Quan niệm nào sau đây có yếu tố phát triển thao quan điểm Triết học duy vật boeens chứng

Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai nguyên lý cơ bản và đóng vai trò cốt lõi trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan.

Quan niệm nào sau đây có yếu tố phát triển thao quan điểm Triết học duy vật boeens chứng

Ph.Ăng-ghen, người đã kiến giải các nguyên lý của phép biện chứng duy vật

Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Hai nguyên lý cơ bản gồm:

  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Nguyên lý này biểu hiện thông qua 06 cặp phạm trù cơ bản.
  • Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật). Nguyên lý này biểu hiện thông qua ba quy luật cơ bản

Ph.Ăng-ghen định nghĩa:

và:

Mục lục

  • 1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
    • 1.1 Cơ sở khoa học
    • 1.2 Tính chất
    • 1.3 Biểu hiện
  • 2 Nguyên lý về sự phát triển
  • 3 Tham khảo
  • 4 Chú thích

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biếnSửa đổi

Theo chủ nghĩa Mác -Lênin thì các sự vật hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng đối với sự vật, hiện tượng khác. Đồng thời cũng qua đó phê phán cách xem xét của các nhà siêu hình học.

Cơ sở khoa họcSửa đổi

Nguyên lý này được dựa trên một khẳng định trước đó của triết học Mác-Lênin là khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất- thế giới vật chất. Engels đã nhấn mạnh điều này

Theo Hồ Chí Minh thì: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.[6]

Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định sự tác động qua lại sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.

Liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới

Tính chấtSửa đổi

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

  • Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức của con người.
  • Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác.
  • Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v.. Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng.

Để khái quát nên tính chất biến hóa của sự vật, hiện tượng, Ăng-ghen đã viết rằng:

Theo Lênin: Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó[7] và ông cũng cho rằng: Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đên tất cả các mặt của mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó.[8]

Biểu hiệnSửa đổi

Nguyên lý này biểu hiện rõ thông qua sáu cặp phạm trù gồm:

  • Cái chung và cái riêng
  • Bản chất và hiện tượng
  • Nội dung và hình thức
  • Nguyên nhân và kết quả
  • Khả năng và hiện thực
  • Tất nhiên và ngẫu nhiên

Nguyên lý về sự phát triểnSửa đổi

Triết học Mác-Lênin luôn coi trọng sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Việc đặt sự vật, hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển là một nguyên lý quan trọng của triết học Mác-Lênin. Liên hệ tức là vận động, mà không vận động thì không có sự phát triển. Nhưng vận động và phát triển là hai khái niệm khác nhau. Khái niệm vận động khái quát mọi sự biến đổi nói chung, không tính đến xu hướng và kết quả của những biến đổi ấy như thế nào. Sự vận động diễn ra không ngừng trong thế giới và có nhiều xu hướng.

Nguyên lý về sự phát triển bao gồm: Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng - chất và quy luật phủ định. Trong đó:

  • Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
  • Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
  • Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.

Ba quy luật này còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động.

Tham khảoSửa đổi

  • Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004
  • Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin (tái bản), Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2005
  • Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ sung), Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003
  • Nhập môn Marx, Rius (Eduardo del Rio), người dịch: Nguyễn Hà, hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006
  • Một số vấn đề Triết học Mác – Lênin: Lý luận và thực tiễn (tái bản có bổ sung), Lê Doãn Tá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003
  • Triết học Mác – Lênin (tập II), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 (xuất bản lần thứ ba)
  • Triết học Mác – Lênin (tập III), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 (xuất bản lần thứ ba)
  • Triết học Mác – Lênin (tập II), Vụ Công tác Chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 1996
  • Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (in lần thứ 2 có sửa chữa, bổ sung), Vũ Anh Tuấn, Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007
  • 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác – Lênin (tái bản lần thứ 5), An Như Hải, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008
  • Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 (tái bản có bổ sung, sửa chữa)

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 201
  2. ^ Mác, Ph.Ăng-ghen: Tuyển tập, tập V, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1983, trang 38
  3. ^ Các Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 96
  4. ^ Ph.Ăng-ghen, Chống Duy-ring, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 1960, trang 39
  5. ^ Các Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 721
  6. ^ Hồ Chí Minh: Tuyển tập, tập 2, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, năm 1980, trang 72
  7. ^ VI.Lê nin: Toàn tập: tập 29, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mat1xcova, năm 1980, trang 239
  8. ^ VI.Lênin, Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matcova, 1981, tập 42, trang 359
  9. ^ Ph. Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1971, trang 18-19
  10. ^ Các Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 2, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, trang 261
  11. ^ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 471