Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng mới nhất

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách "Quy định mới về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình" do tác giả Vũ Thị Tươi hệ thống và biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Quy định mới về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

Tác giả: Vũ Thị Tươi hệ thống

Nhà xuất bản Lao Động

3. Tổng quan nội dung sách

Ngày 14/8/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2019. Theo đó tổng mức đầu tư xây dựng được xác định dựa trên 8 khoản chi phí gồm: Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục của dự án; Chi phí thiết bị mua sắm; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án; Chi phí dự phòng.

Ngày 15/8/2019 Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 69/2019/NĐ-CP quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao. Nguyên tắc cốt lõi là việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.

Thông tư số 03/2019/TT-BXD ngày 30-07-2019 cũng đã sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình...

Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan, ban, ngành cùng các nhà thầu, chủ đầu tư xây dựngvà đông đảo bạn đọc trong cả nước về các quy định pháp luật mới trong lĩnh vực xây dựngNhà xuất bản Lao Động cho xuất bản cuốn sách:Quy định mới về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình do tác giả Vũ Thị Tươi hệ thống.

Nội dung cuốn sách gồm các phần chính sau:

Phần thứ nhất.Quy định mới nhất về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Phần thứ hai.Quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư

Phần thứ ba.Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

Phần thứ tư.Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng

Phần thứ năm.Quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

4. Đánh giá bạn đọc

Tác giả đã hệ thống trong cuốn sách "Quy định mới về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình" những quy định mới phục vụ bạn đọc cập nhật kịp thời và vận dụng trong thực tiễn thi công công trình xây dựng như:quản lý chi phí đầu tư xây dựng;sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư; quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng; quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Luật Minh Khuê lưu ý, trong cuốn sách, một số văn bản tác giả hệ thống đến nay 2022 đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thể có thể kể đến như: Nghị định 68/2019/NĐ-CP đã bị thay thế bởi Nghị định 10/2021/NĐ-CP,Thông tư số 03/2019/TT-BXD đã hết hiệu lực và thay thế bởi Thông tư 10/2021/TT-BXD. Do đó, khi sử dụng cuốn sách, bạn đọc cần lưu ý kiểm tra lại một lần nữa hiệu lực văn bản để đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng quy phạm pháp luật.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Quy định mới về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình".

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.6162 của Luật Minh Khuê, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!

Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây một số quy định về lập dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP để bạn đọc tham khảo:

Điều 11. Nội dung dự toán xây dựng công trình

1. Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

2. Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Các khoản mục chi phí trên được quy định chi tiết tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định này, trừ các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác tính chung cho cả dự án.

3. Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.

Điều 12. Xác định dự toán xây dựng công trình

Dự toán xây dựng công trình được xác định theo khối lượng tính toán từ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện, kế hoạch thực hiện của công trình, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình và định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, các quy định khác có liên quan được áp dụng phù hợp với điều kiện thực hiện cụ thể của công trình. Các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình được xác định theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều này.

2. Chi phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng, được xác định như sau:

a] Chi phí trực tiếp [gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công] được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết hoặc theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình.

Trường hợp chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết: khối lượng được xác định theo công việc, công tác xây dựng; đơn giá xây dựng chi tiết được xác định như quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

Trường hợp chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình: khối lượng được xác định phù hợp với nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình; giá công tác, nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình xác định như quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định này.

b] Chi phí gián tiếp gồm chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công và chi phí cho một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế. Chi phí gián tiếp được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm [%] theo quy định;

c] Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm [%];

d] Thuế giá trị gia tăng theo quy định.

3. Chi phí thiết bị được xác định như sau:

a] Chi phí mua sắm thiết bịđược xác định theo khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị từ thiết kế [công nghệ, xây dựng], danh mục thiết bị trong dự án được duyệt và giá mua thiết bị tương ứng;

b] Chi phí gia công, chế tạo thiết bị [nếu có] được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị cần gia công, chế tạo và đơn giá gia công, chế tạo tương ứng; theo hợp đồng gia công, chế tạo, báo giá của đơn vị sản xuất, cung ứng hoặc trên cơ sở giá gia công, chế tạo thiết bị tương tự của công trình đã thực hiện;

c] Các chi phí còn lại thuộc chi phí thiết bị như quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định này xác định bằng phương pháp lập dự toán hoặc trên cơ sở định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

4. Chi phí quản lý dự án được xác định theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.

5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.

6. Chi phí khác được xác định trên cơ sở định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc bằng phương pháp lập dự toán.

7. Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá, được tính bằng tỷ lệ phần trăm [%] trên tổng các chi phí quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều này. Riêng tỷ lệ phần trăm [%] đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình theo kế hoạch thực hiện dự án, chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng và có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

Điều 15. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình

1. Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tạikhoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng.

2. Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. Các nội dung liên quan đến phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

3. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh thực hiện theo quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

4. Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựngđã được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.

5. Việc điều chỉnh dự toán không vượt dự toán đã phê duyệt nhưng làm thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư tự tổ chức điều chỉnh, phê duyệt, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả điều chỉnh.

Video liên quan

Chủ Đề