quen này thường xuyên cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Như vậy khi lớn lên, trẻ sẽ có khả năng tập trung và sự tìm tòi, yêu thích với những cuốn sách. Bạn nên chọn các thể loại sách đa dạng từ truyện cổ tích, truyện thiếu nhi đến sách nấu ăn, sách khám phá khoa học, tạp chí,…

Khi còn nhỏ, khả năng tiếp thu của trẻ tốt nhưng thường mất tập trung và ham chơi. Vì vậy, để phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc được áp dụng một cách hiệu quả, thì quan trọng nhất vẫn là khả năng kiên nhẫn của các bậc cha mẹ. Bạn hãy cố gắng kiên trì dạy bảo bé, từng chút từng chút một để khơi dậy lên niềm đam mê và hứng thú ham học hỏi của con trẻ. Chúc bạn sớm đạt được thành công.

6. Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần chữ cái

Bước đầu tiên trước khi dạy trẻ lớp 1 tập đọc, người lớn cần giúp trẻ ghi nhớ rõ 29 chữ cái trong Tiếng Việt. Có rất nhiều cách khác nhau để dạy trẻ chữ cái như: dùng bộ thẻ dạy trẻ biết đọc sớm, dạy chữ cái thông qua hình ảnh minh họa, hoặc dạy trẻ học chữ cái thông qua trò chơi học tập [vận động],…

Đối với trẻ chuẩn bị vào lớp 1, thì việc dạy chữ cái trở nên khó khăn hơn. Bởi giai đoạn này, trẻ chưa thực sự chuẩn bị tâm lý cho vấn đề học tập. Hoạt động chủ đạo của trẻ ở trường mầm non vẫn là “vui chơi” hoặc học mà chơi – chơi mà học. Trẻ cần có thời gian làm quen với hình thức học tập trung và tiếp nhận nhiều kiến thức cùng lúc.

Làm thế nào để trẻ ghi nhớ 29 chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt?

Trẻ không thể ghi nhớ 29 chữ cái trong một sớm một chiều, việc học này có thể kéo dài 2-4 tháng, thậm chí là 6-12 tháng tùy vào khả năng của mỗi trẻ. Do đó, người lớn không được nôn nóng trong quá trình dạy trẻ học chữ cái. Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần cần có quá trình và đi tuần tự các bước, bắt đầu bằng việc nhận dạng 29 chữ cái, thanh dấu, phân biệt nguyên âm và phụ âm, sau đó tiến tới ghép vần và đọc Tiếng Việt.

Để trẻ ghi nhớ tốt 29 chữ cái, cha mẹ cần thực hiện những công việc sau:

– Một là: dạy trẻ đều đặn mỗi ngày 2-3 chữ cái. Tùy vào hứng thú và khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ, cha mẹ có thể tăng lên dạy trẻ 4-5 chữ cái/1 ngày. Tuy nhiên, cha mẹ không nên dạy con quá nhiều chữ cái/1 ngày bởi trẻ không thể nhớ hết ngần đấy chữ cái vào ngày hôm sau.

– Hai là: dạy chữ cái cho trẻ có hình ảnh đi kèm. Hình ảnh minh họa cho chữ cái là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc. Nó có tác dụng gây hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn mặt chữ cái. Ví dụ như: dạy đến chữ “a” – người lớn đưa ra hình ảnh “con gà”, dạy đến chữ “g” – cho trẻ xem hình ảnh “con gấu”.

– Ba là: dạy trẻ học chữ cái mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày. Người lớn có thể cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động sống bình thường. Ví dụ như: trong lúc xem tivi, mẹ có thể chỉ cho bé những chữ cái đơn giản và hướng dẫn trẻ đọc theo nó; trong khi đi dạo trên đường phố, cha mẹ có thể chỉ cho bé những biển hiệu đường phố chứa những chữ cái đã học,…

Có vô vàn cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1, chỉ cần cha mẹ biết đâu là phương pháp phù hợp với con em mình, vừa giúp con học tập hiệu quả mà không đánh mất thời gian vui chơi giải trí vốn có.

Giúp trẻ ghi nhớ bảng chữ cái đầu tiên

Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần

Sau khi trẻ nhớ hết 29 chữ cái trong Bảng chữ cái Tiếng Việt, phụ huynh tiến tới dạy trẻ phần thanh dấu bao gồm: hỏi, ngã, nặng, sắc, huyền. Kết thúc bước này, người lớn hướng trẻ sang ghép vần đơn giản.

Trong Tiếng Việt có 12 nguyên âm đơn bao gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y và 7 nguyên âm đôi được hình ghép từ các nguyên âm đơn: ia, yê, ua, uô, ưa, ươ. 17 phụ âm trong Tiếng Việt gồm có: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, t, v, x. Lấy lần lượt phụ âm ghép với nguyên âm đơn rồi thêm dấu và hướng dẫn trẻ cách đánh vần đúng. Ví dụ như: ba, bá, bà, bả, bạ, bã,…

Cứ như vậy ghép hết phụ âm với nguyên âm đơn [có dấu và không dấu], đến khi thuần thục thì chuyển sang ghép phụ âm với nguyên âm đôi [có dấu và không dấu]. Ví dụ như: bia, bía, bìa, bỉa, bĩa, bịa,… Những buổi học chữ đầu tiên, trẻ có thể gặp khó khăn trong cách ghép vần và phát âm, do trẻ chưa hiểu được nguyên lý thực sự của ghép vần Tiếng Việt. Tình trạng này sẽ được cải thiện dài sau 4-5 buổi học khi người lớn chỉ bảo tận tình và dạy trẻ cách phát âm chính xác âm-vần trong Tiếng Việt.

7. Lưu ý khi dạy trẻ lớp 1 đánh vần

Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc trơn chu có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ làm việc của người lớn và sự hợp tác của trẻ. Trong quá trình dạy trẻ học chữ cái [nhất là giai đoạn trẻ chuẩn bị vào lớp 1], người lớn thường đối mặt với tâm lý nôn nóng, vội vã, muốn con nhanh chóng biết đọc biết viết để bắt kịp bạn bè.

Đứng trước tình huống trẻ mải chơi, không tập trung học bài hoặc “chậm” tiếp nhận kiến thức, đa số trẻ mẹ nóng giận và quát tháo trẻ. Đấy chỉ là tâm lý bình thường của người lớn nhưng vô hình chung làm trẻ sợ hãi và không muốn tiếp tục việc học nữa. Dù chỉ là dạy chữ cái cho trẻ tại nhà, thì bố mẹ vẫn nên ghi nhớ những nguyên tắc sau của giáo dục đó là:

Bình tình, kiên trì với trẻ là điều quan trong nhất đi cùng với các phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc

Không phải đứa trẻ nào cũng có khả năng tiếp nhận bài học giống nhau, do đó với mỗi trẻ riêng biệt người lớn cần lựa chọn cách dạy học thích hợp. Cha mẹ nên hiểu rằng: hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mầm non là vui chơi, nhưng đến thời kỳ tiểu học thì hoạt động chủ đạo của trẻ lại là học tập. Trẻ phải có thời gian chuyển đổi và thích nghi dần với cách học tập mới mẻ.

Bước đầu dạy trẻ học chữ cái thường rơi vào tình trạng khó khăn và áp lực. Trẻ chỉ có thể học theo kiểu vừa học – vừa chơi [tức là làm quen với chữ cái thông qua trò chơi học tập]. Trẻ khó lòng tiếp nhận kiến thức nhanh và nhiều như cha mẹ mong muốn. Dẫu vậy, người lớn cũng nên bình tĩnh và kiên trì với trẻ. Tình trạng trẻ học chữ cái trước khi bước vào lớp 1 sẽ được cải thiện dần theo thời gian, khi mà trẻ nâng cao hơn nữa khả năng nhận thức và tập trung vào giờ học.

Dạy trẻ tập đọc nhanh qua các ứng dụng hữu ích

Dạy trẻ lớp 1 tập đọc nhanh với Vmonkey

VMonkey là ứng dụng học tiếng Việt cho trẻ Mầm non & Tiểu học theo Chương trình Giáo dục Phổ thông mới, bám sát chuẩn đầu ra cấp Tiểu học. Ứng dụng Vmonkey giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, nuôi dưỡng tâm hồn và khơi dậy tình yêu bằng tiếng Việt trong trẻ

Học vần chuẩn và nhanh nhất theo Chương trình học vần của sách giáo khoa mới giúp trẻ:

  • Đánh vần và phát âm tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái.
  • Đặt câu chuẩn ngữ pháp.
  • Con ko bị nói ngọng, bị ảnh hưởng bởi phương ngữ vùng miền.
  • Viết đúng chính tả.

Phụ huynh tìm hiểu thêm về ứng dụng tại đường dẫn học tiếng Việt với Vmonkey 

Dạy trẻ lớp 1 tập đọc nhanh qua Umbala

Umbalena là ứng dụng đọc truyện, sách tương tác hàng đầu cho trẻ em Việt Nam từ 2-10 tuổi.
Bằng tất cả tâm huyết và tình yêu trẻ thơ, Umbalena vẫn không ngừng sáng tạo nhằm mang đến một kho sách khổng lồ gồm hàng ngàn đầu sách thật sự chất lượng dành cho trẻ em Việt Nam.

Ứng dụng giúp các bé biết đọc nhanh và hiệu quả hơn

Phụ huynh có thể tham khảo và đăng ký Umbalena qua đường dẫn này

Hi vọng các cách giúp học sinh lớp 1 đọc tốt trên được các phụ huynh và thầy cô áp dụng cho các bé mỗi ngày.

Video liên quan

Chủ Đề