Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2022

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM 2021

(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/QĐ-HT

ngày 12  tháng 1 năm 2021 của trường Tiểu học Khánh Hồng)

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công áp dụng đối với nguồn kinh phí được giao để thực hiện chế độ chi thường xuyên. Nguồn kinh phí giao không thường xuyên thì việc quản lý, sử dụng thực hiện theo đúng quy định hiện hành. 

2. Quy chế này áp dụng trong phạm vi đơn vị năm 2021.

Điều 2. Mục đích xây dựng quy chế

          1. Tạo điều kiện cho đơn vị chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

          2. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.

          3. Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.

          4. Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Pháp luật. Tạo quyền chủ động cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

          5. Sử dụng tài sản công đúng mục đích, có hiệu quả.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng quy chế

1. Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị nhằm sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phù hợp với nguồn kinh phí hiện có của đơn vị.

2. Phải phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị.

3. Phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

4. Mọi chi tiêu phải đảm bảo có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

5. Phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị.

6. Phải có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn

Điều 4. Căn cứ để xây dựng quy chế

1. Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

2. Tình hình thực hiện chi tiêu và sử dụng tài sản tại đơn vị qua các năm.

3. Chương trình, kế hoạch và các nhiệm vụ được giao trong năm.

4. Dự toán ngân sách được giao thực hiện chi thường xuyên.

CHƯƠNG II

ĐỊNH MỨC CHI TIÊU NỘI BỘ

Điều 5. Lương, phụ cấp lương và các khoản nộp theo lương

          Lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương thực hiện chi trả trong phạm vi biên chế được UBND huyện giao, kinh phí  thực hiện chi theo quy định của Nhà nước.

Phụ cấp thể dục thể thao: Chi phụ cấp ngoài trời cho giáo viên theo Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg  ngày 16 tháng 11 năm 2012 về việc Quy định về chế dộ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao;

           Điều 6. Tiền công

1. Tiền công Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính Phủ thực hiện chi trả trong phạm vi biên chế được UBND tỉnh duyệt và tiền công hợp đồng do Sở hiệp y, kinh phí  thực hiện chi theo quy định của Nhà nước.

2. Tiền công thuê giáo viên, nhân viên hợp đồng: theo thỏa thuận giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.

3. Tiền công thuê mướn khác:

- Thuê bảo vệ: Theo thỏa thuận giữa người lao động và nhà trường, tiền công bảo vệ một tháng chi mức thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. (chi 12 tháng)

- Thuê dọn vệ sinh khu hiệu bộ, khu vệ sinh của CBGV: Theo thỏa thuận giữa người lao động và nhà trường, tiền công  một tháng là 1.200.000 đ. (chi 12 tháng)

- Thuê lao động khác: Chi theo thỏa thuận giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.

          Điều 7.  Phụ cấp làm thêm giờ, tăng giờ

1. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy vượt giờ nghĩa vụ:

- Thực hiện theo Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/ 06/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Làm thêm giờ vào các ngày được nghỉ trong tuần, nghỉ lễ...do điều động của Hiệu trưởng thì được tính chi làm thêm giờ theo chế độ hiện hành như điều tra phổ cập, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, ra mắt các câu lạc bộ trong trường,.... Không giải quyết làm thêm giờ khi người lao động chưa hoàn thành khối lượng công việc do Hiệu trưởng phân công.

 + Làm thêm giờ (tăng tiết dạy) do thiếu giáo viên được chi trả tăng giờ 60.000 đồng/1 tiết đến 100.000 đồng/1 tiết thực dạy tăng giờ, chi trả vào cuối mỗi kỳ học.

2. Các đối tượng khác làm thêm giờ:

Căn cứ Luật Lao động ngày 20/11/2019; Căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Chỉ làm thêm giờ khi có nhiệm vụ đột xuất hoặc cấp bách phải thực hiện và được Thủ trưởng ĐV cho phép làm ngoài giờ. Không giải quyết làm thêm giờ khi người lao động chưa hoàn thành khối lượng công việc do Hiệu trưởng phân công.

- Thanh toán: theo quy định hiện hành.

3. Các trường hợp thêm giờ khác:

3.1 Chi trực hè:

- Đối tượng: Áp dụng đối với cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên.

- Thời gian: Do hiệu trưởng phân công và phải có bảng chấm công nhưng không quá 20 ngày/người/năm.

- Định mức chi: 50.000 đ/người/ngày.

3.2. Chi trực bão:

- Đối tượng: Có tên trong quyết định của thủ trưởng đơn vị khi có bão.

- Thời gian: Căn cứ và tình hình thực tế khi bão về hiệu trưởng sẽ phân công.

- Định mức chi: 150.000/người/ngày.

-  Chi phí khác phục vụ phòng chống lụt bão: Thanh toán theo thực tế.

3.3. Trực tết:

- Đối tượng: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường

- Thời gian: Theo quy định của ngành trong từng năm.

- Định mức chi: 100 000 đ/ buổi; Ngày 01,02,03 tết chi 150 000 đ/ buổi.

Điều 8. Chi thưởng

a.  Chi khen thưởng học sinh đạt giải các kỳ thi văn hóa, TDTT, văn nghệ, khoa học sáng tạo

- Cấp trường:

+ Giải nhất: 100.000 đ/giải

+ Giải nhì: 80.000 đ/giải

+ Giải ba: 60.000 đ/giải

+ Giải Khuyến khích: 50.000 đ/giải

-  Cấp huyện:

+ Giải nhất: 150.000 đ/giải

+ Giải nhì: 120.000 đ/giải

+ Giải ba: 100.000 đ/giải

+ Giải Khuyến khích: 80.000 đ/giải

-  Cấp tỉnh:

+ Giải nhất: 200.000 đ/giải

+ Giải nhì: 180.000 đ/giải

+ Giải ba: 150.000 đ/giải

+ Giải Khuyến khích: 120.000 đ/giải

b. Thưởng cho GV có học sinh thi HSG đạt giải: Mức thưởng mỗi giải như đối với học sinh

c. Thưởng cho GV đạt giải trong các kỳ thi GV dạy giỏi:

-  Cấp huyện:

+ Giải nhất: 200.000 đ/giải

+ Giải nhì: 180.000 đ/giải

+ Giải ba: 150.000 đ/giải

+ Giải Khuyến khích: 120.000 đ/giải

-  Cấp tỉnh:

+ Giải nhất: 300.000 đ/giải

+ Giải nhì: 250.000 đ/giải

+ Giải ba: 200.000 đ/giải

+ Giải Khuyến khích: 150.000 đ/giải

- Giáo viên đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp huyện: 150.000 đ/người, cấp tỉnh: 200.000 đồng/người, GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học: 100.000 đ/người, GV hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học: 70.000 đồng/người.

d. Thưởng xếp loại học sinh các kì:

- Danh hiệu học hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: 40.000 đồng/HS/học kỳ.

- Danh hiệu học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc một năng lực, phẩm chất: 20.000đ/HS/học kỳ

- Thưởng học sinh nghèo đạt thành tích cao trong học tập: 100.000 đ/HS/học kỳ.

- Thưởng tập thể lớp xuất sắc: 100.000 đ/lớp/năm học. Tổ lao động giỏi: 200.000 đồng/tổ/năm học.

Điều 9.  Phúc lợi tập thể

- Chi chè, nước văn phòng: theo hóa đơn thực tế.

Điều 10.  Sử dụng điện, nước, tiền nhiên liệu

          1. Các quy định tiết kiệm và sử dụng thiết bị điện, nước:

     Tắt các thiết bị điện không cần thiết và trước khi về. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện phát hiện kịp thời các trường hợp rò điện.

Đối với điều hoà không khí chỉ bật khi thực sự cần thiết.

2. Các biện pháp xử lý khi vi phạm

Nếu bị phát hiện vi phạm các quy định trên sẽ bị trừ điểm thi đua, không xếp loại thi đua đối với trường hợp cố tình vi phạm. 

3. Định mức thanh toán tiền điện, nước, nhiên liệu

          a) Tiền điện: Theo hóa đơn thực tế phát sinh

          b) Tiền nhiên liệu: Theo hóa đơn thực tế phát sinh

c) Tiền nước sạch: Theo hóa đơn thực tế phát sinh

Điều 11. Vật tư văn phòng và Photocopy:

a) Chi khoán văn phòng phẩm cho cán bộ giáo viên, nhân viên: 20.000 đồng/tháng (Chi 10 tháng/năm)

b) Văn phòng phẩm dùng chung:

- Việc mua sắm VPP do bộ phận hành chính của đơn vị đảm nhiệm, căn cứ nhu cầu sử dụng của các phòng ban và định mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ bộ phận hành chính làm giấy đề nghị mua VPP trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt để mua. Chứng từ thanh toán phải tuân theo quy định chế độ tài chính.

          - Định mức trang bị VPP: Theo hóa đơn thực tế phát sinh, không vượt quá 1.000.000 đồng/tháng.

          - Quy định quản lý VPP: Khi mua về phải có biên bản giao nhận đến từng đối phòng ban sử dụng, phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

          c) Dụng cụ văn phòng:

          - Quy định về quản lý, sử dụng: Khi bộ phận hoặc phòng ban nào cần mua công cụ dụng cụ để phục vụ chuyên môn thì phải báo cáo bộ phận hành chính, bộ phận hành chính làm tờ trình, dự trù kinh phí trình Thủ trưởng đơn vị, khi được sự đồng ý mới tiến hành mua.

          Khi mua về phải có phải có đầy đủ chứng từ thanh toán: hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, hoá đơn giá trị gia tăng, biên bản phải bàn giao tới từng đối tượng sử dụng, phải theo dõi trên sổ sách kế toán.

Chi photocoppy: Theo hóa đơn thực tế phát sinh

Khi chi phải có đầy đủ chứng từ thanh toán: hoá đơn giá trị gia tăng.

Điều 12. Sách, báo, thông tin, tuyên truyền liên lạc

          1. Cước phí điện thoại cố định tại đơn vị: Theo hóa đơn thực tế phát sinh.

          2. Sử dụng mạng INTERNET: Theo hóa đơn thực tế phát sinh

          3. Sách, báo, tạp chí, thư viện: Theo hóa đơn thực tế phát sinh.

          Điều 13. Hội nghị.

          - Tài liệu: Theo hóa đơn thực tế phát sinh.

          - Thuê trang trí, khánh tiết, hội trường: Theo hóa đơn thực tế phát sinh.

- Tiền nước uống: Theo hóa đơn thực tế PS nhưng không quá 20.000 đ/người/ngày.

          - Chi phí khác: Theo thực tế phát sinh.

- Chi bỗi dưỡng cho đại biểu không hưởng lương: 50.000 đ/người/buổi.

Điều 14. Chi công tác phí:

Căn cứ Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND  ngày 06/7/2017 của UBND Tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Tỉnh Ninh Bình

1. Cán bộ, giáo viên  đi công tác trong tỉnh:

1.1. Đối tượng khoán

- Đối tượng: Hiệu trưởng, hiệu phó, kế toán.

- Định mức khoán: Hiệu trưởng, hiệu phó, kế toán: 500.000 đ/người/tháng

1.2. Đối tượng không khoán

- Tiền vé tàu xe (chỉ áp dụng trong trường hợp cách trụ sở làm việc 15km): theo vé tàu xe thực tế, nếu tự túc phương tiện tính: 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác

- Phụ cấp lưu trú: 50.000 đ/ngày/người (nếu đi công tác trên 15km)

Hồ sơ thanh toán gồm:

- Chi phí đi lại:

+ Trường hợp mua vé: Vé, hoá đơn mua vé hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện.

+Trường hợp tự túc phương tiện: Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu của nhà trường và ký xác nhận, đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi CB, GV đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú); Bảng kê độ dài quãng đường đi công tác đối với điểm đến công tác có xác nhận của thủ trưởng đơn vị.

- Phụ cấp lưu trú:

+ Văn bản hoặc Kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt và cử đi công tác;

+ Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu của nhà trường và ký xác nhận, đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi CB, GV đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).

2. Cán bộ, giáo viên được cử đi công tác tỉnh ngoài:

- Tiền vé tàu xe: Theo vé tàu xe thực tế.

- Phụ cấp lưu trú: Cán bộ được cử đi công tác ở các thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng thanh toán: 150.000 đ/người/ngày, các nơi còn lại thanh toán: 100.000 đ/người/ngày.

- Tiền thuê phòng nghỉ: Cán bộ được cử đi công tác ở các thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng thanh toán: 350.000 đ/người/ngày đêm, các nơi còn lại thanh toán: 250.000 đ/người/ngày đêm. Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thuê phòng nghỉ riêng theo: Định mức 500.000 đ/ngày đêm.

- Riêng trường hợp đi công tác bằng máy bay tuỳ vào tình hình kinh phí và mức độ cần thiết phải đi công tác bằng phương tiện máy bay thì hiệu trưởng ra quyết định cử đi, thanh toán theo giá vé hiện hành. Nếu cá nhân tự đi công tác bằng phương tiện máy bay thì chỉ được thanh toán theo giá vé tàu xe hiện hành.

Hồ sơ thanh toán:

- Chi phí đi lại:

+ Vé, hoá đơn mua vé hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện.

+ Văn bản hoặc Kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt và cử đi công tác;

+ Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu của nhà trường và ký xác nhận, đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi CB, GV đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).

Điều 15. Chi nghiệp vụ chuyên môn:

          1. Mua hàng hóa vật tư, trang thiết bị phục vụ chuyên môn:

Các bộ phận căn cứ vào nhu cầu thực tế và báo cáo bộ phận kế toán, boh phạn kế toán làm tờ trình, dự trù kinh phí trình Thủ trưởng đơn vị. Khi được sự đồng ý mới tiến hành mua.

Khi mua sắm phải có đầy đủ chứng từ thanh toán: hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, hoá đơn giá trị gia tăng, …

2. Chi mua sổ sách phục vụ chuyên môn, thư viện:

Các bộ phận căn cứ vào nhu cầu thực tế và báo cáo bộ phận tài chính, bộ phận tài chính tham khảo giá cả thị trường và lập dự trù kinh phí trình Thủ trưởng đơn vị. Khi được sự đồng ý mới tiến hành mua.

Khi mua sắm phải có đầy đủ chứng từ thanh toán: hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, hoá đơn giá trị gia tăng, ….

3. Chi bồi dưỡng cho các kỳ thi, BD HS giỏi, phụ đạo HS yếu

a) Kỳ thi HSG văn hóa

* Cấp tỉnh:

- Thời gian tập luyện: Theo phân công chuyên môn, bảng chấm công.

- Mức chi bồi dưỡng tập luyện cho GV: 100.000 đồng/buổi, cho HS: 40.000 đ/buổi

- Chi hỗ trợ học sinh đi thi: 100.000 đồng/ngày/học sinh

- Chi BD cho CB,GV phụ trách đưa học sinh đi thi: 100.000 đ/ngày/người

* Cấp huyện:

- Thời gian tập luyện: Theo phân công chuyên môn, bảng chấm công.

- Mức chi bồi dưỡng tập luyện cho GV: 50.000 đồng/buổi, cho HS: 20.000 đ/buổi.

- Chi hỗ trợ học sinh đi thi: 50.000 đồng/ngày/học sinh

- Chi cho CB,GV phụ trách đưa học sinh đi thi: 50.000 đ/ngày/người

b) Kỳ thi TDTT, Văn nghệ (đối với HS,GV)

* Cấp cụm:

- Thời gian tập luyện: Theo phân công chuyên môn, bảng chấm công.

- Mức chi bồi dưỡng tập luyện cho GV: 50.000 đồng/buổi, cho HS: 20.000 đ/buổi.

- Chi hỗ trợ GV/học sinh đi thi: 50.000 đ/ngày/người

- Chi cho CB, GV phụ trách đưa học sinh đi thi: 50.000 đ/ngày/người

* Cấp tỉnh, huyện:

- Thời gian tập luyện: Theo phân công chuyên môn, bảng chấm công.

- Mức chi bồi dưỡng tập luyện cho GV: 100.000 đồng/buổi, cho HS: 40.000 đ/buổi

- Chi hỗ trợ GV/học sinh đi thi: 100.000 đ/ngày/người

- Chi cho CB, GV phụ trách đưa học sinh đi thi: 100.000 đ/ngày/người

c) Kỳ thi Giáo viên dạy giỏi

- Mức hỗ trợ tập luyện: 50.000 đ/người/ngày (không quá 10 ngày trên mỗi đợt thi); hỗ trợ GV đi phục vụ cho GV đi thi: 100.000 đ/người/ngày.

- Chi hỗ trợ GV đi thi: cấp huyện: 200.000 đ/ngày/người; cấp tỉnh: 300.000 đ/ngày/người

- Các chi phí khác phục vụ cho kỳ thi: nước uống, trang thiết bị dạy học, văn phòng phẩm…: Chi theo hóa đơn thực tế phát sinh

d) Bồi dưỡng GV dạy HS giỏi, phụ đạo học sinh yếu

- Chi bồi dưỡng GV dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu: 100.000 đ/buổi.

4. Chi ngân hàng đề thi:

- Chi ra đề chuyên: 100.000 đ/đề (Bao gồm cả đáp án)

- Chi ra đề đại trà: + Trắc nghiệm: 100.000 đ/đề (Bao gồm cả đáp án)

                              + Tự luận: 100.000 đ/đề (Bao gồm cả đáp án)

- Chi ra đề HSG:  150.000 đ/đề (Bao gồm cả đáp án)

5. Chi công tác thu và quản lý quỹ các khoản thu khác của đơn vị:

5.1 Kế hoạch thu, quản lý thu:

- Định mức thu: Theo quy định và theo tình hình thực tế đơn vị huy động.

- Đối tượng thu: Các tổ chức doanh nghiệp, bậc cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm….

- Đối tượng miễn, giảm: Các đối tượng chính sách như khuyết tật,hộ nghèo, cận nghèo, HS mồ côi…

- Đơn vị lập dự toán thu theo năm ngân sách, trong năm số thực hiện thu lớn hơn chi thì đơn vị lập dự toán bổ sung nguồn kinh phí.

- Trình tự thu, quản lý thu:

+ Đối với các khoản thu thực hiện lập Phiếu thu như: Thu vận động tài trợ, thu tiền vệ sinh khu lớp học

Đơn vị lập danh sách thu chi tiết cho từng khoản thu và từng đối tượng nộp tiền. Đến cuối ngày đơn vị tổng hợp lập Phiếu thu và thực hiện quản lý quỹ tiền mặt theo đúng quy định.

+ Đối với các khoản thu thực hiện lập hóa đơn, viết biên lai thu như: Học phí môn tự chọn

Đơn vị thực hiện lập hóa đơn đến từng đối tượng nộp tiền, lập danh sách thu và nộp tiền vào Tài khoản tiền gủi tại KBNN trong vòng 05 ngày kể từ ngày thu được tiền

5.2 Kế hoạch chi:

Đơn vị căn cứ vào văn bản hướng dẫn thu, chi của Sở GDĐT, căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị, căn cứ vào định mức chi chuyên môn nghiệp vụ của nguồn ngân sách để thực hiện lập dự toán, thuyết minh dự toán chi cho các khoản thu. Trong năm ngân sách số thực hiện chi không khớp với dự toán chi đầu năm thì đơn vị thực hiện điều chỉnh dự toán.

5.2.1. Đối với khoản thu vận động tài trợ

- Nhà trường mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng số được tài trợ bằng tiền, hiện vật. Căn cứ vào dự toán đã lập cho các khoản thu và số huy động thực tế, nhà trường tiến hành chi theo đúng quy định. Trong năm ngân sách số thực hiện chi không khớp với dự toán chi đầu năm thì đơn vị thực hiện điều chỉnh dự toán.

5.2.2 Đối với nguồn học phí môn tự chọn:

Tiền công giáo viên dạy môn tự chọn: 40 000 đ/ 1 tiết thực dạy.

Chi tiền % quản lý dạy môn tự chọn là 15%( Trích từ khoản chi tiền học môn tự chọn của học sinh)

Chi tiền bảo dưỡng máy tính phòng tin học, mua hóa đơn điện tử,…( Trích từ % học tin của học sinh theo hợp đồng, hóa đơn thực tế)

5.2.3.Chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu:

- Chi mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho học sinh: Chi theo hoá đơn thực tế phát sinh.

- Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế thông thường phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tủ tài liệu quản lý hồ sơ sức khỏe tại cơ sở giáo dục: Chi theo hoá đơn thực tế phát sinh.

- Chi mua văn phòng phẩm phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu: Chi theo hoá đơn thực tế phát sinh.

5.2.4. Chi tiền vệ sinh khu lớp học:

Tiền công dọn vệ sinh: 3 000 000 đ/ tháng thực học.

Chi tiền làm cỏ, mua dụng cụ vệ sinh,…( Chi theo hợp đồng, hóa đơn thực tế)

5.3. Trong năm ngân sách, nếu có văn bản hướng dẫn mới thay thế văn bản hướng dẫn tại thời điểm lập dự toán, Đơn vị thực hiện kế hoạch thu – chi theo quy định hiện hành và theo quyết định của Hội đồng nhà trường.

Các khoản chi khác phát sinh thực hiện theo quy định hiện hành và quyết định của Hội đồng nhà trường.

6. Các khoản chi khác:

 - Lễ khai giảng, sơ kết, tổng kết, đại hội công nhân viên chức chi: băng zon, khẩu hiệu, trang trí, hoa tươi, nước uống, thuê phông bạt, loa đài… theo hợp đồng, hóa đơn thực tế phát sinh.

- Các ngày: 8/3, 26/3,  20/10,  Giỗ tổ 10/3, 30/4, 1/5, 2/9,20/11, tết dương lịch, tết âm lịch: chi trang trí, băng zon, khẩu hiệu, nước uống, hoa tươi, thuê phông bạt, loa đài…: theo hợp đồng, hóa đơn thực tế phát sinh.

7. Chi trang phục đồng phục cho giáo viên thể dục: chi theo hình thức khoán, định mức chi: 1.200.000 đồng/người/năm.

Điều 16. Quy định mua sắm, sửa chữa, thanh lý tài sản nhà nước

- Trách nhiệm thực hiện công việc mua sắm, sửa chữa, thanh lý: Giao cho Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất kiểm tra, theo dõi.

- Trình tự, thủ tục thực hiện mua sắm, sửa chữa, thanh lý: Thực hiện theo trình tự đã quy định cụ thể trong quy chế quản lý tài sản công.

Điều 17. Dự kiến chênh lệch thu lớn hơn chi năm kế hoạch: Kết thúc năm ngân sách đơn vị không có chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên nên không thực hiện trích lập các quỹ theo quy định.

Điều 18. Thực hiện công khai và báo cáo tài chính

- Thực hiện công khai theo quy định Nhà nước.

- Ban thanh tra nhân dân và Tổ chức công đoàn của đơn vị có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát.

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, mọi quy định trước đây trái với qui chế này đều được bãi bỏ.     

2. Trong quá trình thực hiện có những vấn đề gì vướng mắc, chưa phù hợp sẽ được xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.

                                                                      THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

                                                                                                                  Phạm Thị Hải Yến