Rèn kĩ năng tự học cho học sinh tiểu học

KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG 

Hiện nay trong nhà trường khâu tự học chưa được coi trọng đúng mức. Thực ra, tự học thì kiến thức sẽ sâu hơn, bền hơn và thực chất hơn. Do nhiều nguyên nhân, học sinh hiện nay đều ỷ lại thầy cô giảng. Tự học là con đường đi tới mọi thành công trong cuộc sống.

Tự học giúp ta chủ động tìm hiểu, thu thập kiến thức, tự làm giàu kho kiến thức của mình. Tự học lúc còn học phổ thông sẽ là tiền đề tốt cho việc tự học ở bậc đại học, sau đại học sau này.

Mỗi phụ huynh thử ngồi tính thử thời gian mà con mình tự học chiếm tỷ lệ thế nào so với thời gian đi học (học có thầy cô giảng hoặc có gia sư kèm)? Nếu tỷ lệ quá thấp thì khó có thể hy vọng con mình mai kia sẽ trở thành học sinh có học lực tốt.

Mỗi thầy cô cũng thử tính xem, trong mỗi tiết dạy của mình thì học sinh được tự học bao nhiêu phút? Có khá nhiều bài viết đề cập tới vấn đề giáo viên cần giảm nói trên lớp để thêm thời gian cho học sinh tự suy nghĩ, tìm tòi. Nếu dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh mà thầy nói nói suốt cả tiết dạy thì thật khó đạt được mục tiêu này.

Tuy nhiên nếu không được rèn luyện thì trẻ cũng không dễ có được kỹ năng tự học và sẽ cảm thấy khi ngồi tự học sẽ không hiệu quả, chóng chán và thậm chí rất lười học. Xin chia sẻ bài viết này với hy vọng, các phụ huynh và thầy cô có thêm tư liệu về việc phát triển kỹ năng tự học cho học sinh.

Tự học hiểu theo đúng bản chất là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các phương tiện) cùng các phẩm chất, cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê… để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.

Tự học là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Tự học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh (HS) và chất lượng giáo dục của nhà trường, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông.

CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC

Kỹ năng tự học là khả năng thực hiện một hệ thống các thao tác tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học trên cơ sở vận dụng các kinh nghiệm có liên quan đến hoạt động đó. Có bao nhiêu loại hình học tập thì có bấy nhiêu loại hình kỹ năng chuyên biệt. Các nhà nghiên cứu đã phân chia các kỹ năng tự học theo nhiều cách khác nhau. Theo nhóm nghiên cứu ở Khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, kỹ năng tự học có thể được phân thành 4 nhóm, đó là nhóm kỹ năng định hướng, nhóm kỹ năng thiết kế (lập kế hoạch), nhóm kỹ năng thực hiện kế hoạch và nhóm kỹ năng kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Tác giả Vũ Trọng Rỹ thì cho rằng kỹ năng tự học của học sinh nói chung và sinh viên nói riêng gồm 4 nhóm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng tổ chức, kỹ năng kiểm tra đánh giá.

Tiếp thu những quan điểm trên, chúng tôi phân chia hoạt động tự học bao gồm các nhóm kỹ năng cơ bản sau:

Kỹ năng định hướng 

Trước tiên, để quá trình tự học diễn ra thành công người học cần thiết lập cơ sở định hướng của hành động. Đó là hệ thống định hướng và chỉ dẫn mà chủ thể có thể sử dụng nó để thực hiện một hành động xác định nào đó. Nó có chức năng nhận thức đối tượng, vạch kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh hành động theo kế hoạch. Để có được cơ sở định hướng, người học phải trả lời được các câu hỏi:

- Học nhằm mục đích gì? Học vì yêu thích môn học, vì trách nhiệm với gia đình và xã hội, hay vì để được khen, được đánh giá cao…

- Thái độ học tập ra sao? Học với tinh thần, thái độ nghiêm túc hay hời hợt qua loa.

- Học như thế nào? Người học nên chọn phương pháp nào là phù hợp với bản thân.

Kỹ năng lập kế hoạch học tập 

Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu người học xác định được mục tiêu, nội dung và phương pháp học. Muốn vậy, người học phải xây dựng được kế hoạch học tập. Trên cơ sở bộ khung đã được thiết lập đó, người học có thể tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng. Trong quá trình lập kế hoạch người học phải chú ý một số điểm sau:

- Thứ nhất, người học phải xác định tính hướng đích của kế hoạch. Đó có thể là kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, thậm chí kế hoạch cho từng môn, từng phần. Kế hoạch phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

- Thứ hai, khi lập kế hoạch, người học phải chọn đúng trọng tâm, cần xác định được cái gì là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó.

Kỹ năng thực hiện kế hoạch 

Muốn thực hiện thành công kế hoạch mình đã tạo lập, người học cần có một số kỹ năng sau:

- Tiếp cận thông tin: lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghe giảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, làm thí nghiệm… Trong hoạt động này rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh và linh hoạt.

- Xử lí thông tin: việc xử lí thông tin trong quá trình tự học không bao giờ diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử dụng được. Quá trình này có thể được tiến hành thông qua các kỹ năng ghi chép, phân tích, đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh…

- Vận dụng tri thức, thông tin: thể hiện qua việc vận dụng thông tin tri thức khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí các tình huống, viết bài thu hoạch…

- Trao đổi, phổ biến thông tin: việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin tri thức thông qua các hình thức: thảo luận, thuyết trình, tranh luận… là công việc cuối cùng của quá trình tiếp nhận tri thức.

 ???

Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm 

Khi người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình, người học sẽ tự đánh giá được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái gì mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục. Để có kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, học sinh cần:

- Tự trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa bằng cách xác định yêu cầu của câu hỏi, dự kiến câu trả lời, tái hiện các kiến thức liên quan, tập trình bày câu trả lời trước nhóm hoặc trước lớp để tìm ra chỗ sai từ đó khắc phục.

- Tự đặt câu hỏi để tự mình giải quyết hoặc thảo luận cùng bạn bè.

- Làm các bài tập của thầy cô giao cho, hoặc các bài tập bản thân tự tìm kiếm sau đó tự mình kiểm tra đáp án để rút kinh nghiệm…

Chúng tôi xin dẫn nguồn từ kết quả khảo sát về hoạt động tự học của HS THPT tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi để nêu lên thực trạng về hoạt động tự học của HS.

Theo kết quả khảo sát, có 80,3% HS chọn hình thức học một mình, 31,8% HS chọn nhóm bạn để cùng học tập và chỉ có 7,9% HS chọn hình thức học với người thân.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, về kỹ năng tự học, có khoảng 28,1% - 58% HS còn lúng túng khi sử dụng các kỹ năng tự học. Mức độ sử dụng thành thạo các kỹ năng tự học của HS còn quá thấp (chỉ từ 6,1% - 14%).

Về ý kiến của GV đối với thời gian tự học của HS, có khoảng 35,7% - 39,9% ý kiến GVcho rằng HS chỉ tự học một ngày từ 1 giờ đến 2 giờ và có 6,9% - 13,7% ý kiến GV cho rằng HS tự học 3 giờ và trên 3 giờ mỗi ngày. Ý kiến của các HS về thời gian tự học cũng tương đối tương tự với các ý kiến của các GV về vấn đề này khi có 23,2% - 43,1% cho rằng các em chỉ tự học từ 1 giờ đến 2 giờ trong một ngày và có 9% - 15% HS cho biết đã tự học 3 giờ và trên 3 giờ mỗi ngày.

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy rằng hoạt động tự học của HS vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Theo kết quả trên, tỉ lệ HS tự học từ 1 đến 2 giờ chiếm khá cao. Bên cạnh đó, nhiều HS vẫn còn lúng túng khi sử dụng các kỹ năng tự học. Nguyên nhân một phần là do các em chưa có ý thức tự giác trong quá trình học tập, một phần khác là do các em chưa được định hướng một cách cụ thể trong hoạt động tự học của bản thân. Do vậy, vai trò của người GV trong việc phát triển kỹ năng tự học của HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông là hết sức quan trọng.

Trích: Kỹ năng tự học cần phát triển cho học sinh phổ thông như thế nào?

https://bigschool.vn/ky-nang-tu-hoc-can-phat-trien-cho-hoc-sinh-pho-thong-nhu-the-nao

Hiện nay trong nhà trường khâu tự học chưa được coi trọng đúng mức. Thực ra, tự học thì kiến thức sẽ sâu hơn, bền hơn và thực chất hơn. Do nhiều nguyên nhân, học sinh hiện nay đều ỷ lại thầy cô giảng. Tự học là con đường đi tới mọi thành công trong cuộc sống.

Tự học giúp ta chủ động tìm hiểu, thu thập kiến thức, tự làm giàu kho kiến thức của mình. Tự học lúc còn học phổ thông sẽ là tiền đề tốt cho việc tự học ở bậc đại học, sau đại học sau này.

Mỗi phụ huynh thử ngồi tính thử thời gian mà con mình tự học chiếm tỷ lệ thế nào so với thời gian đi học (học có thầy cô giảng hoặc có gia sư kèm)? Nếu tỷ lệ quá thấp thì khó có thể hy vọng con mình mai kia sẽ trở thành học sinh có học lực tốt.

Mỗi thầy cô cũng thử tính xem, trong mỗi tiết dạy của mình thì học sinh được tự học bao nhiêu phút? Có khá nhiều bài viết đề cập tới vấn đề giáo viên cần giảm nói trên lớp để thêm thời gian cho học sinh tự suy nghĩ, tìm tòi. Nếu dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh mà thầy nói nói suốt cả tiết dạy thì thật khó đạt được mục tiêu này.Tuy nhiên nếu không được rèn luyện thì trẻ cũng không dễ có được kỹ năng tự học và sẽ cảm thấy khi ngồi tự học sẽ không hiệu quả, chóng chán và thậm chí rất lười học. Xin chia sẻ bài viết này với hy vọng, các phụ huynh và thầy cô có thêm tư liệu về việc phát triển kỹ năng tự học cho học sinh.

Tự học hiểu theo đúng bản chất là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các phương tiện) cùng các phẩm chất, cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê… để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.

Tự học là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Tự học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh (HS) và chất lượng giáo dục của nhà trường, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông. 

Rèn kĩ năng tự học cho học sinh tiểu học

CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC

Kỹ năng tự học là khả năng thực hiện một hệ thống các thao tác tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học trên cơ sở vận dụng các kinh nghiệm có liên quan đến hoạt động đó. Có bao nhiêu loại hình học tập thì có bấy nhiêu loại hình kỹ năng chuyên biệt. Các nhà nghiên cứu đã phân chia các kỹ năng tự học theo nhiều cách khác nhau. Theo nhóm nghiên cứu ở Khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, kỹ năng tự học có thể được phân thành 4 nhóm, đó là nhóm kỹ năng định hướng, nhóm kỹ năng thiết kế (lập kế hoạch), nhóm kỹ năng thực hiện kế hoạch và nhóm kỹ năng kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Tác giả Vũ Trọng Rỹ thì cho rằng kỹ năng tự học của học sinh nói chung và sinh viên nói riêng gồm 4 nhóm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng tổ chức, kỹ năng kiểm tra đánh giá. 

Tiếp thu những quan điểm trên, chúng tôi phân chia hoạt động tự học bao gồm các nhóm kỹ năng cơ bản sau:

Kỹ năng định hướng 

Trước tiên, để quá trình tự học diễn ra thành công người học cần thiết lập cơ sở định hướng của hành động. Đó là hệ thống định hướng và chỉ dẫn mà chủ thể có thể sử dụng nó để thực hiện một hành động xác định nào đó. Nó có chức năng nhận thức đối tượng, vạch kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh hành động theo kế hoạch. Để có được cơ sở định hướng, người học phải trả lời được các câu hỏi:

- Học nhằm mục đích gì? Học vì yêu thích môn học, vì trách nhiệm với gia đình và xã hội, hay vì để được khen, được đánh giá cao…

- Thái độ học tập ra sao? Học với tinh thần, thái độ nghiêm túc hay hời hợt qua loa.

- Học như thế nào? Người học nên chọn phương pháp nào là phù hợp với bản thân. 

Kỹ năng lập kế hoạch học tập 

Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu người học xác định được mục tiêu, nội dung và phương pháp học. Muốn vậy, người học phải xây dựng được kế hoạch học tập. Trên cơ sở bộ khung đã được thiết lập đó, người học có thể tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng. Trong quá trình lập kế hoạch người học phải chú ý một số điểm sau:

- Thứ nhất, người học phải xác định tính hướng đích của kế hoạch. Đó có thể là kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, thậm chí kế hoạch cho từng môn, từng phần. Kế hoạch phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

- Thứ hai, khi lập kế hoạch, người học phải chọn đúng trọng tâm, cần xác định được cái gì là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. 

Kỹ năng thực hiện kế hoạch

Muốn thực hiện thành công kế hoạch mình đã tạo lập, người học cần có một số kỹ năng sau:

- Tiếp cận thông tin: lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghe giảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, làm thí nghiệm… Trong hoạt động này rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh và linh hoạt.

- Xử lí thông tin: việc xử lí thông tin trong quá trình tự học không bao giờ diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử dụng được. Quá trình này có thể được tiến hành thông qua các kỹ năng ghi chép, phân tích, đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh…

- Vận dụng tri thức, thông tin: thể hiện qua việc vận dụng thông tin tri thức khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí các tình huống, viết bài thu hoạch…

- Trao đổi, phổ biến thông tin: việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin tri thức thông qua các hình thức: thảo luận, thuyết trình, tranh luận… là công việc cuối cùng của quá trình tiếp nhận tri thức. 

Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm 

Khi người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình, người học sẽ tự đánh giá được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái gì mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục. Để có kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, học sinh cần:

- Tự trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa bằng cách xác định yêu cầu của câu hỏi, dự kiến câu trả lời, tái hiện các kiến thức liên quan, tập trình bày câu trả lời trước nhóm hoặc trước lớp để tìm ra chỗ sai từ đó khắc phục.

- Tự đặt câu hỏi để tự mình giải quyết hoặc thảo luận cùng bạn bè.

- Làm các bài tập của thầy cô giao cho, hoặc các bài tập bản thân tự tìm kiếm sau đó tự mình kiểm tra đáp án để rút kinh nghiệm…

Chúng tôi xin dẫn nguồn từ kết quả khảo sát về hoạt động tự học của HS THPT tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi để nêu lên thực trạng về hoạt động tự học của HS.

Theo kết quả khảo sát, có 80,3% HS chọn hình thức học một mình, 31,8% HS chọn nhóm bạn để cùng học tập và chỉ có 7,9% HS chọn hình thức học với người thân.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, về kỹ năng tự học, có khoảng 28,1% - 58% HS còn lúng túng khi sử dụng các kỹ năng tự học. Mức độ sử dụng thành thạo các kỹ năng tự học của HS còn quá thấp (chỉ từ 6,1% - 14%).

Về ý kiến của GV đối với thời gian tự học của HS, có khoảng 35,7% - 39,9% ý kiến GVcho rằng HS chỉ tự học một ngày từ 1 giờ đến 2 giờ và có 6,9% - 13,7% ý kiến GV cho rằng HS tự học 3 giờ và trên 3 giờ mỗi ngày. Ý kiến của các HS về thời gian tự học cũng tương đối tương tự với các ý kiến của các GV về vấn đề này khi có 23,2% - 43,1% cho rằng các em chỉ tự học từ 1 giờ đến 2 giờ trong một ngày và có 9% - 15% HS cho biết đã tự học 3 giờ và trên 3 giờ mỗi ngày.

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy rằng hoạt động tự học của HS vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Theo kết quả trên, tỉ lệ HS tự học từ 1 đến 2 giờ chiếm khá cao. Bên cạnh đó, nhiều HS vẫn còn lúng túng khi sử dụng các kỹ năng tự học. Nguyên nhân một phần là do các em chưa có ý thức tự giác trong quá trình học tập, một phần khác là do các em chưa được định hướng một cách cụ thể trong hoạt động tự học của bản thân. Do vậy, vai trò của người GV trong việc phát triển kỹ năng tự học của HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông là hết sức quan trọng.

Nguyễn Thị Thu Ba
Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phổ thôngViện Nghiên cứu Giáo dục

Trường Đại học Sư phạm TP HCM.

Trích từ bài viết Kỹ năng tự học cần phát triển cho học sinh phổ thông như thế nào? (Nguồn: bigschool.vn)

Để tham gia chương trình "Đối tác giáo dục" của PLEMS Educationdành riêng cho các trường học, Quý vị vui lòng liên hệ 

Bộ phận Tư vấn Chương trình PLEMS của VIỆN GIÁO DỤC IRED

Hotline: 0909.024.013
Email: 
Website: www.PLEMS.edu.vn

15 Nguyễn Ư Dĩ, Thảo Điền, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

CÁC TIN KHÁC CÙNG DANH MỤC