Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt là gì

NGUYÊN TẮC TIẾP CẬN GIAO TIẾP TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  [147.99 KB, 33 trang ]

ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC TIẾP CẬN GIAO TIẾP TRONG DẠY
HỌC TIẾNG VIỆT


MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát
triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh
quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi nền giáo dục cũng phải đổi
mới. Muốn thích nghi với sự đổi mới đó thì đòi hỏi người giáo viên không chỉ có
được một nền tảng kiến thức sâu rộng, mà còn phải cố gắng phát huy hết năng lực
của bản thân để phục vụ trong việc dạy học. Để làm được điều đó thì người giáo
viên cần phải trang bị được những kĩ năng cần thiết và hiểu rõ, nắm bắt được các
nguyên tắc tổ chức dạy học. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc dạy học
và một trong những nguyên tắc quan trọng mà người giáo viên cần phải nắm rõ đó
là nguyên tắc tiếp cận giao tiếp trong dạy học, đặc biệt trong dạy học Tiếng Việt.
Tiếng Việt là một môn học quan trọng, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ
bản về ngôn ngữ học và tiếng Việt, nhằm giúp hoc sinh vận dụng tốt những nguyên
tắc trong hoạt động giao tiếp nói và viết, tiếp nhận và tạo lập văn bản.

1


CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Hoạt động giao tiếp
1.1.1 Giao tiếp
Nhu cầu giao tiếp được xem như là một nhu cầu cần thiết của con người.
Thông qua việc giao tiếp, con người có thể hòa nhập được với xã hội, lĩnh hội các
chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. Và điều quan trọng hơn là qua giao
tiếp, con người còn giúp cho người khác nhận ra giá trị nhân cách của mình. Vậy
giao tiếp là gì?
Giao tiếp là vấn đề phức tạp, có nhiều hướng nghiên cứu. Do vậy, có rất


nhiều quan điểm khác nhau về giao tiếp, mỗi quan điểm đều có tính hợp lí của nó
tùy theo cách tiếp cận của tác giả ở góc độ nào.
Trong giáo trình quan điểm tâm lý học, A.A. Leonchiev đã cho rằng:  Giao
tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ bảo đảm sự tương
tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ
xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng phương tiện đặc thù mà trước
hết là ngôn ngữ.
Phạm Minh Hạc[1989] quan niệm:  Giao tiếp là hoạt động xác lập vận
hành quan hệ người với người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người ta
với nhau.
Nguyễn Thạc, Hoàng Anh[1991] cũng đã quan niệm rằng:  Giao tiếp là
hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy
sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung
cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.

2


Đứng ở những góc nhìn khác nhau thì các tác giả có những quan điểm khác
nhau về giao tiếp. Theo sự tìm hiểu, nghiên cứu thì nhóm chúng tôi cho rằng: Giao
tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa người với người nhằm mục đích trao đổi tư
tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, hoàn thiện nhân cách bản thân.
Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là phương tiện cơ bản để hình
thành nhân cách trẻ.
1.1.2 Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp có các chức năng cụ thể như sau:
Chức năng thông báo, định hướng: Qua quá trình giao tiếp, con người thông
báo cho nhau thông tin, tư tưởng, tình cảm, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với
nhau giúp con người định hướng hoạt động của mình.
Chức năng điều chỉnh hành vi: Chức năng điều khiển được thể hiện ở khía

cạnh ảnh hưởng tác động qua lại của giao tiếp. Trong giao tiếp, chúng ta ảnh
hưởng, tác động đến người khác: tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra
quyết định và hành động của họ. Mặt khác, đối tượng giao tiếp cũng tác động, ảnh
hưởng đến ta. Qua giao tiếp, cá nhân cũng thu được thông tin để tự điều chỉnh bản
thân mình.
Chức năng liên kết [nối mạch, tiếp xúc ]: Nhờ có giao tiếp con người hợp
đồng được cùng nhau để làm việc cùng nhau.
Chức năng đồng nhất: Qua giao tiếp, cá nhân sẽ hoà nhập vào trong các
nhóm xã hội.
Chức năng thiết lập và vận hành quan hệ: Giao tiếp không chỉ là hình thức
biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, mà còn là cách thức để con
người thiết lập các mối quan hệ mới, phát triển và củng cố các mối quan hệ đã có.
3


Như vậy, giao tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân cũng như ảnh
hưởng đến đời sống xã hội của con người và là điều kiện của sự tồn tại và phát
triển xã hội.
1.1.3

Các loại giao tiếp
Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
- Theo phương tiện giao tiếp, có thể có ba loại giao tiếp sau:
+ Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể.
+ Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: là loại giao tiếp bằng điệu bộ, cử

chỉ, nét mặt
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ: đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con
người, xác lập và vận hành mối quan hệ người  người trong xã hội.
- Theo khoảng cách giao tiếp, có thể có hai loại giao tiếp cơ bản:

+ Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, các chủ thể trực tiếp phát và
nhận tín hiệu với nhau.
+ Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, báo chí truyền hình
- Theo quy cách giao tiếp, người ta chia hai loại giao tiếp:
+ Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức
trách, quy định, thể chế.
+ Giao tiếp không chính thức: giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về
nhau, không câu nệ thể thức, mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông
cảm, đồng cảm với nhau.

4


Các loại quan hệ trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối
quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng, phong phú.
1.1.4

Vai trò của giao tiếp
Đối với xã hội, giao tiếp là điều kiện của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Đối với cá nhân, giao tiếp là điều kiện để hình thành và phát triển tâm lý,
nhân cách:
+ Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người
+ Giao tiếp là con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội
+ Giao tiếp giúp con người thỏa mãn và phát triển các nhu cầu khác như:
nhu cầu tình cảm, nhu cầu được xã hội thừa nhận, đánh giá, được tôn trọng,
được phát triển
+ Qua giao tiếp, cá nhân tự so sánh, đối chiếu mình với các chuẩn mực, giá
trị đạo đức.. từ đó tự điều khiển, tự giáo dục để hoàn thiện nhân cách

1.2


Tiếp cận giao tiếp
Tiếp cận giao tiếp là một kiểu hành động lấy giao tiếp xã hội bằng ngôn ngữ
làm nền để triển khai các hoạt động dạy học [1, tr.5]. Giao tiếp xã hội bằng
ngôn ngữ có các quy tắc nhất định nhằm bảo đảm sự thông hiểu lẫn nhau giữa
các nhân vật giao tiếp. Ngoài nhân vật giao tiếp, các quy tắc này còn liên
quan đến các nhân tố giao tiếp khác như nội dung giao tiếp, bối cảnh giao
tiếp,

1.3

Nguyên tắc tiếp cận giao tiếp trong dạy học

1.3.1 Khái niệm
5


Tiếp cận giao tiếp trong dạy học là quá trình người dạy sử dụng các phương
tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để truyền đạt những tri thức, kinh nghiệm và quan
điểm của bản thân vào những hoàn cảnh khác nhau trong quá trình giao tiếp, nhằm
giúp cho người học lĩnh hội được những sản phẩm đó trong quá trình giao tiếp với
người dạy.
1.3.2 Những nhân tố để giao tiếp trong dạy học
Giao tiếp trong dạy học là một hoạt động bao gồm nhiều nhân tố có quan hệ
qua lại với nhau, tác động, ràng buộc lẫn nhau. Có thể kể đến các nhân tố sau đây:
Nhân tố giao tiếp: Đó là những người tham gia giao tiếp, gồm người phát
[ giáo viên, học sinh] và người nhận [ giáo viên, học sinh].
Nội dung giao tiếp: Trước hết, đây chủ yếu là phạm vi liên quan đến các bài
học, sau đó sẽ mở rộng ra những lĩnh vực có liên quan đến nội dung giao tiếp
đó.Ví dụ: Trong tiết Ngữ pháp tiếng việt, các thầy cô giáo dùng tiếngViệt để nói về

tiếng Việt, về những đơn vị ngữ pháp, những quy tắc hoạt động của nó. Qua đó,
thầy cô sẽ giúp các em thấy được vai trò của tiếng Việt trong cuộc sống hằng ngày.
Phương tiện giao tiếp: Đó là ngôn ngữ, ngôn ngữ được dùng làm phương
tiện chuyên chở thông tin. Để cho giao tiếp đạt được hiệu quả thì đòi hỏi người
phát phải có khả năng dùng từ, đặt câu hoặc phát âm hoặc viết chữ chuẩn xác để
tạo nên văn bản truyền tải nội dung thông tin đến người nhận. Người nhận phải có
năng lực ngôn ngữ tương ứng để hiểu những nội dung thông tin được truyền tải
trong văn bản.
Hoàn cảnh giao tiếp: Giao tiếp bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn cảnh
nào đó. Giao tiếp trong dạy học cũng vậy cần phải đặt giao tiếp trong thời gian cụ
thể, không gian cụ thể của một cuộc giao tiếp cụ thể. Ví dụ: Hoàn cảnh giao tiếp
6


của người giáo viên và học sinh khi đang trong giờ học sẽ khác với hoàn cảnh giao
tiếp của người giáo viên và học sinh đó khi gặp mặt ở nơi công cộng.
Đích của giao tiếp: Người phát đã thể hiện được những hiểu biết và quan
điểm của mình và người nhận hiểu được những nội dung thông tin mà người phát
muốn đề cập đến.
1.3.3 Vai trò của tiếp cận giao tiếp trong dạy học
Giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sư phạm trong nhà
trường,hoạt động dạy học và giáo dục.
+ Nhờ có hoạt động giao tiếp nhà giáo dục mới tổ chức được hoạt động của
mình. Có thể nói giao tiếp là công cụ, phương tiện của hoạt động giáo dục.
+ Giao tiếp không chỉ là điều kiện của hoạt động giáo dục mà còn nội dung,
mục đích của phương tiện giáo dục.
+ Thông qua quá trình giao tiếp ở học sinh sẽ hình thành những cách ứng xử,
giao tiếp có văn hóa.
+ Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách học sinh.
+ Nhờ có giao tiếp nhà giáo dục có thể truyền thụ những tri thức khoa học, kinh

nghiệm, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.Thông qua đó, học sinh tiếp nhận để
hình thành nhân cách của mình.
+ Nhờ giao tiếp mà người giáo viên có thể đi sâu vào thế giới tinh thần của học
sinh, thiết lập mối quan hệ gắn bó với học sinh, kích thích tính tích cực trong hoạt
động của học sinh từ đó phát triển nhân cách của học sinh.

7


CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC TIẾP CẬN GIAO TIẾP TRONG DẠY
HỌC TIẾNG VIỆT
2.1 Khái niệm nguyên tắc tiếp cận giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt
Tiếp cận giao tiếp là một kiểu hành động lấy giao tiếp xã hội bằng ngôn ngữ
làm nền để triển khai các hoạt động dạy học.Vậy tiếp cận giao tiếp trong dạy học
Tiếng Việt là dựa vào ngôn ngữ để cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản về
tiếng mẹ đẻ để phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, trang bị cho các em một
công cụ thiết yếu để học tốt các môn học khác. Tiếng Việt còn là phương tiện lưu
trữ và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc. Qua môn Tiếng Việt, các thế hệ thanh
niên, học sinh sẽ hiểu văn hóa của người Việt, thiên hướng tư duy của người Việt,
lịch sử của tiếng Việt trong mối quan hệ chiều sâu văn hóa Những hiểu biết này
sẽ góp phần quan trọng vào việc giáo dục nhân cách sống và những giá trị sống tốt
đẹp cho học sinh. Những điều này đang thực hiện nguyên tắc tiếp cận giao tiếp.
2.2 Cơ sở khoa học
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Con người có
thể sử dụng nhiều phương tiện, nhiều công cụ khác nhau để giao tiếp nhưng không
có một phương tiện nào lại đơn giản và thuận lợi như ngôn ngữ.
Ngôn ngữ có chức năng giao tiếp, bởi vậy, chỉ trong giao tiếp, ngôn ngữ mới
bộc lộ hết và bộc lộ một cách rõ ràng nhất đặc điểm của mình.
Gắn với hoạt động giao tiếp, việc dạy tiếng trong nhà trường mới trở nên
sinh động, hấp dẫn,mới giúp học sinh vượt qua được những lực cản tâm lí khi các

em học tiếng mẹ đẻ. Mục đích cuối cùng của việc dạy tiếng là dùng ngôn ngữ để tư
duy và giao tiếp.
8


Trong việc dạy tiếng người ta thường đi theo 3 hướng:
- Hướng dạy ngôn ngữ: tức là dạy các đơn vị trong một hệ thống ngôn ngữ
nào đó [ ví dụ dạy từ vựng, ngữ, câu] để làm công cụ giao tiếp[ lí thuyết].
- Hướng dạy lời nói: dạy những cách thức hình thành và thể hiện những ý
nghĩ của mình bằng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp[ thực hành].
- Hướng dạy hoạt động lời nói: dạy quá trình giao tiếp qua việc nghiên cứu
các dạng và hình thức khác nhau của lời nói[ phong cách học].
Cả ba hướng dạy trên đều nhằm mục đích hình thành kĩ năng, kĩ xảo sử dụng
ngôn ngữ, vận dụng sử dụng trong những tình huống khác nhau, với mục đích khác
nhau của việc giao tiếp nhằm đạt được hiểu quả.
2.3 Nội dung nguyên tắc tiếp cận giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt
2.3.1 Rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy
Ngôn ngữ là phương tiên của tư duy. Chức năng giao tiếp ngôn ngữ gắn
liền với chức năng thể hiện tư duy của nó, bởi vì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ chỉ
có thể giúp người ta trao đổi tư tưởng, tình cảm với nhau, do đó hiểu biết lẫn nhau
và cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động nếu bản thân
ngôn ngữ tàng trữ những kinh nghiệm, những tư tưởng và tình cảm của con người
[2, tr.19].
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng . Không có từ nào, câu nào
mà lại không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng hay không có ý nghĩa, tư tưởng nào
mà không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ[2, tr.20]. Ngoài ra, ngôn ngữ còn trực tiếp
tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mcas và Awngghen đã viết:  Sự sản
sinh ra ý tưởng, biểu tượng và ý thức trước hết là gắn liền trực tiếp và mật thiết
9



hoạt động vật chất với giao dịch vật chất của con người - đó là ngôn ngữ của cuộc
sống thực tế. Do đó, ngôn ngữ và tư duy luôn có mối quan hệ biện chứng, chặt
chẽ. Quá trình người học nhận thức các khái niệm, quy tắc của ngôn ngữ, vận dụng
nó vào giải quyết trong các tình huống cụ thể của giao tiếp cũng chính là quá trình
người học tiến hành các thao tác tư duy theo một sự định hướng về phương pháp
và loại hình tư duy nào đó.
Mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và tư duy cho thấy việc dạy học
Tiếng Việt không chỉ là dạy tri thức , truyền thụ những kiến thức, lý thuyết cho học
sinh mà bên cạnh đó, dạy học Tiếng Việt còn yêu cầu giáo viên dạy cho học sinh
cách sử dụng Tiếng Việt phù hợp với mục đích, trong những hoàn cảnh cụ thể.
Điều này đồng nghĩa với mục tiêu cơ bản của việc dạy học Tiếng Việt là hình thành
và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp cho học sinh.
Phát triển tư duy cho học sinh qua dạy học Tiếng Việt cần đặc biệt quan tâm
đến việc rèn luyện các thao tác tư duy, hình thành các phẩm chất tư duy, góp phần
hình thành tư duy hình tượng cho các em.
Ngôn ngữ là phương tiện của nhận thức lôgic, lí tính nên chúng ta phải rèn
luyện các thao tác tư duy lôgic cho học sinh. Bởi tri thức ngôn ngữ có sự khái quát
hoá, trừu tượng hoá cao. Chẳng hạn, khi chúng ta nói danh từ nghĩa là không
phải nói đến một danh từ cụ thể nào cả mà nói đến tất cả các danh từ trong sự đối
chiếu với động từ, tính từ. Các bài học hình thành khái niệm, áp dụng khái niệm để
giải quyết một vấn đề cụ thể của ngôn ngữ, của việc sử dụng ngôn ngữ là những cơ
hội để phát triển tư duy cho các em. Thông qua việc phân tích, các em vận dụng
những phẩm chất tư duy lôgích để khái quát hoá thành những khái niệm, những tri
thức về ngôn ngữ. Và từ những kiến thức đã thu nhận được, các em, một lần nữa,
lại vận dụng năng lực tư dưy lôgic của mình để sử dụng những kiến thức đó trong
giao tiếp bằng ngôn ngữ. Để rèn luyện tư duy lôgích cho học sinh, giáo viên phải
10



đặc biệt quan tâm những lỗi về câu do diễn đạt thiếu lôgic. Cần quan tâm đến lỗi
sắp xếp ý lộn xộn, thiếu tính hệ thống trong một văn bản/ngôn bản của học sinh.
Ngoài việc rèn luyện thao tác tư duy lôgic cho học sinh, trong giờ Tiếng
Việt, chúng ta cần hình thành và phát triển các phẩm chất tư duy cho các em. Muốn
vậy, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh nắm được các vấn đề cần nói và viết,
biết thể hiện nội dung các vấn đề đó bằng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau.
Ngoài ra, chúng ra cần rèn cho học sinh nói/viết từ một ý bằng nhiều cách khác
nhau, cần biết sử dụng các dạng ngôn ngữ nói/viết cho phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp.
Năng lực tư duy của con người được thể hiện ở nhiều phương diện. Tư duy
nhanh, chậm, chính xác, không chính xác, bền bỉ, kém bền bỉ, ... đó là phẩm chất
của tư duy. Thiên về tư duy hình tượng hay thiên về tư duy logic, đó là khuynh
hướng của tư duy. Phân tích, tổng hợp, cụ thể hoá, trừu tượng hoá, so sánh, đối
chiếu, quy nạp, diễn dịch,... đó là thao tác của tư duy. Biện chứng, khách quan hay
chủ quan, máy móc, đó là phương pháp tư duy. Chính vì thế, nguyên tắc rèn luyện
ngôn ngữ gắn với rèn luyện tư duy đòi hỏi phải cụ thể hoá thành các yêu cầu sau
đây:
Dạy học tiếng phải gắn liền với rèn luyện phương pháp tư duy.
Dạy học tiếng phải gắn liền với rèn luyện các thao tác tư duy.
Dạy học tiếng phải gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất tư duy.
Dạy học tiếng phải gắn liền với bồi dưỡng cả hai loại tư duy, tư duy hình
tượng và tư duy logique.
Để thực hiện tốt được những yêu cầu trên, chương trình dạyhọc tiếng Việt
phải tuyển chọn được một hệ thống văn bản ngữ liệu có khả năng đáp ứng cao các
yêu cầu rèn luyện, đồng thời cũng phải chuẩn bị tốt hệ thống các câu hỏi tìm hiểu
11


bao gồm đầy đủ các loại: câu hỏi định hướng, câu hỏi phân tích, câu hỏi so sánh
đối chiếu, câu hỏi tổng hợp, câu hỏi khái quát hoá... chuẩn bị tốt hệ thống bài tập

rèn luyện kĩ năng và bài tập rèn luyện lời nói liên kết tạo điều kiện giúp cho học
sinh không chỉ thấy được giá trị của các đơn vị ngôn ngữ trong hệ thống tiếng Việt,
thông hiểu được ý nghĩa của chúng, gắn chúng với nội dung hiện thực được phản
ánh mà còn biết vận dụng các phương pháp, các thao tác tư duy để đưa các đơn vị
này vào hoạt động trong những điều kiện giao tiếp cụ thể, thực hiện những nhiệm
vụ giao tiếp cụ thể một cách có hiệu quả.
Trong quá trình dạy học Tiếng Việt, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc phát
triển tư duy cho học sinh với những yêu cầu:
- Phải chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy trong giờ dạy tiếng
cho các em.
- Phải làm cho học sinh thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
- Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói cần
viết và biết thể hiện nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ.
2.3.2 Hướng vào hoạt động giao tiếp
Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ: là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất của xã hội loài người. Con người có thể sử dụng nhiều phuơng tiện giao tiếp
khác nhau, nhưng không có phương tiện nào đem lại hiệu quả cao như ngôn ngữ.
Ngôn ngữ không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất, nhưng là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất của con người. Do đó, việc dạy tiếng Việt trong nhà trường
cần bảo đảm hai mục đích cơ bản:

12


Truyền thụ những kiến thức khoa học về tiếng Việt, cụ thể là những khái
niệm, công thức, quy tắc, cùng những tri thức khác nữa về một bộ môn Tiếng Việt,
trên cơ sở là môn khoa học.
Rèn những năng lực ngôn ngữ tương ứng với những lí thuyết tiếp thu được
vào thực tế hoạt động giao tiếp.
Tri thức ngôn ngữ phải được xem xét như là những yếu tố của sự phát triển

tư duy, các hệ thống dạy học Tiếng Việt phải bảo đảm mối liên hệ giữa lời nói và tư
duy. Nhiệm vụ đầu tiên của người giáo viên là giúp học sinh nắm được những tri
thức cơ bản, quan trọng để các em có kiến thức làm nền tảng ban đầu. Từ đó, các
em hiểu và đưa ra những suy nghĩ, ý tưởng về tri thức được tiếp nhận. Đồng thời
giáo viên phải thường xuyên luyện tập cho học sinh khả năng diễn đạt tư tưởng của
mình.
Song song cùng việc cung cấp tri thức thì giáo viên cần phải dạy cho học
sinh cách sử dụng Tiếng Việt.
- Làm sao để dùng đúng từ ngữ?
- Cùng một từ nhưng trong những hoàn cảnh khác nhau thì sử dụng như thế
nào?
- Mục đích giao tiếp là gì?
....
Trên thực tế, quá trình giao tiếp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố [tuổi tác, giới
tính, cảm xúc, ngữ cảnh,....]. Do đó, việc vận dụng ngôn ngữ để sử dụng sao cho
đúng với mục đích và hoàn cảnh là điều vô cùng khó. Chính vì vậy, định hướng
của người giáo viên trong việc dạy cách sử dụng Tiếng Việt là vô cùng cần thiết và
quan trọng.

13


Ví dụ:
Người mẹ đóng hai vai trò: Là mẹ trong gia đình và đồng thời người giáo
viên trên lớp. Như vậy, người con xưng hô như thế nào cho đúng? Điều này phải
tùy thuộc vào từng ngữ cảnh để xưng hô. Trong gia đình là mối quan hệ mẹ - con
nên xưng mẹ - con. Nhưng khi đến trường thì lại là mối quan hệ thầy - trò nên phải
xưng cô - em. Không thể dùng lối giao tiếp ở trong gia đình để xưng hô khi ở
trường như Thưa mẹ, con xin trả lời câu hỏi,.... và ngược lại, không thể dùng
Em mời cô ăn cơm,.. để giao tiếp khi ở trong gia đình.

Trong hoạt động giao tiếp, cần chú ý đến yếu tố ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn
ngữ.
2.3.2.1 Yếu tố ngôn ngữ
Ngôn ngữ là hệ thống những từ ngữ, cấu trúc, ngữ pháp, câu được hệ thống
nhằm diễn đạt suy nghĩ của con người. Ngôn ngữ là cái phức tạp nhất và nói
chung, nó hiệu quả nhất đối với thị giác hơn là thính giác. Trong một vài trường
hợp, ở mặt ẩn dụ, từ ngữ ngôn ngữ đã được mở rộng nhằm bao hàm các kỷ thuật
như vậy; do đó, thông tin được hệ thống hoá bằng các ký hiệu hữu hình hay động
tác mà chúng có thể được gọi là ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ hành vi và hai
trạng thái này đều tương tác trong sự vận hành tạo nghiệp của chúng sinh vật
loại.
*Về phân loại, ngôn ngữ gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Ngôn ngữ nói : Là ngôn ngữ hướng vào người khác, biểu hiện bằng âm
thanh và được tiếp nhận, phân tích bằng cơ quan phân tích thính giác. Ngôn ngữ
nói có hai hình thức:

14


+ Ngôn ngữ độc thoại: là ngôn ngữ nói một chiều, liên tục và ít khi không
có sự phụ trợ hay phản hồi trực tiếp.
Ví dụ: Đoạn độc thọai nội tâm của nhân vật Ngạn trích trong Mắt biếc
[Nguyễn Nhật Ánh]
Sau những lần bị đòn, tôi thường ra đứng một mình ở đầu hè, nhìn xuống
chợ. Tôi đứng đó, buồn bã, cô đơn và rên rỉ như một con chó con. Tôi vừa xoa cặp
mông bỏng rát vừa cảm thấy mình là đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời và tôi cứ để
mặc những giọt nước mắt lăn tròn trên má. Những lúc đó, tôi thường ao ước mình
đột ngột chết đi để ba tôi pahir hối hận vì đã đánh tôi, để mẹ tôi phải hối hận vì
không dám can ba, và cả bà tôi nữa, bà sẽ vô cùng khổ tâm vì bà đã trót đi dạo
trong một buổi tối quan trọng như vậy. Mọi người sẽ khóc sưng cả mắt. Nghĩ đến

cảnh mẹ tôi và bà tôi khóc than vật vã, tóc xổ rối tung, áo quần xốc xếch, tự nhiên
tôi thấy mủi lòng, không muốn chết nữa. Nhưng rồi tôi bất giác sờ tay xuống mông
và kiên quyết giữ nguyên ý định trừng phạt mọi người bằng cái chết đáng thương
của mình. Dĩ nhiên tôi không muốn chết hẳn. Chết hẳn như chú Hoan đám ma
tháng trước, tôi sợ lắm. Vợ con chú khóc như ri nhưng chú thì chẳng nghe thấy gì.
Chú ngủ, ngủ hoài và chẳng bao giờ dậy nữa. Mẹ tôi bảo vậy. Không, tôi không
định chết như chú Hoan. Tôi chỉ chết chừng năm ngày thôi. Lúc ba mẹ tôi, ông bà
tôi và những người thân khóc khô hết nước mắt thì tôi sẽ sống dậy trước sự hân
hoan chào đón của mọi người. Lúc ấy, mọi người sẽ chen lấn giành giật nhau để
được ôm lấy tôi. Ai tôi cũng cho ôm nhưng ba tôi thì không. Tôi sẽ lạnh lùng hất
tay ba tôi ra, bất chấp vẻ đau khổ ánh lên trong đôi mắt ba. Nhưng dù sao, cuối
cùng tôi cũng suy nghĩ lại và để cho ba tôi ôm tôi nhưng ba sẽ phải là người sau
chót được đến gần tôi. Những ngày sau đó hẳn là những ngày rất tuyệt vời đối với
tôi. Tôi sẽ tha hồ vấy bẩn áo quần, tha hồ nghịch cát, thậm chí chôn cả người

15


trong cát, chỉ chừa hai lỗ mũi, mà vẫn không sợ bị đòn. Mải chìm đắm trong viễn
cảnh xán lạn đó, tôi quên béng cả khóc.
[Trích Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh]
+ Ngôn ngữ đối thoại: là ngôn ngữ trao đổi, đối đáp giữa hai hay nhiều
người trở lên một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Ví dụ: Đoạn đối thoại giữa Dế Mèn và chị Nhà Trò
Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.
Nức nở mãi, chị mới kể:
Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn
nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm
yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận
bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt

chân, vặt cánh ăn thịt em.
Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn
hiếp kẻ yếu.
[Trích Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài]
- Ngôn ngữ viết: Thể hiện bằng các ký hiệu chữ viết và được tiếp nhận, phân
tích bằng cơ quan thị giác. Ngôn ngữ viết cần chính xác, tuân thủ đầy đủ các
nguyên tắc ngữ pháp, cấu trúc câu, chính tả và lôgic.
Khi muốn giao tiếp với bạn đọc thông qua tác phẩm nhằm truyền tải tư
tưởng, buộc chủ thể phải sử dụng ngôn ngữ như là công cụ, phương tiện giao tiếp.
2.3.2.2 Yếu tố phi ngôn ngữ
16


Cách khác biệt văn hoá thường cản trở sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người
với con người. Ví dụ, người Việt thường nói cắt tai cắt tóc, nhưng khi người Anh
nghe thì họ sẽ không hiểu. Như vậy, để tránh sự không hiểu, con người không chỉ
nói bằng một thứ ngôn ngữ mà còn phải hiểu được ngôn ngữ "im lặng" của nhau,
bởi ngoài giao tiếp ngôn ngữ, còn có "giao tiếp phi ngôn ngữ".
Nội dung, ý nghĩa văn bản không nằm đơn thuần trên những con chữ được
thể hiện trong tác phẩm, điều này có nghĩa là lớp nghĩa văn bản không nằm hoàn
toàn trên ngôn ngữ. Mỗi tác phẩm văn học được ra đời trong một hoàn cảnh riêng
gắn với những thăng trầm qua các giai đoạn lịch sử, tác động xã hội riêng. Chính vì
vậy, ta phải đặt tác phẩm đó vào bối cảnh lịch sử xã hội, với tiểu sử cùng nhân sinh
quan, thế giới quan của tác giả thì mới có thể nắm bắt được tư tưởng chủ đề của tác
phẩm đầy đủ nhất.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, yếu tố phi ngôn ngữ được thể hiện qua
các câu hỏi như : Xã hội lúc đó như thế nào để Nguyễn Du viết Truyện Kiều? Hay
Lý do gì khiến Nguyễn Du sử dụng những từ ngữ bình dân?,... Muốn trả lời
được những câu hỏi này thì ta không thể không đặt tác phẩm vào bối cảnh lịch sử

xã hội cuối thế kỷ XVIII. Chính vì vậy, việc soi chiếu Truyện Kiều vào bối cảnh
lịch sử xã hội lúc bấy giờ sẽ giúp người đọc nhận thức được giá trị nhân đạo, giá trị
hiện thực của tác phẩm và những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Du.
Hay về văn hóa:
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng
Đặc điểm trọng tình nghĩa được ghi dấu trong văn hoá giao tiếp của người
Việt. Xét về quan hệ giao tiếp, văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn
17


người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử. Nếu nói khái quát,
người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm trọng nhưng vẫn thiên về âm hơn, thì
trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn
Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình.
Để hiểu toàn vẹn giá trị của các tác phẩm văn học, người giáo viên dạy văn
phải đặt các tác phẩm văn học vào trong bối cảnh. Chính vì vậy, khi dạy tác phẩm
văn học thì người giáo viên phải giới thiệu cho học sinh về hoàn cảnh ra đời, vài
nét về tác giả, tác phẩm. Khi chúng ta đặt tác phẩm vào bối cảnh giao tiếp thì ta
mới hiểu hết về nhân vật, sự kiện, ý đồ, tư tưởng, chủ đề mà tác giả gửi gắm vào
trong tác phẩm. Và khi chúng ta đánh giá nhân vật văn học, sự kiện thì chúng ta
phải cần đặt nó vào trong bối cảnh giao tiếp lịch sử để sự đánh giá đó không mang
tính chủ quan, phiến diện. Và đặc biệt phải nhấn mạnh những sự kiện lịch sử có
liên quan đến nội dung tác phẩm.
Người giáo viên khi dạy Tiếng Việt phải đặt lý thuyết vào trong bối cảnh,
ngữ cảnh cụ thể. Khi đặt chúng vào bối cảnh giao tiếp thì quá trình giao tiếp mới
đạt được hiệu quả tốt nhất.
Một chương trình được biên soạn theo nguyên tắc hướng vào hoạt động giao
tiếp được cụ thể hoá trong một số phương diện như sau:
- Tất cả các khái niệm, các quy tắc và các kĩ năng ngôn ngữ nói chung, tiếng

Việt nói riêng được xác lập trong chương trình phải được định hướng giao tiếp rõ
ràng: không nhằm mục đích cung cấp những tri thức hàn lâm về ngôn ngữ học mà
nhằm vào mục đích rèn luyện các kĩ năng lĩnh hội lời nói, phục vụ giao tiếp [chẳng
hạn rèn luyện các kĩ năng nghe-nói-đọc-viết ,các kĩ năng đọc- hiểu và làm văn].
- Các văn bản ngữ liệu, hệ thống câu hỏi tìm hiểu, các bài tập thực hành
cũng phải được định hướng giao tiếp rõ ràng: định hướng về nội dung, định hướng
18


về thao tác, định hướng về kĩ năng. Nội dung các ngữ liệu phải đảm bảo tính sinh
động, tính thực tế của giao tiếp,
- Về mặt phương pháp là phải đặt các đơn vị ngôn ngữ được đưa ra giảng
dạy học tập trong hệ thống hành chức của nó. Tức là đặt trong ngữ cảnh cụ thể. Ví
dụ: đặt từ trong câu, đặt câu trong đoạn, đoạn trong văn bản, xác định rõ các nhân
tố chi phối[xã hội, văn hóa, tư tưởng,....] .
2.3.3 Chú ý đến trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh
Học sinh không chỉ có những kiến thức được học trong nhà trường mới làm
nên vốn tiếng Việt của các em. Vốn tiếng Việt của học sinh được hình thành từ rất
nhiều nguồn, gắn liền với môi trường sống và giao tiếp của các em. Cũng chính vì
vậy, nó vừa không đồng đều ở mọi đối tượng học sinh, không chỉ có những yếu tố
tích cực mà còn có cả những yếu tố tiêu cực, không chỉ được sử dụng một cách có
ý thức mà còn được sử dụng một cách vô thức...
Chú ý tới trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh chính là phải điều tra, phân
loại, nắm vững được đặc điểm vốn tiếng Việt của các em để trên cơ sở đó đề ra
được những biện pháp thích hợp nhằm ý thức hóa, tích cực hóa, bổ sung, hoàn
thiện vốn kinh nghiệm tiếng Việt đó.
Để làm được, giáo viên cần phải:
+ Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học bằng các hoạt
động tìm ngữ liệu, quan sát, phân tích, khái quát tổng hợp rút ra các định nghĩa về
khái niệm và quy tắc.

+ Nắm vững khả năng trình độ, vốn kinh nghiệm ngôn ngữ của học sinh ở
từng độ tuổi, cấp học, từng loại đối tượng để có sự điều chỉnh nội dung, phương
pháp cho thích hợp.
19


+ Hệ thống hóa vốn kinh nghiệm tiếng Việt của từng đối tượng học sinh để
có thể phát huy những kinh nghiệm tích cực, hạn chế và loại bó dần những kinh
nghiệm tiêu cực thông qua những uốn nắn kịp thời.
2.4 Phương pháp nguyên tắc tiếp cận giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt
2.4.1 Khái niệm
Phương pháp- gốc Hi Lạp là Methodos có nghĩa là đường hướng, cách
thức nhận thức, là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm đối với việc nghiên cứu
các hiện tượng, các qui luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong khoa
học và trong các hoạt động thực tiễn, khái niệm  phương pháp có ý nghĩa cụ thể
tùy thuộc vào từng đối tượng nghiên cứu và hình thức hoạt động.
Mỗi phương pháp đều có sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan, vì ở đó
được tổng hợp những tri thức về các hiện tượng và qui luật của hiện thực khách
quan , trên cơ sở ấy, con người tìm ra những cách thức học tập, nghiên cứu và cải
tạo thế giới khách quan.
Các phương pháp của từng khoa học cụ thể đều được qui định bởi nội dung
của khoa học ấy. Ví dụ nói: phương pháp dạy học Tiếng là nói đường hướng, cách
thức ngắn nhất, tốt nhất để việc dạy học tiếng có kết quả cao nhất.
Trong việc dạy học theo phương pháp tiếp cận giao tiếp thì cần phải có
những phương pháp cụ thể để giúp các em bộc lộ khả năng giao tiếp của mình.
Dưới đây là 3 phương pháp mà nhóm chúng tôi đã tìm hiểu muốn cùng chia sẻ với
các bạn.
2.4.2 Các phương pháp
Phương pháp : Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
20



Dạy học giải quyết vấn đề là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư
duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống
có vấn đề, chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Thông qua việc giải quyết vấn đề, học
sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn
đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp
dụng trong nhiều hình thức dạy học với mức độ tự lực của học sinh. Dạy học theo
phương pháp giải quyết vấn đề trải qua 3 bước sau:
Bước 1: Nhận biết vấn đề
Trong bước này cần làm xuất hiện tình huống có vấn đề, phân tích tình huống
đặt ra nhằm nhận biết được vấn đề. Trong dạy học, đó là việc đặt người học vào
tình huống có vấn đề, coi đó như bài toán tư duy để người học phải động não.
Điều quan trọng của giai đoạn này là tổ chức điều kiện dạy học như thế nào để làm
xuất hiện tình huống có vấn đề. Mục đích chủ yếu của giai đoạn này là giúp người
học ý thức được nhiệm vụ nhận thức, kích thích nhu cầu, hứng thú nhận thức và
giải quyết vấn đề sáng tạo. Đây là sự hoạt động trí tuệ căng thẳng của người học.
Bước 2: Tìm các phương án giải quyết
Vấn đề trung tâm của giai đoạn này là đưa ra được giả thuyết [xây dựng giả
thuyết, lựa chọn giả thuyết, luận chứng giả thuyết và để dẫn tới chứng minh tính
đúng đắn của giả thuyết]. Đây là giai đoạn người học phải vận dụng tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo đã có để tiến hành các thao tác tư duy, để đi tới giả thuyết nhất định
về vấn đề đang nghiên cứu.Việc này có tác dụng rèn luyện năng lực tư duy ở người
học.
Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lý
ở giai đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết
thì cần trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại việc nhận biết và hiểu vấn đề.
21



Bước 3: Quyết định phương án giải quyết [giải quyết vấn đề
Trong bước này cần quyết định phương án giải quyết vấn đề. Các phương án
giải quyết được tìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá xem có thực hiện
được việc giải quyết vấn đề hay không. Nếu có nhiều phương án có thể giải quyết
thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu việc kiểm tra các phương án đã
đề xuất đưa đến kết quả là không giải quyết được vấn đề thì cần trở lại giai đoạn
tìm kiếm phương án giải quyết mới. Khi đã quyết định được phương án thích hợp,
giải quyết được vấn đề tức là đã kết thúc việc giải quyết vấn đề.
Phương pháp: Vận dụng dạy học theo tình huống
Trong đó việc dạy được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình
huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong
một môi trường tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong
mối tương tác xã hội. Các chủ đề dạy học phức hợp thường liên quan đến nhiều
môn hoặc lĩnh vực tri thức, gắn với thực tiễn. Để đảm bảo việc vận dụng phương
pháp dạy học theo tình huống hiệu quả thì:
+Tình huống giao tiếp phải tạo được không khí học tập thân mật thoải mái
cho học sinh để kích thích nhu cầu giao tiếp của học sinh.
Không khí học tập ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu giao tiếp của học sinh trong
giờ học. Giáo viên cần biết tạo ra không khí học tập thoải mái và phải hoàn thành
vai trò người bạn đồng thoại chân tình, biết chú ý lắng nghe học sinh, khuyến
khích động viên các em kịp thời. Theo H. Stephen Straight:  tình huống học tập
tốt nhất là tình huống có thể dựng lại được không khí khích lệ và thoải mái của
chính những người bản ngữ.. Điều đó có nghĩa là không khí học tập càng thoải
mái thì học sinh sẽ giải tỏa được gánh nặng về mặt tâm lí và tích cực tham gia vào
quá trình dạy học, nhu cầu giao tiếp sẽ nảy sinh một cách tự nhiên.
22


+ Tình huống giao tiếp phải có chủ đề hấp dẫn, phù hợp với sở thích và mối
quan tâm của học sinh.

Người học chỉ có nhu cầu giao tiếp khi chủ đề, tình huống của bài học hấp
dẫn, phù hợp với sở thích và mối quan tâm của họ. Chủ đề của các bài tập tình
huống trong sách giáo khoa hiện nay, theo đánh giá của giáo viên và học sinh, đa
phần còn nghèo nàn, lặp đi lặp lại nên khô khan và không hấp dẫn. Kết quả điều tra
cho thấy với học sinh trung học cơ sở hiện nay, tình huống giao tiếp nên lấy chủ đề
từ những vấn đề rất gần gũi, thiết thực với cuộc sống và thực tế giao tiếp của các
em. Chính những vấn đề ấy sẽ tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn, kích thích hứng thú
của học sinh, buộc các em phải quan tâm.
+ Tình huống giao tiếp phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và kinh nghiệm
sống của học sinh, có ích cho học sinh trong cuộc sống.
Tình huống đưa ra phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và kinh nghiệm sống
của học sinh, và đặc biệt là phải thật sự có ích cho các em. Tình huống quá xa lạ sẽ
đưa người học đến ngõ cụt; họ sẽ lúng túng, thậm chí còn gây ra phản ứng không
có lợi cho các giờ học tiếp theo.
+ Tình huống phải vừa sức với học sinh.
Nếu tình huống đưa ra quá sức đối với học sinh, các em sẽ không có đủ vốn
sống và kinh nghiệm để giải quyết, dẫn đến tình trạng chán nản, im lặng. Ngược
lại, tình huống quá dễ cũng làm cho người học không tích cực, hứng thú. Tình
huống đưa ra phải vừa sức với học sinh, nhưng phải chứa đựng những vấn đề mâu
thuẫn với những gì học sinh đã biết, đòi hỏi các em phải cố gắng mới hoàn thành;
có như vậy mới kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo của người học. Tình huống
cũng không nên dài dòng, khó hiểu khiến giáo viên phải mất nhiều thì giờ giảng
giải, dễ gây ức chế cho người học. Giáo viên nên cân nhắc, lựa chọn để đưa ra
23


được một tình huống gọn và đủ có tác dụng khơi gợi hứng thú giao tiếp ở người
học.
+ Tình huống giao tiếp nên đa dạng, phong phú .
Có nhiều cách để tạo ra các loại tình huống khác nhau. Phổ biến nhất là giáo

viên có thể tạo ra hai loại tình huống giao tiếp giả định sau:
Tình huống giao tiếp đóng là tình huống giao tiếp chỉ đòi hỏi người tham
gia hội thoại thực hiện một hay một vài lượt trao lời [đáp lời] để hoàn thành cặp
thoại và cũng là kết thúc tình huống giao tiếp. Tình huống giao tiếp đóng là tình
huống giao tiếp đơn giản có thể dùng để luyện tập từng kĩ năng riêng lẻ như kĩ
năng sử dụng các nghi thức lời nói, kĩ năng trao lời hay đáp lời
Tình huống giao tiếp mở là tình huống giao tiếp đòi hỏi người tham gia hội
thoại thực hiện một cuộc thoại. Thực hiện tình huống giao tiếp mở, cuộc thoại sẽ
diễn ra theo trình tự từ mở đầu đến phát triển đề tài và kết thúc cuộc thoại. Đây là
tình huống giao tiếp phức tạp đòi hỏi người tham gia vận dụng nhiều kĩ năng khác
nhau [kĩ năng mở đầu, kết thúc cuộc thoại, kĩ năng vận dụng các quy tắc, phương
châm hội thoại, kĩ năng thể hiện phép lịch sự ]. Tình huống giao tiếp mở có thể
dùng để luyện tập tổng hợp các kĩ năng hội thoại, kĩ năng giao tiếp.
Tóm lại, tình huống giao tiếp đóng và tình huống giao tiếp mở là hai dạng
khác nhau của tình huống giao tiếp dùng để rèn luyện kĩ năng tạo lập lời nói hay
văn bản viết.
Bên cạnh đó, giáo viên vẫn có thể tạo nên sự đa dạng, phong phú cho các bài
tập về tình huống giao tiếp bằng những hình thức như: trò chơi, đóng vai, tưởng
tượng, tình huống có vấn đề, tình huống được miêu tả bằng ngôn ngữ hoặc phi
ngôn ngữ [phim, tranh ảnh, sơ đồ ]. Sự đa dạng, phong phú của tình huống làm
24


cho giờ học thêm hấp dẫn, gây cho học sinh sự háo hức chờ đợi tình huống mới.
Ngược lại, sự đơn điệu của tình huống sẽ khiến cho giờ học nhàm chán, hứng thú
học tập của học sinh bị giảm sút.
+ Các nhân tố của tình huống giao tiếp phải được cung cấp đầy đủ, rõ
ràng giúp học sinh giải quyết tốt yêu cầu đặt ra.
Hoạt động giao tiếp có cấu trúc của một hoạt động nói chung: xuất phát từ
động cơ, hình thành một mục đích và sử dụng một phương tiện. Đối với giao tiếp

ngôn ngữ, đó là phương tiện ngôn ngữ. Cơ chế của giao tiếp ngôn ngữ là một cơ
chế hoạt động đặc biệt bao gồm nhiều yếu tố: người nói [viết], người nghe [đọc],
hoàn cảnh giao tiếp, kênh dẫn và sản phẩm ngôn ngữ. Sản phẩm ấy chính là sự
sáng tạo lời nói [văn bản viết] của người phát ngôn [chủ thể] nhằm vào người nhận
[đối tượng], phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp [không gian, thời gian] và kênh dẫn
[trực tiếp hay gián tiếp]. Vì vậy đối với các bài tập tình huống, muốn học sinh tạo
ra lời nói [văn bản viết] phù hợp đòi hỏi các nhân tố của tình huống giao tiếp phải
được cung cấp một cách đầy đủ, rõ ràng.
Phương pháp: Vận dụng dạy học định hướng hành động
Là quan điểm dạy học nhằm làm cho các hoạt động trí óc và chân tay kết
hợp chặt chẽ. Học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành sản phẩm
hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và tay chân. Đây là quan
điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành
động có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý
thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
Hanno Hotsch trong cuốn lý luận dạy học nghề nghiệp đưa ra khái
niệm: Dạy học định hướng hành động là dạy học định hướng vào tích cực hóa quá
trình học tập của học sinh; sự học mang tính toàn diện, toàn vẹn; trong đó kết quả
25


Chủ Đề