Quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương

Trong bài viết này, Luận Văn 24 sẽ hệ thống hóa những vấn đề chung liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Nếu bạn đang cảm thấy quá lo lắng khi làm đề tài luận văn về đề tài này, bài viết dưới đây chính là giải pháp tốt nhất giúp bạn giải đáp những thắc mắc đang gặp phải.

Quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương

1. Một số khái niệm liên quan quản lý nhà nước về giáo dục

1.1. Quản lý nhà nước là gì?

Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực hiện quyền lực nhà nước, là tổng thể và thể chế về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước ,do các cơ quan nhà nước (lập pháp ,hiến pháp ,tư pháp ) có tư cách pháp nhân công pháp (công quyền )tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng ,nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đã giao cho trong việc tổ chức và điều khiển các quan hệ xã hội và hành vi của công dân.

Phân biệt khái niệm “quản lý nhà nước” và “nhà nước quản lý” 

  • “Quản lý nhà nước” là dạng quản lý xã hội thực thi quyền lực nhà nước, dạng quản lý này được thể hiện trong các cơ quan hành chính nhà nước.
  • “Nhà nước quản lý” là nói đến các chủ thể quản lý ,đó là hệ thống tổ chức của các cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước.

1.2. Giáo dục và đào tạo là gì?

Giáo dục là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích ,có kế hoạch nhằm truyền lại và lĩnh hội những tri thức được tích luỹ của loài người.

Đào tạo là một quá trình đặc thù của giáo dục, nó hướng về giáo dục chuyên nghiệp. Đó là sự phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo …đòi hỏi ở một cá nhân để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhất định.

Từ hai khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo chính là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi toàn xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà nước. 

Hay: Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự quản lý của các cơ quan quyền lực nhà nước, của bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ sở đối với hệ thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục của xã hội nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách cho nhân dân.

Quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương

2. Quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo 

Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo là một lĩnh vực rất quan trọng của đời sống xã hội ,nó liên quan đến nhiều lĩnh vực khác cho nên Đảng và nhà nước ta rất chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo .Những năm qua quan điểm của Đảng và nhà nước chủ yếu tập trung ở nghị quyết trung ương hai khoá VIII(nghị quyết chuyên đề về giáo dục và đào tạo);kết luận của hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX;nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ;văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,X; luật giáo dục sửa đổi thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.

Qua các văn kiện này thể hiện một số quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo như sau: 

  • Giáo dục và đào tạo nhằm vào xây dựng con người có đầy đủ phẩm chất để xây dựng và bảo vệ đất nước.
  • Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và đào tạo ,nhất là chính sách công bằng xã hội.
  • Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. 
  • Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng , của Nhà nước và của toàn dân;mọi người, mọi cấp chăm lo cho giáo dục và đào tạo.
  • Giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế –xã hội, với khoa học, công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh.
  • Giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công lập song song với đa dạng hoá các loại hình giáo dục-đào tạo.
  • Chăm lo cho giáo dục và đào tạo là chăm lo cho con người và xã hội phát triển với các yêu cầu và tiêu chí được xác lập.
  • Phát triển giáo dục và đào tạo phải theo nguyên lý: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. 

Mục tiêu của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo

Theo luật giáo dục 2005 thì mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương

Luận Văn 24 hiện đang cung cấp Dịch vụ viết tiểu luận thuê các đề tài liên quan đến Quản lý nhà nước và giáo dục. Nếu bạn đang gặp bất cứ khó khăn nào trong quá trình hoàn thành bài luận của mình thì hãy để chúng tôi đồng hành và hỗ trợ bạn.

Quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo là quản lý Nhà nước về một lĩnh vực cụ thể cho nên nó có tính chất chung của quản lý Nhà nước và quản lý hành chính Nhà nước, cụ thể như sau: 

Tính lệ thuộc vào chính trị:quản lý Nhà nước về giáo dục ,phục tùng và phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuân thủ chủ trương , đường lối của Đảng và Nhà nước.

Tính xã hội: giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn xã hội. Trong quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo cần phải coi trọng tính xã hội và dân chủ hoá giáo dục. 

Tính pháp quyền: quản lý Nhà nước là quản lý bằng pháp luật vì vậy quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo cũng phải tuân thủ những quy định chung của pháp luật.

Tính chuyên môn, nghiệp vụ: cán bộ –công chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cần được đào tạo có trình độ tương ứng với yêu cầu về tiêu chuẩn các ngạch chức danh đã được quy định. 

Tính hiệu lực, hiệu quả: lấy hiệu quả của hoạt động chuyên môn nghiệp vụ để đánh giá cán bộ công chức ngành giáo dục và đào tạo. 

3.2. Đặc điểm của quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo

  • Kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong các hoạt động quản lý giáo dục và đào tạo 

Quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo ở cơ sở thực chất là triển khai các hoạt động hành chính Nhà nước trong quá trình chỉ đạo các hoạt động giáo dục ở cơ sở. Đặc điểm hành chính – giáo dục là đặc điểm quan trọng nhất trong hoạt động quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Chỉ trên cơ sở biết kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn thì mới có thể chỉ đạo tốt hoạt động giáo dục và đào tạo.

  • Đặc điểm về tính quyền lực Nhà nước trong hoạt động quản lý

Đây là hoạt động nổi bật của quản lý Nhà nước và quản lý hành chính ở mọi lĩnh vực nói chung , đó là tính quyền lực trong hoạt động quản lý :tư cách pháp nhân trong quản lý, công cụ và phương pháp quản lý và quan hệ thứ bậc trong quản lý.

  • Đặc điểm kết hợp Nhà nước- xã hội trong quá trình triển khai quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo

Dân chủ hoá và xã hội hoá công tác giáo dục là một tư tưởng có tính chiến lược và nó có vai trò rất to lớn trong sự phát triển giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. 

Quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương

3.3. Nguyên tắc của quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo

Nguyên tắc của quản lý giáo dục là những lao động cơ bản, những yêu cầu, những tiêu chuẩn chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục. Hệ thống các nguyên tắc trong quản lý giáo dục và đào tạo được cụ thể hoá tại sơ đồ 2 – phần phụ lục, trên đây chỉ giới thiệu hai nguyên tắc cơ bản của quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo. 

  • Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ

Mọi cơ sở giáo dục thực hiện chức năng , nhiệm vụ giáo dục và đào tạo theo sự chỉ đạo ngành dọc nhưng các cơ sở giáo dục đều đóng trên một địa bàn lãnh thổ nhất định vì vậy cũng phải tuân thủ sự quản lý hành chính của địa phương theo quy định phân cấp của Nhà nước.

Mọi hoạt động quản lý không thể tách rời sự chỉ đạo theo ngành dọc và theo lãnh thổ và chúng được coi là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về giáo dục – đào tạo nói riêng. 

  • Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động chính trị xã hội ở nước ta, đồng thời cũng là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước . quản lý Nhà nước về giáo dục – đào tạo cũng tuân thủ theo nguyên tắc này. 

Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ ở đây là phát huy quyền chủ động của cơ sở dựa trên hành lang pháp lý được quy định bởi luật giáo dục và những văn bản pháp lí trong hoạt động quản lý giáo dục đồng thời nâng cao tinh thần cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo và phát huy dân chủ của tập thể theo quy chế dân chủ của cơ sở do chính phủ của bộ giáo dục và đào tạo ban hành.

Nguyên tắc tập trung dân chủ yêu cầu Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu , chương trình , nội dung…Qui chế thi cử và hệ thống văn bằng ( theo điều 13, luật giáo dục). Bên cạnh đó phân cấp rõ ràng về quản lý giáo dục cho địa phương và tạo điều kiện để cơ sở phát huy chủ động và sáng tạo.

4. Vai trò và ý nghĩa của quản lý Nhà nước về giáo dục 

Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực rất quan trọng của đời sống xã hội , nó góp phần quyết định chất lượng cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội.

Tổ chức UNESCO đã đề cập đến những yếu tố cốt lõi liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục và đào tạo. Theo quan điểm này việc nâng cao phẩm chất con người chủ yếu thông qua giáo dục – đào tạo, làm cho cá nhân có thể phát triển tối đa tiềm năng của mình. 

Giáo dục đào tạo nâng cao phẩm chất cho tong cá nhân, đồng thời làm cho xã hội phát triển. Giáo dục và đào tạo là nguồn lực hàng đầu cho phát triển kinh tế, vì lẽ giáo dục – đào tạo đem lại kiến thức khoa học, trình độ chuyên môn, kĩ năng, kĩ xảo, đạo đức, tư cách, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động, óc tìm tòi, sáng tạo…cho con người. Song muốn đạt được các yếu tố trên đòi hỏi phải có nền giáo dục phát triển mà muốn cho giáo dục phát triển thì yếu tố đầu tiên phải kể đến là quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo. 

Việt Nam là đất nước có truyền thống giáo dục từ Cách mạng tháng 8 đến nay, truyền thống đó ngày càng được vun đắp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn rất xa đối với giáo dục – đào tạo, coi đây là lĩnh vực quan trọng cho sự phát triển. Người cho rằng “Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” hay “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. 

Quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương

Ngày nay khoa học và công nghệ có những bước tiến xa so với nền khoa học công nghệ truyền thống. Muốn nắm bắt được công nghệ mới, con người phải có trình độ học vấn do giáo dục – đào tạo cung cấp, từ đó con người sẽ trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Như vậy giáo dục và đào tạo có vai trò rất lớn và có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho nên Nhà nước thống nhất quản lý về giáo dục và đào tạo. Vì thông qua quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo, việc thực hiện các chủ trương chính sách quốc gia nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, chú ý thực hiện các mục giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục mới được triển khai, thực hiện có hiệu quả. 

Quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo có thể được coi là khâu then chốt của then chốt nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi của mọi hoạt động giáo dục và đào tạo, tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách con người.

Trên đây là bài viết tham khảo giúp bạn hiểu thêm về khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục cúng như vai trò và ý nghĩa của nó. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có bất kì ý kiến thắc mắc xin liên hệ qua hotline 0988 55 2424 của Luận Văn 24 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn giúp đỡ.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.