Rắn giao phối bao nhiêu tiếng?

[Dân trí] - Rắn sọc, đặc biệt là rắn đực sẵn sàng hy sinh bản thân hơn người ta có thể tưởng tượng để bảo tồn nòi giống.

Theo các chuyên gia từ Đại học Sydney và một số tổ chức khoa học của nước khác thì loài bò sát này chịu đói để giành thời gian vào việc giao phối. Cuộc sống đầy ham muốn làm cho các rắn đực già nhanh hơn.

Quan sát những con rắn sống ở Bắc Mỹ, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận trong mùa sinh sản kéo dài từ hai đến bốn tuần, hàng ngàn rắn đực cạnh tranh với nhau để giành rắn cái và không thèm để ý đến ăn uống. Thông thường rắn cái có mặt ở nơi giao phối chỉ một ngày và sau đó bỏ đi, nhưng những con rắn đực có thể ở đây tới 21 ngày.

Các nhà khoa học cũng cho rằng, vào thời kỳ nhất định mỗi năm bản năng sinh sản ở rắn đực nổi trội hơn bản năng tự vệ, năng lượng lớn và sự căng thẳng trong mùa giao phối làm những con rắn đực già đi nhanh chóng.

[Dân trí] - Cảnh tượng hiếm gặp về 2 con rắn quấn lấy nhau cho thấy cuộc chiến "tương tàn" trước mùa giao phối sắp bắt đầu.

Cuộc chiến "tàn khốc" giữa 2 con rắn độc trước mùa giao phối

Một chuyên gia sinh thái học đã quay được một đoạn video hiếm hoi về 2 con rắn đang quấn lấy nhau và di chuyển trên mặt đất. Chúng đang trong một trận chiến với nhau kéo dài 1 tiếng tại một vùng hẻo lánh ở Australia.

Tác giả của đoạn clip là Tali Moyle đã quay được những hình ảnh ấn tượng này tại khu bảo tồn động vật hoang dã Scotia ở New South Wales, Australia. Trong đoạn clip, 2 con rắn đang cố gắng để giành được ưu thế trước đối phương.

Theo chuyên gia Tali Moyle, mùa giao phối của rắn bắt đầu vào mùa xuân và thời điểm này là lúc các con đực bắt đầu chiến đấu với nhau. "Chúng cố gắng tấn công con khác, chứng tỏ sự thống trị để giao phối với con cái".

Loài rắn xuất hiện trong clip là rắn Mulga, chúng không lạ nhưng chuyên gia này chỉ mới được tận mắt chứng kiến cảnh chiến đấu thế này 2 lần. Khi bắt gặp được cảnh tượng hiếm gặp, bà Tali Moyle đã ra khỏi ô tô, cầm máy ảnh nhanh nhất có thể và xem chúng trong khoảng 1 tiếng. Mặc cho ô tô lái xe lại gần, 2 con rắn không mấy sợ hãi, chúng vẫn tiếp tục cuộc chiến.

Rắn Mulga còn được gọi là rắn nâu, chúng là rắn độc trên cạn lớn nhất ở Australia. Nọc độc của loài rắn này kém rắn Taipan nhưng lượng nọc độc trong mỗi lần cắn nhiều hơn bất cứ loài rắn nào khác.

Bà Tali Moyle cho hay, khi một con rắn giành được chiến thắng, con rắn còn lại sẽ phải rời đi để sang khu vực khác. Điều đó cũng có thể hiểu là con rắn đực giành chiến thắng có quyền giao phối với con rắn cái trong khu vực đó.

Cảnh tượng hiếm gặp về 2 con rắn quấn lấy nhau cho thấy cuộc chiến "tương tàn" trước mùa giao phối sắp bắt đầu.

Đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Không ít cư dân mạng nghĩ rằng chúng là một cặp rắn đực, cái đang quấn quýt bên nhau, song thực tế không phải như vậy.

Một cư dân mạng đã cảm ơn người quay giúp họ hiểu đúng về sự việc trong clip. "Tôi đã nhìn thấy rắn nâu chiến đấu vài lần, nghĩ rằng chúng đang giao phối. Clip khá ấn tượng và một chút đáng sợ", một cư dân mạng bình luận.

"Không biết tại sao chúng không cắn nhau, nọc độc của chúng sẽ giết nhau?", một người khác bình luận.

Giải đáp thắc mắc này, bà Moyle tiết lộ, nếu một con rắn cắn con rắn còn lại thì nọc độc không dẫn đến chết, do rắn không bị ảnh hưởng bởi nọc độc của một con rắn cùng loài.

Tin liên quan

Hồ nước "tử thần" rộng bằng 5 sân bóng bỗng "bốc hơi" hoàn toàn

Khi dung nham ở núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới phun trào đã làm "bốc hơi" hoàn toàn hồ nước "tử thần" có kích thước lớn tương đương với 5 sân bóng đá.

Nơi có tập tục ướp xác và sống chung với người chết suốt thời gian dài

Người dân ở đây vẫn lưu giữ truyền thống ướp xác rồi sống chung với người đã khuất suốt thời gian dài. Họ thậm chí còn "thay áo", chải tóc và chụp ảnh với những xác ướp này.

"Phát sốt" với khoảnh khắc bạch tuộc ... chạy bộ dưới đáy biển

Đoạn video được quay dưới đáy biển, ghi hình một con bạch tuộc đang dùng những xúc tu để di chuyển như thể chạy bộ.

Chủ Đề