Phương thức biểu đạt tự sự là gì

Phương thức biểu đạt là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Chắc hẳn đây là câu hỏi của rất nhiều bạn học sinh khi học môn ngữ văn đúng không nào. Vậy thì trong bài viết này Làm Sao sẽ cùng bạn giải đáp vấn đề này nhé.

Bạn đang xem: Phương thức biểu đạt là gì

Phương thức biểu đạt là cách mà người viết truyền tải những thông tin, thông điệp đến với người khác. Qua đó thể hiện, bày tỏ những tình cảm, tâm tư và suy nghĩ của chính mình với những đối tượng đang đọc tác phẩm đó.

Phương thức biểu đạt tự sự là gì

Phương thức biểu đạt là cách truyền tải thông tin đến với người khác

Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, thông qua phương thức biểu đạt giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người hiểu nhau hơn & gần gũi nhau hơn. Bởi mỗi chúng ta đều muốn người khác hiểu đúng & đầy đủ suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Xác định đúng phương thức biểu đạt là một mảng kiến thức quan trọng thường xuất hiện trong phần Đọc – hiểu đề thi THPT môn Ngữ văn mà các bạn học sinh cần nắm vững. 

Phương thức biểu đạt tự sự là gì

Xác định phương thức biểu đạt là nội dung có trong đề thi Ngữ văn THPTQG

Có 6 loại phương thức biểu đạt mà các bạn cần xác định như sau: Tự sự, miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, nghị luận và hành chính – công cụ

Phương thức biểu đạt tự sự

Là phương thức trình bày các sự vật, sự kiện tạonên một mạch hoàn chỉnh không quan tâm đến quan điểm & thái độ tác giả. Hay kể lại một chuỗi câu chuyện có diễn biến liên quan đến nhau để khơi gợi về một nhân vật, vấn đề có ý nghĩa với người đọc.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận biệt được phương thức biểu đạt này qua các dấu hiệu như sau:

Có cốt truyện, chủ đề, tư tưởng rõ ràng và đầy đủCó nhân vật tự sự, sự việc, sự kiện xảy ra theo từng diễn biểnCó ngôi kể thích hợp.

Các thể loại thường gặp: Bản tin báo chí, văn bản tiểu thuyết, bản tường thuật tường trình hay trong các tác phẩm văn học nghệ thuật điển hình như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn….

Xem thêm:  Hướng dẫn cách làm video trên máy tính

Xem thêm: Objective-C Là Gì – Swift So Với Objective

Phương thức biểu đạt miêu tả

Với phương thức này, sẽ sử dụng từ ngữ, hình ảnh nhằm giúp người đọc liên tưởng được sự vật, hiện tượng được nói đến hoặc đang xảy ra một cách chân thực và sinh động nhất. Hoặc thông qua việc miêu tả đem đến cho người đọc hình dung rõ nét vế thế giới nội tâm từng nhân vật, con người.

Đặc trưng &cách nhận biết phương thức miêu tả như sau:

Sử dụng linh hoạt tính từ, động từ và các biện pháp tu từ. Có thể miêu tả chi tiết hình dáng bên ngoài và thế giới nội tâm con người. Đồng thời tái hiện lại đặc điểm sự vật, cảnh vật một cách dễ hiểu.

Văn tả người, tả phong cảnh, bút ký hay thơ là những thể loại thường xuất hiện phương thức biểu đạt này.

Phương thức biểu đạt biểu cảm

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy phương thức biểu đạt biểu cảm xuất hiện trong phần lớn nhiều loại văn bản như thơ, truyện hay vè… Thông qua việc bộc lộ những tâm tư, cảm xúc & nguyện vọng của con người.

Để nhận biết hình thức này, chúng ta có thể dựa vào qua những từ ngữ thể hiện cảm xúc, thái độ và tình cảm của sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu. Hay cảm xúc mà người viết gửi gắm ngay trong chính tác phẩm của mình.

Xem thêm: Mt Là Viết Tắt Của Từ Gì – Sự Khác Biệt Giữa Mt Và Tt

Phương thức biểu đạt thuyết minh

Là cách cung cấp, giảng giải, giới thiệu những kiến thức về một sự vật, hay một hiện tượng, nhân vật lịch sử nào đó mà con người chưa biết. Từ đó giúp mở rộng vốn kiến thức, hiểu biết của con người về các sự vật, hiện tượng đó

Phương thức biểu đạt thuyết minh thường được áp dụng trong các văn bản thuyết minh như: Văn thuyết minh về con vật, địa điểm du lịch, hay về một vấn đề khoa học nào đó….

Để nhận biết phương thức biểu đạt này, các bạn học sinh hãy chú ý đến những câu văn chỉ đặc điểm riêng, nên lên nổi bật của đối tượng để chúng ta hiểu rõ về chúng.

Phương thức biểu đạt nghị luận

Mục đích chính của phương thức biểu đạt nghị luận để đưa ra ý kiến, đánh giá hay bàn luận về một sự vật, sự việc hay sự kiện nào đó. Thông qua việc dùng những dẫn chứng, luận điểm, luận cứ để bày tỏ quan điểm cá nhân, dẫn dắt thuyết phục người đọc đồng tình theo quan điểm của mình.

Xem thêm:  Nominal interest rate là gì

Văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống… là những dạng văn bản thường áp dụng phương thức biểu đạt này. Cách nhận biện biết phương thức biệt nghị luận như sau:

Có quan điểm, vấn đề cần bàn luận, phân tíchCó các luận điểm, luận cứ để phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận…

Phương thức biểu đạt hành chính – công cụ

Những bản giấy xin phép nghỉ học, hợp đồng lao động… mà chúng ta thường gặp hàng ngày chính là dạng văn bản sử dụng phương thức biểu đạt hành chính công vụ.

Thường trong các đề thi đọc hiểu rất ít xuất hiện văn bản sử dụng phương thức biểu đạt này. Đây là hình thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa cơ quan với cơ quan, giữa quốc gia này với quốc gia khác dựa trên cơ sở pháp lý ( Quy định, thông tư, nghị định, báo cáo, đơn từ, hợp đồng).

Chú ý: Trong bài thi THPT Quốc gia, nếu xuất hiện dạng câu hỏi xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn thì các bạn có thể trả lời nhiều phương pháp nhé. Dưới đây là những mẹo cực hay giúp bạn dễ dàng nhận biết được đầy đủ các phương thức biểu đạt:

Tự sự: Trình bày diễn biển sự việc theo lối kể chuyện, có nguyên nhân và kết quảMiêu tả: Tái hiện, miêu tả sự vật, sự việc, cảnh vật và con người hiện ra trước mắtBiểu cảm: Bày tỏ cảm xúc, tình cảm nhân vậtNghị luận: Nêu nên ý kiến, đánh giá, bàn luận thuyết phục người khác theo quan điểm của mình. Thuyết minh: Giới thiệu, cung cấp, giảng giải… kiến thức nhằm mục đích giúp người đọc hiểu rõ về đối tượng, sự việc, sự kiện nào đó… Hành chính – Công vụ: Trình bày quyết định, hướng dẫn thể hiện quyền trách nhiệm của mỗi người…

Việc nắm vững khái niệm và cách nhận biết từng loại phương thức biểu đạt là gì cực kỳ quan trọng giúp các bạn học sinh ghi điểm trong bài thi THPT QG môn ngữ văn của chính mình. Đừng quên áp dụng & học theo kiến thức mà httl.com.vn/wiki đã tổng hợp và chia sẻ những mẹo hay để vượt qua bài thi nhé!

Chuyên mục: Kiến thức

Tự sự có thể gọi là tường thuật hoặc kể chuyện là thể loại văn cơ bản và được sử dụng phổ biến. Tự sự giúp trình bày và tái hiện lại câu chuyện, sự kiện, hiện tượng đến người nghe, người đọc. Vậy tự sự là gì? Đặc điểm và vai trò của tự sự?

Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn đọc các thông tim để giải đáp thắc mắc tự sự là gì?

Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Có thể hiểu, tự sự là văn bản kết nối các ý tưởng, khái niệm hoặc sự kiện, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi câu viết hoặc nói, hoặc một chuỗi hình ảnh.

Tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Cốt truyện được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng, bao gồm chi tiết sự kiện, xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cách, chi tiết nội thất, ngoại cảnh, phong tục, đời sống, văn hóa, lịch sử; lại còn có cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường mà không nghệ thuật nào tái hiện được.

Cấu trúc của một bài văn tự sự gồm ba phần:

– Mở bài: Giới  thiệu nhân vật và sự việc chính của câu chuyện.

– Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trình tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

– Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ của người kể.

Tự sự trong tiếng Anh là gì?

Chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm tự sự. Vậy Tự sự là gì trong tiếng Anh?

Tự sự trong tiếng Anh là narrative.

Cách đọc:    UK  /ˈnær.ə.tɪv/

US  /ˈner.ə.t̬ɪv/

Từ điển tiếng Anh Oxford định nghĩa tự sự như sau:

1/ A spoken or written account of connected events; a story (Một tài khoản nói hoặc viết về các sự kiện được kết nối; một câu chuyện).

2/ The practice or art of telling stories. (Thực hành hoặc nghệ thuật kể chuyện)

3/ A representation of a particular situation or process in such a way as to reflect or conform to an overarching set of aims or values. (Sự thể hiện một tình huống hoặc quá trình cụ thể theo cách để phản ánh hoặc phù hợp với một tập hợp các mục tiêu hoặc giá trị bao quát).

Đặc điểm của tự sự

1/ Nhân vật

Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản, nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,…

2/ Sự việc

Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,… Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

3/ Chủ đề

Mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa xã hội nhất định. Ý nghĩa đó được toát lên từ những sự việc, cốt truyện. Mỗi văn bản tự sự thường có một chủ đề; cũng có văn bản có nhiều chủ đề, trong đó có một chủ đề chính.

4/ Lời văn tự sự

Chủ yếu là kể người, kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, lai lịch, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. Đoạn trong văn tự sự thường là đoạn diễn dịch.

5/ Thứ tự kể

Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tứ tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết. Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó.

6/ Ngôi kể

Người đứng ra kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những ngôi kể khác nhau. Ngôi kể trong văn tự sự có thể là ngôi thứ nhất, bộc lộ được những tâm tư tình cảm, suy nghĩ trực tiếp của nhân vật một cách sâu sắc; có thể được kể theo ngôi thứ ba, thể hiện được sự khách quan với câu chuyện được kể, phạm vi câu chuyện được kể trong không gian lớn hơn và có thể cùng lúc. Người kể giấu mình nhưng lại có mặt khắp nơi trong văn bản.

Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, như giới thiệu nhân vật tình huống, tả người, tả cảnh, đưa ra các nhận xét, đánh giá hay bộc lộ thái độ, cảm xúc trước những điều được kể.

Mỗi ngôi kể đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, nên cần lựa chọn ngôi kể cho phù hợp và có thể chuyển đổi ngôi kể trong câu chuyện.

Phương thức biểu đạt trong văn tự sự

1/ Miêu tả trong văn tự sự

+ Miêu tả bên ngoài: miêu tả ngoại hình nhân vật, làm cho các nhân vật có hình dáng riêng, cụ thể; miêu tả cảnh vật làm cho sự việc thêm cụ thể, chi tiết chân thực, sinh động, gợi cảm.

+ Miêu tả nội tâm nhân vật:  diễn tả tâm tư tình cảm, cảm xúc, những trạng thái tình cảm của nhân vật, khiến cho nhân vật được thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn.

Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn đạt những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, cử chỉ, nét mặt, trang phục của nhân vật.

2/ Biểu cảm trong văn tự sự

Biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp đều giúp cho nhân vật thể hiện được thế giới nội tâm của mình, thể hiện cảm xúc chân thực, có khi là cảm xúc của chính tác giả, người kể chuyện trong quá trình kể chuyện.

3/ Lập luận trong văn tự sự

Lập luận thể hiện thông qua đối thoại; đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại với chính mình, trong đó người kể chuyện hoặc nhân vật nêu lên những nhận xét, suy luận, phán đoán, lí lẽ, dẫn chứng, …nhằm bày tỏ quan điểm, thuyết phục người nghe (đọc) về một vấn đề nào đó. Hình thức lập luận làm cho câu chuyện thêm phần triết lí sâu sắc.

Hướng dẫn cách làm một bài văn tự sự

Để làm được bài văn tự sự chúng ta thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

Bước 2: Lập dàn ý

Bước 3: Viết bài

Bước 4: Đọc và sửa chữa

Lưu ý trong văn tự sự chia làm 2 ngôi kể:

– Ngôi thứ nhất: Xưng tôi kể lại câu chuyện mình tham gia hoặc chứng kiến. Người kể trực tiếp kể ra những suy nghĩ của mình. Không bị gò bó bởi người khác, có thể bộc lộ tất cả những gì mình muốn nói.

– Ngôi thứ ba: Người kể chuyện giấu mặt chỉ gọi nhân vật bằng tên của chúng, không xuất hiện trong chuyện nhưng biết tất cả lời nói, hành động của nhân vật có thể kể linh hoạt, tự do tất cả những điều xảy ra trong tác phẩm.

– Kết hợp hai ngôi kể: Khi kết hợp giữa ngôi một và ngôi ba làm tác phẩm tự sự linh hoạt hơn, phong phú hơn, cảm xúc cũng được trình bày đặc biệt hơn.

Trên đây là các nội dung liên quan đến Tự sự là gì? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.