Review Phim Mission: Impossible 4

Một trong những bộ phim đáng trông đợi nhất mùa Giáng sinh năm nay là tập 4 của loạt phim điệp vụ nổi tiếng “Nhiệm vụ bất khả thi” - "Mission Impossible 4 Ghost Protocol".

Tại Mỹ, nó ra mắt vào ngày 21/12, đụng độ với hai bộ phim lớn khác ra mắt cùng ngày là “The Girl with Dragon Tattoo” và “Tintin” nhưng tại thị trường Việt Nam, bộ phim này phát hành sớm hơn 1 tuần và là bộ phim thứ hai phát hành trước thị trường Mỹ sau “Tintin”.

Câu chuyện của phần 4 bắt đầu khi cung điện Kremlin của Nga bị đánh bom, chính phủ Mỹ thực hiện một kế hoạch có tên gọi là Ghost Protocol.

Ethan Hunt và đồng đội của anh được giao nhiệm vụ tìm hiểu về vụ khủng bố bí ẩn này. Người giám sát đội của Ethan trong phần này là điệp vụ Brandt, một người hiểu rõ về quá khứ Ethan còn hơn cả anh… Sau phần 3 không mấy thành công và một vài phim gần đây đều ế ẩm, MI4 - Ghost Protocol là dự án lớn mở đường quay lại vị trí siêu sao của Tom Cruise.

Bộ phim được đầu tư kinh phí lên đến 160 triệu USD, do Brad Bird dàn dựng - đạo diễn hai lần đoạt giải Oscar với hai phim hoạt hình của Pixar “The Incredibles” và “Ratatouille.” Bộ phim có bối cảnh trải dài từ Mumbai (Ấn Độ), Matxcơva (Nga), Vancouver (Canada), Prague (Séc) và Dubai (Tiểu vương quốc Arập) với những cảnh quay hoành tráng bằng máy quay IMAX./.


"Mission Impossible 4 Ghost Protocol"

Ngày khởi chiếu: 16/12/2011
Đạo diễn: Brad Bird
Diễn viên: Tom Cruise, Jeremy Renner và Paula Patton


Loạt phim “Mission: Impossible” gắn liền với sự nghiệp Tom Cruise, và thăng trầm của thương hiệu cũng hệt như cuộc đời của ngôi sao 56 tuổi.

Trailer bộ phim 'Nhiệm vụ bất khả thi - Sụp đổ' Phần 6 của thương hiệu hành động nổi tiếng "Mission: Impossible" với Tom Cruise trong vai chính là điệp viên Ethan Hunt.

Mission: Impossible - Nhiệm vụ bất khả thilà thương hiệu điện ảnh cuối cùng cho ra đời tác phẩm mới trong mùa hè năm nay.

Chính thức khởi chiếu từ 27/7, phần 6 mang tên Fallout dự kiến thu khoảng 50-65 triệu USD tại Bắc Mỹ sau ba ngày đầu trình chiếu. Đó sẽ là cột mốc đáng nhớ tiếp theo trong sự nghiệp đồ sộ của Tom Cruise.

Bước khởi đầu đầy hứa hẹn

Khi ra đời vào mùa hè năm 1996, Mission: Impossible của đạo diễn Brian De Palma đem đến cho khán giả một bầu không khí rất khác nếu so với các tập phim hiện tại. Chỉ có độ dài 105 phút, đây thực chất là tác phẩm điệp viên giật gân, có nhiều khoảnh khắc lạnh lùng tới đáng sợ, và chỉ có đúng ba phân cảnh hành động chính.

Chính điều đó giúp Mission: Impossible trở nên khác biệt so với nhiều tác phẩm bom tấn trong mùa hè năm đó như The Rock hay Independence Day. Cộng thêm Tom Cruise - người đang ở đỉnh cao phong độ sau nhiều cú hit như A Few Good Men (1992) hay Top Gun (1986) - dự án của De Palma thắng lớn với 457,7 triệu USD, dù nguyên tác M:I trên sóng truyền hình đã ra đời trước đó ba thập kỷ.

Review Phim Mission: Impossible 4
Mission: Impossible thực tế rất khác so với các tập phim sau này của thương hiệu. Ảnh: Outnow.

Song, bản thân fan ruột của Mission: Impossible bản truyền hình lại không mặn mà lắm với tác phẩm điện ảnh. Jim Phelps (Jon Voight) - nhân vật Giám đốc của IMF ở nguyên tác - trở nên biến chất trên màn ảnh lớn. Tài tử Peter Graves, người đảm nhận vai diễn ở series truyền hình, tỏ ra giận dữ và từ chối Brian De Palma từ khi mới đọc kịch bản.

Còn người hùng Ethan Hunt thực chất là một sáng tạo hoàn toàn mới. Giữa những âm mưu khó lường ngay bên trong lòng tổ chức IMF, nhân vật bị gọi là khi “Tom Cruise muốn trở thành James Bond”.

Nếu như cốt truyện Mission: Impossible tương đối phức tạp bởi nhiều phe phái khác nhau, thì Mission: Impossible II (2000) ra đời sau đó 4 năm của đạo diễn Ngô Vũ Sâm lại đơn giản hơn rất nhiều.

Ethan Hunt, từ chỗ là một chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết nhưng bị chính tổ chức phản bội, nay hóa thành người hùng đầy lãng mạn trên chiếc xe gắn máy, cùng mái tóc bay bay trong gió.

Nhà làm phim Ngô Vũ Sâm cho biết ông đã lấy cảm hứng từ Notorious (1946) của Alfred Hitchcock để thực hiện Mission: Impossible II. Trong bộ phim có thể xếp vào dòng hành động - lãng mạn, Ethan Hunt của Tom Cruise trở nên vô đối, sẵn sàng tả xung hữu đột giữa vòng vây kẻ thù chỉ để cứu lấy người đẹp (Thandie Newton).

Giữa nhiều ngả đường với Mission: Impossible III (2006)

Mission: Impossible IIđón nhận nhiều luồng ý kiến khác nhau. Có người cho rằng tác phẩm đã đi quá xa nguyên tác và nhạt nhẽo, nhưng cũng có không ít người tỏ ra thích thú với những trường đoạn hành động, đấu súng điên rồ mà có lẽ chỉ Ngô Vũ Sâm mới có thể nhào nặn ra.

Sau đó 6 năm, Mission: Impossible III (2006) dưới bàn tay của J.J. Abrams đã mang tới một hình ảnh Ethan Hunt bắt đầu gần gũi và “con người” hơn. Chàng trai lúc này cố gắng có một cuộc sống bình thường trong lúc vẫn duy trì “trò chơi điệp viên”. Và anh quyết định… lấy vợ (Michelle Monaghan), để rồi Julia bị kẻ xấu bắt cóc.

Review Phim Mission: Impossible 4
Ethan Hunt "bỗng dưng" có vợ từ Mission: Impossible III (2006). Ảnh: Paramount.

Cuối cùng, Ethan Hunt vừa phải giải cứu thế giới khỏi một tên buôn bán vũ khí tàn bạo (Phillip Seymour Hoffman), vừa phải tìm cách cứu lấy vị hôn thê đang bị bọn xấu nắm giữ. Trong phim, chàng điệp viên tiếp tục tỏ ra vô đối, như trường đoạn bị tấn công ở một cây cầu. Ethan Hunt nhấc súng lên, cứ thế lăn lộn, bắn hạ máy bay, trong lúc các đồng đội của anh chỉ biết đứng nhìn.

Đi theo mô-típ hành động thường thấy, Mission: Impossible III thực tế vẫn được lòng giới phê bình. Song, đây rốt cuộc là tập phim có doanh thu thấp nhất toàn bộ thương hiệu với 397,9 triệu USD.

Nguyên nhân một phần đến từ việc tên tuổi Tom Cruise đi xuống trầm trọng sau sự cố “nhảy chồm chồm” trên ghế và nói lời yêu Katie Holmes trong chương trình talk show của Oprah Winfrey trước đó khoảng một năm. Clip bị cắt ghép trên mạng cho thấy ngôi sao “dường như đã hóa điên” như tựa đề của nhiều bài báo lá cải trên mạng Internet.

Do đó, khán giả chẳng mặn mà gì tới rạp để xem Tom Cruise vào vai một anh chàng hoàn hảo đi giải cứu vợ mình, trong lúc bản thân con người tài tử đang bị chỉ trích dữ dội tới suốt một năm trời.

“Giải cứu” Tom Cruise

Giữa tập ba và tập bốn của Mission: Impossible, Tom Cruise tham gia bốn dự án khác nhau, và không tác phẩm nào là “thảm họa phòng vé”. Nhưng tên tuổi của anh mất nhiệt trầm trọng trên mặt báo. Khái niệm ngôi sao phòng vé - điều mà Cruise từng nắm giữ trong quá khứ - cũng dần biến mất bởi các thương hiệu lớn dạng như siêu anh hùng.

Có lẽ Tom Cruise nên cảm ơn Brad Bird - người đã thổi luồng gió mới cần thiết cho Mission: Impossible kể từ Ghost Protocol (2011). Ethan Hunt nay không còn là người hùng hoàn hảo nữa. Anh cùng các đồng đội liên tục gặp vấn đề trong phi vụ mới, như lúc leo ngoài tòa nhà Burj Khalifa chỉ với một chiếc găng dính.

Review Phim Mission: Impossible 4
Gia vị hài hước khiến Mission: Impossible - Ghost Protocol (2011) trở thành tác phẩm tái khởi động thương hiệu hoàn hảo. Ảnh: Paramount.

Vẫn biết chính nghĩa sẽ chiến thắng, nhưng khán giả nay phải căng thẳng theo dõi Ethan Hunt làm nhiệm vụ mà không biết liệu có vấn đề gì sẽ xảy ra với các thứ đồ chơi công nghệ của anh. Và những vấn đề ấy thường đem lại cả tiếng cười thỏa mãn cho người xem.

Bởi vậy mà có không ít nhà phê bình gọi Mission: Impossible - Ghost Protocol là phim hành động - hài hước. Trường đoạn tại nước Nga được người ta nhớ tới bởi màn phối hợp suýt hỏng ăn giữa Ethan Hunt và chuyên gia công nghệ Benji (Simon Pegg). Còn lúc người hùng cheo leo bên ngoài Burj Khalifa, anh vẫn có nhiều lời thoại hài hước dành cho đồng đội phía bên trong.

Khi có thể cười cùng nhân vật, khán giả lại cảm thấy gần gũi hơn. Và Ghost Protocol giống như tác phẩm tái khởi động thương hiệu có cốt truyện độc lập (ngoại trừ một chi tiết cuối phim có kết nối trực tiếp tới phần ba). Không còn là người hùng bất khả chiến bại nữa, Ethan Hunt nay là một siêu điệp viên, nhưng anh đã biết sợ hãi trước những thách thức mà mình phải đối mặt.

Ra mắt vào cuối năm 2011, khán giả có lẽ đã quên vụ “nhảy trên ghế” trong quá khứ. Họ đổ ra rạp xem Mission: Impossible - Ghost Protocol và giúp bộ phim thu tới 694,7 triệu USD, qua đó trở thành tác phẩm thành công nhất về doanh thu trong sự nghiệp Tom Cruise từ trước đến nay.

Nói cách khác, Ghost Protocol thực sự đã “giải cứu” Tom Cruise, giúp anh tự tin trở lại và nhận thêm nhiều dự án phim sau đó.

Nối dài thành công

Nếu làm một phép so sánh, phần năm - Mission: Impossible - Rogue Nation (2015)khá giống với Fast Five (2011) của loạt Fast & Furious.

 Đó là tập phim quy tụ gần như tất cả thành viên của IMF: Ethan Hunt, Luther Stickell (Ving Rhames) của ba tập đầu (chỉ cameo trong phần bốn), Benji (Simon Pegg) được giới thiệu từ tập ba, và William Brandt (Jeremy Renner) mới góp mặt từ tập bốn.

Song, Rogue Nation còn giới thiệu nhân vật mới đặc biệt hấp dẫn: nữ điệp viên Ilsa Faust (Rebecca Ferguson). Và vai trò của vai diễn khá giống với mật vụ Luke Hobbs của Dwayne “The Rock” Johnson.

Review Phim Mission: Impossible 4
Mission: Impossible - Rogue Nation (2015) là một tác phẩm hành động đáng nhớ nữa đến từ Tom Cruise. Ảnh: Paramount.

Rogue Nationrõ ràng là “đen tối” hơn Ghost Protocol nhiều. Nhưng Christopher McQuarrie không quên bí quyết thành công của tập trước. Ethan Hunt rõ ràng không muốn bị kẹt ngoài máy bay bởi Benji loay hoay không thể mở được cửa khoang, và anh phải cần Ilsa Faust giải cứu khi thực hiện một nhiệm vụ trong bể nước khổng lồ.

Nhưng Rogue Nation đồng thời đẩy mọi chuyện đi xa hơn một chút. Ethan Hunt và đồng đội không chỉ gặp rắc rối với các đồ chơi công nghệ, mà họ còn mắc nhiều sai lầm trong việc gửi gắm lòng tin, cũng như không thể thuyết phục cấp trên về nhiệm vụ mà mình đang theo đuổi.

Gần 20 năm, Ethan Hunt đã thay đổi như Tom Cruise ở ngoài đời thực. Thương hiệu hay chính tài tử từng hớn hở với thành công qua những tập phim đầu tiên, sau đó gặp thất bại trên quãng đường muốn trở lại cuộc sống bình thường, để rồi chấp nhận số phận không như ý muốn và tập trung vào những điều mà mình giỏi nhất.

Khép lại một bộ ba phim (trilogy)

Trailer bộ phim 'Nhiệm vụ bất khả thi - Sụp đổ' Phần 6 của thương hiệu hành động nổi tiếng "Mission: Impossible" với Tom Cruise trong vai chính là điệp viên Ethan Hunt.

Với Mission: Impossible - Fallout, Christopher McQuarrie trở thành nhà làm phim đầu tiên có hai lần làm đạo diễn cho thương hiệu. Đây được xem là chương cuối cho bộ ba phim (trilogy) mà Brad Bird đã mở ra cách đây 7 năm, nhưng đồng thời còn khép lại một chi tiết quan trọng của Mission: Impossible III.

Giờ thì Ethan Hunt đã trở nên già hơn, phải rất vất vả mới có thể đánh bại kẻ thù. Thậm chí, sự yếu thế của anh - như trong trường đoạn ở nhà vệ sinh đầu phim - cũng được biến thành yếu tố gây cười cho khán giả. Người xem cười có lẽ bởi Ethan Hunt vô đối thuở nào mà cũng có “ngày hôm nay”.

Review Phim Mission: Impossible 4
Mission: Impossible - Fallout (2018) sẽ là một chương tươi sáng nữa trong sự nghiệp lừng lẫy của Tom Cruise. Ảnh: Paramount.

Nhưng ngày hôm nay của Tom Cruise thì quả là tươi sáng. Mission: Impossible - Fallout dự kiến thu khoảng 50-65 triệu USD từ Bắc Mỹ sau ba ngày đầu trình chiếu. Việc bộ phim đặc biệt được giới phê bình khen ngợi giúp đây có thể trở thành tác phẩm ra quân thành công nhất thương hiệu (Rogue Nation đang nắm kỷ lục với 55,5 triệu USD).

Kinh phí của Fallout cũng là cao nhất toàn thương hiệu khi lên tới 178 triệu USD. Một phần nguyên nhân đến từ việc quá trình ghi hình bị trì hoãn bởi chấn thương mắt cá của Tom Cruise khi đang quay phim.

Không chỉ ra mắt tại Bắc Mỹ cuối tuần này, Fallout còn có mặt cùng lúc tại 36 thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, phim phải tới tháng 8 mới ra quân ở Nhật Bản, cũng như chưa tìm được ngày khởi chiếu tại Trung Quốc.

Mission: Impossibleđến nay chưa có tác phẩm nào cán mốc 1 tỷ USD, và Fallout thực tế cũng chưa chắc làm được điều đó trong thời đại của phim siêu anh hùng. Nhưng Tom Cruise thì chắc chắn sẽ tiếp tục cố gắng, “mang tới ít nhất 2-3 phim Nhiệm vụ bất khả thi nữa” như lời chia sẻ mới đây.

Anh đã có thể quên đi “tai nạn” cách đây 13 năm trong chương trình của Oprah Winfrey, và tiếp tục duy trì thành công cho Mission: Impossible, biến thương hiệu có vị thế sánh ngang, hay thậm chí là vượt hơn 007 và Jason Bourne.