Quy trình vietgap là gì

Đưa nông sản vào siêu thị luôn là bài toán khó đối với người nông dân, bởi những yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Để có thể đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, nông sản phải đảm bảo được cái yêu cầu về chất lượng, đặc biệt là được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn VietGAP.

Tiêu chuẩn VietGAP là gì?

VietGAP [là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices] có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Áp dụng VietGAP – Xu hướng nông nghiệp bền vững

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản xuất.

Tiêu chuẩn VietGAP áp dụng cho các nhóm nào?

VietGAP được chia thành 3 nhóm:

  • VietGAP trồng trọt: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,…
  • VietGAHP chăn nuôi: Bò sữa, bò thịt, dê, lợn, gà, ngan, vịt, ong,…
  • VietGAP thủy sản: Cá tra, cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng,…

|► Xem thêm: Kiểm nghiệm đất, nước, sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn VietGAP.

                                                                        Lợi ích của chứng nhận VietGAP

Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu

  • Nguồn nguyên liệu đầu vào bảo đảm chất lượng nên sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra, sẽ giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu.
  • Giảm bớt đi chi phí cũng như thời gian kiểm tra mẫu đầu vào khi nguyên liệu đã bảo đảm.
  • Giảm nguy cơ cấm nhập khẩu, hoặc kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo dư lượng hóa chất.

Đối với nhà sản xuất

  • Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn các vấn đề trong sản xuất liên quan đến ATTP.
  • Áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý.
  • Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định

Đối với người tiêu dùng

  • Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đây cũng là mục tiêu chính của VietGAP.
  • Chất lượng và giá thành sản phẩm luôn ổn định.
  • Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Đối với xã hội

  • Đây là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm nông sản tại Việt Nam.
  • Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam và quốc tế.
  • Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Tại Việt Nam, VietGAP được ban hành vào ngày 28/1/2008, đây là tiêu chuẩn riêng của Việt Nam. Các tổ chức, doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận VietGAP cần đáp ứng đủ 4 tiêu chí sau:

4 tiêu chí cụ thể để đạt chứng nhận VietGAP

  • Thứ nhất là tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất:Quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất từ khâu chọn nguyên liệu đầu vào [đất, giống, phân bón, nước…] cho đến thu hoạch theo đúng quy định cụ thể cho từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
  • Thứ hai là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm:Gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
  • Thứ ba là tiêu chuẩn về môi trường làm việc:Mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
  • Thứ tư là truy xuất nguồn gốc sản phẩm:Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Căn cứ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có quy định điều kiện đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn có chứng nhận VietGAP.

  • Thứ nhất là các tổ chức, doanh nghiệp phải áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm.
  • Thứ hai là có hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm.

Người sản xuất cần nghiên cứu và áp dụng quy trình VietGAP theo đối tượng cây trồng, vật nuôi dự kiến, sau đó hãy tự kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo VietGAP có đạt hay không. Tiếp đến là liên hệ với các tổ chức chứng nhận VietGAP được Cục trồng trọt, Cục chăn nuôi chỉ định trong mục “Tổ chức chứng nhận VietGAP” để được hướng dẫn đăng ký chứng nhận.

Nếu chưa hiểu rõ về quy trình chứng nhận VietGAP hay cách thức áp dụng chuẩn chỉ, chính xác nhất, quý khách hãy liên hệ với VnTest để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

VIỆN KIỂM NGHIỆM VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VNTEST

HOTLINE HỖ TRỢ TƯ VẤN DỊCH VỤ KIỂM NGHIỆM TOÀN QUỐC:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 7 ngách 168/21 đường Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0965.338.523; Điện thoại: 024.66.86.76.38

Email:

Chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng: Tầng 2, Tòa nhà VINADCO BUILDING, Số 01-03 Hồ Quý Ly, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Hotline: 0965 338 523

Email:

Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Tầng 4 số 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0965 338 523 ; Điện thoại: 028 6270 1386

Email:

VietGAP là gì ? GAP là gì ? Việt Nam đang có những tiêu chuẩn VietGAP nào ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có thể hiểu và áp dụng VietGAP thành công.

Như chúng ta đã biết, hiện nay Việt Nam đã tham gia WTO và rất nhiều diễn đàn thương mại thế giới. Tuy nhiên có thể thấy lượng sản phẩm hàng hóa của chúng ta xuất khẩu thường ít hoặc có giá trị thấp. Một trong số đó có thể thấy là Nông sản. Nguyên nhân chủ yếu có lẽ là do chất lượng thấp; chưa đáp ứng được các quy định của thế giới.

Nên vì vậy, một trong những điều đầu tiên, Doanh nghiệp phải thay đổi. Đó là kiểm soát và nâng cao được chất lượng, tính an toàn cho sản phẩm của mình.

Và áp dụng VietGAP là 1 trong những cách để làm được điều đó. Từ năm 2006, ASEAN đã công bố bản quy trình GAP [Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt] chung cho các nước thành viên. Ngày 28-1-2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chuẩn riêng của Việt Nam có tên viết tắt là VietGAP.

Để hiểu rõ về VietGAP là gì ?. Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về GAP.

GAP là viết tắt của Good Agricultural Practices. Nghĩa là Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. GAP đưa ra những phương pháp cụ thể được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hay sản xuất thực phẩm cho người tiêu dùng hoặc chế biến an toàn và vệ sinh.

Tiêu chuẩn GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm… GAP nhằm phát triển nông nghiệp bền vững. Mục đích đảm bảo an toàn cho thực phẩm, người sản xuất, môi trường và truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.

Khái niệm GAP được ra đời từ năm 1997.  Được xây dựng bởi những nhà bán lẻ Châu Âu [Euro-Retailer Produce Working Group]. Nhằm để giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm cần thực hiện giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ.

Từ ngày 7/9/2007, hệ thống EurepGAP của Châu Âu được nâng lên thành GLOBALGAP. Đây là tiêu chuẩn quy trình sản xuất của tổ chức, doanh nghiệp làm ra sản phẩm được áp dụng cho rau, cây ăn quả, động vật, gia súc, thủy sản. Tiêu chuẩn bao trùm một chuỗi quy trình sản xuất xuyên suốt. Bao gồm: nguồn giống, gieo hạt giống cho đến khi thành phẩm. Và đưa sản phẩm ra khỏi nông trại, lưu thông trên thị trường.

Các tiêu chuẩn chung của GAP là:

– An toàn thực phẩm. – An toàn cho môi trường. – An toàn Sức khỏe và an sinh xã hội. – An toàn của người lao động.

– Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Trên thế giới hiện nay cũng đã có rất nhiều khu vực, quốc gia ban hành ra GAP. Chúng như là quy định về tiêu chuẩn cho các sản phẩm của họ. Có thể kể đến như: EurepGAP, GlobalGAP, AseanGAP, ThaiGAP, MalaysiaGAP, JapanGAP, IndiaGAP và VietGAP… Về thứ tự thì EurepGAP ra đời trước [1997] rồi đến Malysia GAP[2002], JGAP [2005], AseanGAP và ChinaGAP ra đời  vào năm 2006. GlobalGap, ThaiGAP và IndiaGAP [ 2007].

VietGAP ra đời vào 28 tháng 1 năm 2008.

GlobalGAP được chuyển từ EurepGAP vào ngày 7 tháng 9, năm 2007. Tính tháng 9/2007, GlobalGAP đã có 35 thành viên [34 ở Châu Âu và 1 là Nhật bản].

AseanGAP do ban thư ký của tổ chức ASEAN xây dựng từ năm 2006. Nó là một bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt đối với rau quả tươi ở khu vực ASEAN. Mục tiêu của AseanGAP là tăng cường hài hòa các chương trình GAP quốc gia của các nước thành viên ASEAN.

AseanGAP bao gồm 4 phần chính:

  • Quản lý An toàn thực phẩm;
  • Quản lý an toàn môi trường;
  • Bảo vệ sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi cho người làm việc;
  • Quản lý Chất lượng sản phẩm.

Hạn chế của AseanGAP là chỉ đưa ra các tiêu chuẩn cho các rau quả tươi. Nó không bao gồm tất các sản phẩm thực phẩm. AseanGAP không phải là tiêu chuẩn để chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ hay sản phẩm biến đổi gen.

MalaysiaGAP: do Bộ Nông nghiệp [DOA] xây dựng và đưa vào hệ thống chứng nhận trang trại chính thức của Malaysia. Gọi là SALM vào năm 2002. Bao gồm Chứng nhận rau quả tươi [SALM]; Chứng nhận vật nuôi [SALT]; Chứng nhận cá và thủy sản [SPLAM] và Chứng nhận sản phẩm hữu cơ [SOM].

SALM là một chương trình chứng nhận các trang trại đã tuân thủ thực hành nông nghiệp tốt. Chúng hoạt động theo phương thức bền vững và thân thiện với môi trường. Và  phải đạt năng suất, chất lượng sản phẩm an toàn cho tiêu dùng.

ThaiGAP [Q-GAP]. ThaiGAP dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế để tạo thành. Thái Lan đã xây dựng, giới thiệu chương trình chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm “Q”. Xây dựng logo “Q” cho tất cá các sản phẩm nông sản.

Nhật bản – JapanGAP [JGAP] là do sáng kiến một nhóm các nhà sản xuất thành lập vào tháng 4/2005. Đến tháng 6/2006 JGAP trở thành tiêu chuẩn quốc gia. JGAP trở thành tiêu chuẩn chung cho nhà bán lẻ, người sản xuất…. Vào tháng 8 năm 2007, JGAP đã quy chuẩn thành GlobalGAP

Về mặt quản lý: JGAP do một ủy ban điều hành quản lý. Ủy ban này có quyền cao nhất trong việc định hướng chính sách của JGAP. Ủy ban điều hành có một Ban kỹ thuật để xây dựng các tiêu chuẩn và qui định chung. Việc cấp giấy chứng nhận do bên tư nhân thứ ba tiến hành .

Thực phẩm xanh của Trung Quốc và ChinaGAP: Bộ nông nghiệp Trung Quốc đã xây dựng tiêu chuẩn thực phẩm xanh để xây dựng thực hành nông nghiệp tốt cho thị trường nội địa Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc và GlobalGAP đã kết hợp để xây dựng ChinaGAP nhằm cung cấp cho thị trường quốc tế. Trung Quốc đã ký một bản ghi nhớ với GlobalGAP vào tháng 4 năm 2006.

Năm 2007, Ấn độ đã khởi xướng xây dựng tiêu chuẩn IndiaGAP. Một trong những mục tiêu của tiêu chuẩn này là đạt được công nhận quy chuẩn với GlobalGAP. Qua đó để mở ra cơ hội buôn bán với thị trường Châu Âu.

VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices. Nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch sản phẩm của mình.

Mục đích của VietGAP nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. Bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Các tổ chức, doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận VietGAP cần đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí sau:

Thứ nhất là về kỹ thuật sản xuất.
Thứ hai là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
Thứ ba là tiêu chuẩn về môi trường làm việc, mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
Thứ tư là truy tìm nguồn gốc sản phẩm; tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng 

Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; giống và góc ghép; quản lý đất và giá thể; phân bón và chất phụ gia; nước tưới; hóa chất [bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật]; thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; quản lý và xử lý chất thải; an toàn lao động; ghi chép, lưu trử hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; kiểm tra nội bộ; khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Hiện nay, dựa vào các lĩnh vực trong nông nghiệp. VietGAP được phân thành 03 loại chính. Đó là

Tiêu chuẩn VietGAP mới theo TCVN 11892-1:2017 phần 1 trồng trọt theo Quyết định số 2802/QĐ-BKHCN ngày 17/10/2017 của Bộ Khoa học và công nghệ. Quy trình VietGAP cũ phần trồng trọt theo phụ lục IX B thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ban hành ngày 26/09/2012 và theo Quyết định số 379 /QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn].

Khách hàng xem thêm về VietGAP trồng trọt tại bài viết:

  • Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt TCVN 11892-1:2017

Hiện nay, đã có rất nhiều quy định ban hành về VietGAP cho các sản phẩm Chăn nuôi. Với từng loại sản phẩm, Doanh nghiệp sẽ thực hiện tuân thủ theo các quy định đó. Cụ thể như:

  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn tại Việt Nam
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn tại Việt Nam
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn tại Việt Nam
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt [VietGAHP] cho chăn nuôi bò sữa[2], bò thịt[3]; dê sữa[4], dê thịt[5]; lợn[6]; gà[7]; ngan-vịt[8] và ong[9]
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ [Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22/06/2016][11].
  • Hướng dẫn Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ[12].

VietGAP trong nuôi trồng thủy sảnban hành năm 2011 ngày 05/7/2011; được sửa đổi, thay thế bằng Quyết định số 3824/QĐ-BNNTCTS ngày 06/9/2014 ban hành về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP.

Các hướng dẫn về VietGAP thủy sản gồm có:

  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho nuôi thương phẩm cá tra
  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho cá rô phi thương phẩm
  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng

Về cơ ban, các yêu cầu trong tiêu chuẩn VietGAP bao gồm:

– Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; – Quản lý Giống và gốc ghép; – Quản lý đất và giá thể: – Quản lý Phân bón và chất phụ gia; – Quản lý Nước tưới cho cây trồng; – Quản lý Hóa chất [gồm phân vô cơ và thuốc BVTV]; – Quản lý Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; – Quản lý và xử lý chất thải; – Quản lý An toàn lao động; – Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; – Kiểm tra nội bộ;

– Khiếu nại và giải quyết khiếu nại;

Doanh nghiệp tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn VietGAP

Hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP

  • Đầu tiên cần đánh giá hiện trạng của trang trại, khu vực nuôi trồng. Các nội dung cơ bản bao gồm: phương pháp canh tác, thói quen canh tác; cách sử dụng phân bón và thuốc BVTV,…
  • Việc khảo sát ban đầu để đánh giá xem Doanh nghiệp đã đạt và chưa đạt gì theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó có thể xây dựng được kế hoạch triển khai cho Doanh nghiệp để áp dụng VietGAP thành công.

Doanh nghiệp cần thực hiện đào tạo về tiêu chuẩn VietGAP cho toàn bộ nhân sự. Việc đào tạo là cần thiết để có thể bắt đầu xây dựng và áp dụng VietGAP.

  • Sau khi được đào tạo về các yêu cầu trong VietGAP. Doanh nghiệp cùng chuyên gia tư vấn sẽ triển khai xây dựng các quy trình, hướng dẫn thực hiện công việc. Đồng thời thiết lập biểu mẫu ghi chép , chuẩn hóa quy trình thực hiện.
  • Sau khi hệ thống quy trình hướng dẫn và biểu mẫu được ban hành. Doanh nghiệp phải ban hành và áp dụng cho việc sản xuất của mình. Trong quá trình thực hiên, Doanh nghiệp phải lưu hồ sơ, bằng chứng cho việc truy xuất nguồn gốc.

Để có thể đạt được chứng nhận và áp dụng hệ thống hiệu quả. Doanh nghiệp cần giám sát, theo dõi việc thực hiện. Sau đó tự đánh giá xem người lao động đã tuân thủ theo các quy trình, có thực hiện ghi chép biểu mẫu. Hệ thống quản lý có phù hợp với Doanh nghiệp hay không.

Doanh nghiệp tự xem xét, đánh giá để hoàn thiện hệ thống của mình phù hợp tiêu chuẩn VietGAP.

Sau khi đảm bảo các nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận VietGAP

Sau đó đoàn chuyên gia xuống đánh giá thực tế để xem xét cấp chứng chỉ VietGAP. Nếu kết quả đánh giá thực tế và kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt yêu cầu. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ VietGAP theo TCVN 11892-1:2017.

G-GLOBAL là đơn vị triển khai tư vấn và chứng nhận VietGAP cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Với các chuyên gia kinh nghiệm và sự tận tâm. Rất nhiều Doanh nghiệp Việt đã đạt được chứng nhận VietGAP; đưa sản phẩm ra thị trường.

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ G-GLOBAL
Hà nội: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng, Cầu Giấy Hà nội
Đà Nẵng: 75 Lý Thái Tông – Q. Thanh Khê – Tp. Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: 366/7F Chu Văn An – P.12 – Q. Bình Thạnh – Hồ Chí Minh Hotline: 0985.422.225

Website: //chungnhanquocte.com


Email: –

☎️0985.422.225

✅Dịch vụ trọn gói

Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐

Video liên quan

Chủ Đề