Quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá tài sản

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VỀ ĐỊNH GIÁ VÀ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Ngày 17/04/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 30/2020/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập Hội đồng định giá và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản.

Theo đó, việc phân loại tài sản cần định giá được thực hiện như sau:

- Đối với vụ án có nhiều tài sản khác nhau, trước khi gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản tới Hội đồng định giá theo vụ việc cấp bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 97/2019/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm rà soát, phân loại tài sản để yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá phù hợp với chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được giao.

- Tài sản có thể phân loại được để tách riêng thực hiện định giá đối với từng nhóm tài sản là những tài sản độc lập về mặt vật lý, tính năng sử dụng, không bị phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau về mặt giá trị và chức năng sử dụng, không bị thay đổi về mặt giá trị sau khi phân loại.

Về thành lập Hội đồng định giá, Thông tư quy định:

1. Việc thành lập Hội đồng định giá phải đảm bảo đúng thời hạn, không để ảnh hưởng đến tiến độ định giá tài sản theo yêu cầu. Các cơ quan, đơn vị liên quan được yêu cầu cử người tham gia làm thành viên Hội đồng kịp thời có văn bản cử người tham gia Hội đồng định giá theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thành lập Hội đồng định giá, bảo đảm tiến độ, thời hạn trong văn bản yêu cầu cử người và chịu trách nhiệm nếu chậm trễ làm ảnh hưởng chung đến tiến độ định giá của Hội đồng định giá.

2. Đối với việc thành lập Hội đồng định giá có thành viên Hội đồng là đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 97/2019/NĐ-CP, bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì thành lập Hội đồng định giá gửi văn bản yêu cầu cử người đến bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, trong đó nêu rõ thời hạn cử người. Khi hết thời hạn yêu cầu cử người ghi trên văn bản mà chưa nhận được văn bản cử người của bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan thì bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì thành lập Hội đồng định giá được quyền ban hành quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thành lập Hội đồng định giá, trong quyết định ghi theo nguyên tắc là tên bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và tên đại diện cá nhân cụ thể được thực hiện theo văn bản cử người của bộ, cơ quan ngang bộ đó; bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan có trách nhiệm hoàn thành việc cử người làm thành viên Hội đồng khi nhận được quyết định thành lập Hội đồng định giá để đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ định giá tài sản theo yêu cầu. Văn bản cử người của bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan được coi là một phần của Quyết định thành lập Hội đồng định giá.

3. Căn cứ tình hình tiếp nhận yêu cầu định giá tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh thành lập Hội đồng định giá thường xuyên để tiếp nhận các yêu cầu định giá đảm bảo thuận lợi cho việc tổ chức triển khai công việc khi phát sinh; đơn giản hóa việc trình thành lập Hội đồng định giá. Việc thành lập Hội đồng định giá thường xuyên cấp huyện và cấp tỉnh được tiến hành theo trình tự, thủ tục sau đây:

a. Cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng định giá thường xuyên; thành phần của Hội đồng định giá theo quy định tại Điều 7 và Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP.

b. Căn cứ vào tình hình thực tế, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh thành lập Hội đồng định giá thường xuyên gồm Chủ tịch Hội đồng định giá, thành viên thường trực của Hội đồng định giá là nhân sự cụ thể và các thành viên còn lại được quy định tên nhân sự cụ thể (nếu có) hoặc theo nguyên tắc dự kiến về số lượng, thành phần cơ quan chuyên môn có liên quan; đồng thời ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng định giá quyết định bằng văn bản danh sách cụ thể các thành viên còn lại trong Hội đồng định giá phù hợp với từng vụ việc cụ thể.
Việc ủy quyền phải được quy định tại Quyết định thành lập Hội đồng định giá thường xuyên. Chủ tịch Hội đồng định giá phải thực hiện đúng quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về danh sách thành viên cụ thể của Hội đồng định giá trong từng vụ việc cụ thể.

c. Trong quá trình thực hiện định giá, Chủ tịch Hội đồng định giá phải kịp thời trình Ủy ban nhân dân có quyết định điều chỉnh, bổ sung thành viên Hội đồng khi có thay đổi về nhân sự (nghỉ hưu theo chế độ, luân chuyển công tác...) để đảm bảo hoạt động liên tục của Hội đồng định giá.

4. Việc lựa chọn danh sách thành viên Hội đồng trong từng vụ việc cụ thể phải phù hợp với yêu cầu định giá tài sản và không thuộc các trường hợp không được tham gia định giá tài sản theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP.

Ngoài ra, Thông tư này còn hướng dẫn chi tiết về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng định giá, căn cứ định giá tài sản, chi phí định giá,...

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/06/2020, thay thế Thông tư số 43/2018/TT-BTC ngày 07/03/2018 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.

Trân Trọng.

 Hãng Luật Anh Bằng | Dân sự | Đất đai | HNGĐ | Doanh nghiệp | Đầu tư | Sở hữu trí tuệ | Lao động | Hành chính | Hình sự | Đại diện... 

Quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá tài sản

Thủ tục thành lập hội đồng định giá, định giá tài sản trong tố tụng hình sự là một thủ tục có  vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Kết luận định giá tài sản là một trong những căn cứ để xác định hành vi có phạm tội hay không, cũng như việc áp dụng đúng khung hình phạt hay chưa. Do đó, bạn đọc hãy cùng Luật Long Phan tìm hiểu các quy định về thủ tục cũng như cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự.

Quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá tài sản
Định giá tài sản là gì?

Khái niệm định giá tài sản

Định giá tài sản là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định giá trị bằng tiền của tài sản được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá để giải quyết vụ án hình sự tại thời điểm nhất định.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 30/2018/NĐ-CP, Khoản 5 Điều 4 Luật giá 2012.

Khi nào cần thành lập Hội đồng định giá tài sản

  • Hội đồng định giá theo vụ việc: Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự.
  • Hội đồng định giá thường xuyên: Khi căn cứ vào tình hình các vụ án hình sự tại địa phương và yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự.

Cơ sở pháp lý: Điều 1, Điều 7 Nghị định 30/2018/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định 30/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2019/NĐ-CP).

Nguyên tắc thành lập Hội đồng định giá tài sản

  • Việc thành lập Hội đồng định giá phải đảm bảo đúng thời hạn, không để ảnh hưởng đến tiến độ định giá tài sản theo yêu cầu.
  • Hội đồng định giá hoạt động theo cơ chế tập thể. Cơ quan của người có thẩm quyền thành lập Hội đồng hoặc Chủ tịch Hội đồng phải đóng dấu vào các văn bản của Hội đồng và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng.
  • Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục định giá tài sản quy định tại Nghị định này và các quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự.
  • Hội đồng định giá chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Quyết định thành lập Hội đồng hoặc khi có Quyết định của người có thẩm quyền thành lập Hội đồng về việc chấm dứt hoạt động của Hội đồng.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 30/2018/NĐ-CP và Nghị định 97/2019/NĐ-CP, Điều 9 Nghị định 30/2018/NĐ-CP.

Quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá tài sản
Thành lập Hội đồng định giá

Thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá tài sản

Đối với Hội đồng định giá theo vụ việc:

  • Hội đồng định giá theo vụ việc cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp.
  • Hội đồng định giá theo vụ việc cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp.
  • Hội đồng định giá theo vụ việc ở trung ương: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là bộ) thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật.
  • Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Đối với hội đồng định giá thường xuyên:

  • Hội đồng định giá theo vụ việc cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp.
  • Hội đồng định giá theo vụ việc cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp.

Cơ sở pháp lý: Điều 7 Nghị Định 30/2018/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định 30/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2019/NĐ-CP).

Quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá tài sản
Thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá

Thủ tục thành lập Hội đồng định giá tài sản

Đối với Hội đồng định giá theo vụ việc:

  1. Căn cứ vụ việc và yêu cầu của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng định giá thường xuyên; thành phần của Hội đồng định giá.
  2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng định giá theo vụ việc.

Đối với hội đồng định giá thường xuyên:

  1. Cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng định giá thường xuyên; thành phần của Hội đồng định giá.
  2. Căn cứ vào tình hình thực tế, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh thành lập Hội đồng định giá thường xuyên.

Cơ sở pháp lý: Điều 7 Nghị định 30/2018/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định 30/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2019/NĐ-CP, Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 30/2018/NĐ-CP và Nghị định 97/2019/NĐ-CP.

Bài viết trên Luật Long Phan đã cung cấp cho bạn đọc toàn bộ nội dung quy định về thủ tục cũng như yêu cầu cần đáp ứng để tiến hành thành lập Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 1900.63.63.87 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời từ Luật Long Phan.