Quy định về Quỹ phát triển khoa học công nghệ

Quỹ được chi cho các hoạt động hỗ trợ phát triển KH&CN của doanh nghiệp như chi đào tạo nhân lực, chi cho hoạt động sáng kiến...

Theo Thông tư quy định, Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp được chi cho các hoạt động hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp bao gồm:

- Trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp: Xây dựng các tổ chức nghiên cứu phát triển, trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sản phẩm; hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và thống kê về hoạt động KH&CN; chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN.

- Mua quyền sử dụng, quyền sở hữu về: Bí quyết công nghệ; kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, thiết kế kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ; bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích; giống cây trồng; kiểu dáng công nghiệp; sáng kiến; các tài liệu, kết quả nghiên cứu, sản phẩm có liên quan trong nước và nước ngoài để phục vụ cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp.

- Mua máy móc, thiết bị cho đổi mới công nghệ phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh để thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc cải tiến phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp.

- Trả lương, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng với tổ chức KH&CN trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động KH&CN của doanh nghiệp.

- Chi đào tạo nhân lực KH&CN của doanh nghiệp.

- Chi cho hoạt động sáng kiến.

- Chi cho hoạt động hợp tác về KH&CN với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài: Hoạt động khảo sát, tìm kiếm đối tác, nhu cầu công nghệ trong nước và ngoài nước; chi phí cho các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu chung theo lĩnh vực KH&CN được nhà nước khuyến khích, ưu tiên.

- Chi cho đánh giá, thử nghiệm, giám định, kiểm định, quảng bá, thương mại hóa sản phẩm mới, công nghệ mới; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

- Chi tài trợ, hỗ trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025".

Bên cạnh đó, Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp còn được chi thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ; chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN; chi phục vụ hoạt động quản lý Quỹ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2022 và áp dụng cho việc sử dụng Quỹ KH&CN tại doanh nghiệp từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022.

Minh Đức


Điều kiện trích lập quỹ khoa học công nghệ của Doanh nghiệp; Cách hạch toán trích lập quỹ khoa học công nghệ…theo quy định về trích lập quỹ khoa học công nghệ của Bộ tài chính và Bộ khoa học công nghệ.

Căn cứ theo Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC, ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ KHCN và Bộ tài chính: Hướng dẫn nội dung chi và quản lý quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật [sau đây gọi chung là doanh nghiệp], các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. “Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp” là quy chế do doanh nghiệp xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu như: xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do doanh nghiệp thực hiện. Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được hướng dẫn tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC.

I. Quy định về trích lập quỹ khoa học công nghệ của doanh nghiệp

1. Quỹ có thể tổ chức dưới một trong hai hình thức như sau

a] Thành lập tổ chức không có tư cách pháp nhân và trực thuộc doanh nghiệp.

b] Không thành lập tổ chức Quỹ và do cán bộ của doanh nghiệp kiêm nhiệm thực hiện các hoạt động.

2. Hình thức tổ chức của Quỹ do cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định.

3. Khi doanh nghiệp thành lập Quỹ theo một trong hai hình thức quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp gửi Quyết định thành lập Quỹ cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Quỹ.

 -> Doanh nghiệp gửi Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, Quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cùng thời Điểm nộp báo cáo trích, sử dụng Quỹ trong kỳ trích lập đầu tiên.

4. Hàng năm doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCNBTC.

– Trường hợp các tổng công ty, công ty mẹ có Quỹ được hình thành từ nguồn Điều chuyển Quỹ của công ty con, doanh nghiệp thành viên hoặc ngược lại thì đơn vị nhận Điều chuyển và sử dụng Quỹ phải báo cáo tình hình nhận Điều chuyển và sử dụng số tiền Quỹ được Điều chuyển. Báo cáo phải ghi rõ năm trích lập nguồn Quỹ được Điều chuyển và nhận Điều chuyển

II. Mức trích lập Qũy khoa học công nghệ

1. Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, cụ thể

a] Đối với DN nhà nước: Từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ để lập Quỹ. Tỷ lệ trích cụ thể căn cứ vào khả năng và nhu cầu sử dụng nguồn vốn cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;

b] Đối với Doanh nghiệp khác [Không phải DN nhà nước]: Tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ;

– Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ xuống Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên; Điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con, doanh nghiệp thành viên về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ.

Việc Điều chuyển và tỷ lệ Điều chuyển nguồn giữa các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ với các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con, doanh nghiệp thành viên và ngược lại do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc [người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp] quyết định trên cơ sở tỷ lệ trích Quỹ, nhu cầu đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ tại các công ty con, doanh nghiệp thành viên và nhu cầu, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của toàn hệ thống.

Việc Điều chuyển Quỹ quy định tại Khoản này chỉ áp dụng đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên mà công ty mẹ sở hữu 100% vốn.

Việc Điều chuyển Quỹ quy định tại Khoản này không áp dụng đối với các trường hợp sau:

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Điều chuyển cho công ty mẹ ở nước ngoài;

– Công ty mẹ ở Việt Nam Điều chuyển cho công ty con ở nước ngoài.

III. Xử lý Quỹ khi doanh nghiệp không sử dụng, sử dụng không hết và sử dụng không đúng Mục đích

– Trong thời hạn 05 năm, kể từ khi trích lập, tổng số tiền đã sử dụng và số tiền nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế không hết 70% số quỹ đã trích lập kể cả nhận Điều chuyển [nếu có] thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên số tiền Quỹ còn lại và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

– Tùy theo loại hình doanh nghiệp, số tiền trích lập Quỹ khi doanh nghiệp không sử dụng, sử dụng không hết 70% trong thời hạn 05 năm kể từ năm trích lập hoặc sửdụng không đúng Mục đích sẽ được xử lý như sau: Đối với các doanh nghiệp khác [Không là DN nhà nước]:

– Các doanh nghiệp khác [không phải là doanh nghiệp nhà nước] được quyền đóng góp vào các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế.

– Trường hợp doanh nghiệp không đóng góp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố hoặc có đóng góp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nhưng Quỹ không được sử dụng, sử dụng không hết 70% số quỹ [bao gồm cả phần có đóng góp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nếu có] hoặc sử dụng Quỹ không đúng Mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên Khoản thu nhập đã trích lập Quỹ mà không sử dụng, sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng Mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

IV. Cách hạch toán trích lập quỹ khoa học công nghệ

a] Trong năm khi trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, ghi:

Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý kinh doanh [Nếu theo TT 133]

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh [Nếu theo TT 200]

Có TK 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

b] Khi chi tiêu Quỹ PTKH&CN phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có các Tài khoản 111, 112, 331…

c] Khi sử dụng Quỹ PTKH&CN để trang trải cho hoạt động sản xuất thử sản phẩm:

– Kế toán tập hợp chi phí sản xuất thử, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 152, 331…

– Khi bán sản phẩm sản xuất thử, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước [nếu có]

– Chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu từ bán sản phẩm sản xuất thử được điều chỉnh tăng, giảm Quỹ, ghi:

+ Trường hợp số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử cao hơn chi phí sản xuất thử, kế toán ghi tăng Quỹ PTKH&CN, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 356 – Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ

+ Trường hợp số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử nhỏ hơn chi phí sản xuất thử, kế toán ghi ngược lại bút toán trên.

d] Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ:

– Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 211, 213 [nguyên giá]

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có các TK 111, 112, 331… Đồng thời, ghi:

Nợ TK 3561 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Có TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ.

– Cuối kỳ kế toán, tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi:

Nợ TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 Hao mòn TSCĐ.

– Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ:

+ Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán:

Nợ TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ [giá trị còn lại]

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ [giá trị hao mòn]

Có các TK 211 – Tài sản cố định

+ Ghi nhận số tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 3561 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp [33311].

+ Ghi nhận chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 3561 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có các TK 111, 112, 331..

– Khi kết thúc quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, chuyển TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sang phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ [phần giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ quỹ chưa khấu hao hết]

Có TK 711 – Thu nhập khác.

– Kể từ thời điểm TSCĐ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, hao mòn của TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

Kế toán CAF chúc các bạn thành công.

Video liên quan

Chủ Đề