Review trường Đại học Ngân hàng thành phố hỗ Chí Minh

Rất nhiều học sinh muốn đăng ký dự thi vào các ngành học liên quan đến tài chính – ngân hàng, kế toán… nhưng vẫn băn khoăn không biết chọn trường nào và có khó hay không? Hiện nay, ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh là nơi đào tạo những ngành học này rất tốt. Hãy cùng Hocmai.vn điểm qua các nét về trường nào!

Show

1. Giới thiệu chung về trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM

Tên trường: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (BUH), tên tiếng Anh: Banking University of Ho Chi Minh City 

Trụ sở chính: Số 36 đường Tôn Thất Đạm, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. 

Cơ sở Hàm Nghi: Số 39 đường Hàm Nghi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. 

Cơ sở Hoàng Diệu: Số 56 Hoàng Diệu II, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 

Website: http://buh.edu.vn/ 

Facebook: www.facebook.com/DHNH.BUH/ 

Mã tuyển sinh: NHS 

Email tuyển sinh:

Ngày 16/12/1976, nhằm mục đích đào tạo hệ đại học chuyên tu và tại chức, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định thành lập cơ sở II Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng đặt tại TP HCM. Đây là tiền thân của Trường Đại học Ngân hàng TP HCM, là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính trong giai đoạn này.

Ngày 20/08/2003 là một mốc lớn trong việc khai sinh trường Đại học Ngân hàng TP HCM khi Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập trường trên cơ sở Phân viện TP HCM thuộc Học viện Ngân hàng. Đến ngày 19/01/2004, trường chính thức giữ thêm nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.

Sứ mệnh của trường

Tạo dựng môi trường giáo dục hiện đại; Duy trì bản sắc dân tộc để người học phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy; Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng; Sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học, đáp ứng yêu cầu hội nhập; Thu nhận, nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các thành tựu khoa học – công nghệ trong những lĩnh vực đào tạo.

Tầm nhìn

 Định hướng ứng dụng đa ngành khối kinh doanh – quản lý, trong đó ngành mũi nhọn là tài chính – ngân hàng; Thực hiện giáo dục – đào tạo con người phát triển toàn diện về tri thức đạo đức – sáng tạo, trở thành công dân toàn cầu.

Đội ngũ nhân sự

Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, hiện nay trường có gần 600 cán bộ và giảng viên, với tỉ lệ 1 giảng viên quản lý 20 sinh viên. Trong đó, trên 70% giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ thạc sĩ, 20% là phó giáo sư và tiến sĩ.

2. Cơ sở vật chất 

Trường Đại học Ngân hàng TP HCM có 02 cơ sở đào tạo tại trung tâm thành phố và 01 cơ sở tại quận Thủ Đức, đủ đảm bảo cho 8.000 sinh viên học thường xuyên.

Trong đó có hơn 100 giảng đường trang bị đầy đủ bảng trắng, máy chiếu để học tập và tổ chức hội thảo. Ngoài ra, trường còn có hội trường lớn tại cơ sở quận Thủ Đức khang trang, hiện đại với sức chứa 900 chỗ.

Trường có 2 khu ký túc xá với 328 phòng dành cho sinh viên ở quận Thủ Đức, sức chứa trên 2.600 người, trong đó có ký túc xá 4 tầng với 40 phòng đặc biệt đầy đủ tiện nghi.

Thư viện mới được sửa chữa, là nơi dành cho giảng viên và sinh viên nghiên cứu với hơn 40.000 bản sách báo, tạp chí tiếng Việt, Anh, Hoa, Nhật về kinh tế, tài chính, ngân hàng… của các nhà xuất bản quốc tế. Nhà trường còn đưa vào sử dụng hệ thống thư viện số có thể liên thông với các trường đại học trong nước và 02 nguồn cơ sở dữ liệu điện tử tạp chí toàn văn Wilson, Proquest bằng tiếng Anh.

Trường có 09 phòng máy tính (02 phòng tại cơ sở quận 1, 07 phòng tại Thủ Đức) với khoảng 420 máy có cấu hình mạnh, tất cả được kết nối Internet phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên.

Trường còn có hệ thống các sân bãi phục vụ cho việc rèn luyện sức khoẻ, thể dục thể thao với 02 sân bóng chuyền, 01 nhà thi đấu bóng bàn, 03 sân bóng đá, 01 câu lạc bộ Judo…

Hệ thống mạng không dây được phủ khắp khu vực 56 Hoàng Diệu II – Thủ Đức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên và sinh viên có thể truy cập mạng nhanh chóng để khai thác thông tin.

3. Ngành học của trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại Học Ngân Hàng TPHCM năm 2021

4. Hoạt động của sinh viên

Sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP HCM luôn năng động, sáng tạo, học hết sức và chơi hết mình. Những cuộc thi học thuật liên tục được các câu lạc bộ tổ chức, là sân chơi dành cho các bạn sinh viên để vừa nâng cao kiến thức vừa giải trí, thư giãn tinh thần. Tiêu biểu có thể kể đến cuộc thi hùng biện “Say to succeed – Nói để thành công”, “Tôi khởi nghiệp”, cuộc thi hùng biện tiếng Anh “December Dream”…

Ngoài ra, sinh viên trường cũng rất hăng hái trong việc tham gia các hoạt động tình nguyện cấp trường và cấp thành như “Xuân tình nguyện”, “Mùa hè xanh”, “Tiếp sức mùa thi”… Không chỉ vậy, các bạn còn tham gia thường xuyên vào những dịp phát cơm từ thiện, dạy lớp học tình thương, gây quỹ cho người nghèo… do đội công tác xã hội tổ chức.

Hàng năm có trên 1.000 sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, sinh viên vượt khó được nhận học bổng các loại với tổng trị giá hơn 5 tỷ đồng từ các nguồn: Học bổng Ngân sách, học bổng ngành ngân hàng, học bổng do các ngân hàng, các doanh nghiệp và cá nhân tài trợ.

Trường cũng có các hoạt động hỗ trợ sinh viên đa dạng, tạo môi trường lý tưởng để sinh viên rèn luyện và trưởng thành: Phong trào Đoàn hội, công tác xã hội, phong trào văn nghệ thể thao; Các chương trình giao lưu hướng nghiệp, tham quan thực tế, gặp gỡ các chuyên gia, nhà quản lý, các chương trình rèn luyện kỹ năng mềm; Các cuộc thi chuyên môn, hoạt động nghiên cứu khoa học do nhà trường tổ chức; Các chương trình hỗ trợ thực tập, hỗ trợ tìm kiếm việc làm.

5. Thành tựu

Sau 40 năm hoạt động và phấn đấu không ngừng nghỉ, Trường Đại học Ngân hàng TP HCM đã vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng ba, Hạng nhì, Hạng nhất; Huân chương Độc lập Hạng ba; cờ thi đua của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng bằng khen của Thống đốc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sinh viên trường thường xuyên có các đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn cao và tham gia những cuộc thi học thuật lớn. Tiêu biểu, trong cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới (Microsoft Office Championship), sinh viên Lê Nguyễn Ánh Dương đạt hạng 4 thế giới trong phần Excel 2003 và giải thưởng Quả cầu Vàng Công nghệ Thông tin năm 2010.

Hay sinh viên Trần Đình Vĩ vô địch thế giới thể loại Word 2010 năm 2012, cùng các bạn Phạm Khánh Hà, Phan Tiến Dũng, Trần Minh Tiến… đã vượt ra khỏi biên giới về học thuật, làm nên thành tựu mới của sinh viên Ngân hàng.

Ngoài ra, trường còn tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, xã hội. Đặc biệt, chương trình “Mùa hè xanh”, “Xây dựng nông thôn mới” đã trở thành “thương hiệu” của Trường Đại học Ngân hàng TP HCM trong lòng nhân dân các tỉnh vùng cao, vùng sâu vùng xa như Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Trà Vinh, Bến Tre, Tây Ninh…

6. Mức học phí của trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM

Mức học phí dự kiến:

– Học phí Chương trình Đại học chính quy chuẩn: Dự kiến năm học 2022 – 2023: 6.250.000đ/ học kỳ.

– Học phí Chương trình Đại học chính quy chất lượng cao: Dự kiến năm học 2022-2023: 18.425.000đ/ học kỳ.

– Học phí Chương trình Đại học chính quy quốc tế cấp song bằng và học phí chương trình liên kết đào tạo quốc tế do Đại học đối tác cấp bằng như sau:

+ Tổng học phí tối đa: 212,5 triệu đồng/Toàn khóa học (Đã bao gồm học phí tiếng Anh, chương trình chính khóa, kỹ năng mềm, …).

+ Sinh viên học 8 học kỳ: học phí trung bình 26.500.000 đ/học kỳ.

+ Học phí được tính theo số tín chỉ sinh viên đăng ký học trên mỗi học kỳ và ổn định trong toàn khóa học.

7. Cựu sinh viên ưu tú

Nghề nghiệp: người mẫu chuyên nghiệp. Giải thưởng: giải ấn tượng cuộc thi tìm kiếm người mẫu, giải người mẫu trình diễn áo dài ấn tượng 2003, Top model international năm 2004 tại Thượng Hải…Từ năm 2008, Xuân Lan bắt đầu tham gia vào các lĩnh vực khác của showbiz như điện ảnh, kịch nói…Giữ vị trí giám khảo Vietnam’s Next Top Model mùa thứ 2, 3 và 4.

Nghề nghiệp: diễn viên. Nguyệt Ánh nhận lời làm người mẫu trang bìa cho một tạp chí tuổi teen khi đang học năm 3 và đây là khởi đầu cho bước đường nghệ thuật của cô. Những bộ phim nổi bật của Nguyệt Ánh: Dốc tình, Cổng mặt trời, Thứ ba học trò, Dòng sông huynh đệ, Giấc mơ cổ tích…

Và rất rất nhiều các thế hệ cựu sinh viên hiện tại đang là Thống đốc, Tổng giám đốc, Phó Giám đốc ở ngân hàng lớn tại Việt Nam như:

  • – Ông Nguyễn Văn Giàu: Nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam

  • – Ông Vương Quốc Nam: Giám đốc NHNN Sóc Trăng – Cựu Sinh viên  Khóa 10

  • – Ông Nguyễn Văn Dũng: Cục trưởng, Cục thanh tra giám sát Ngân hàng TP.HCM –  Cựu sinh viên Khóa 2

  • – Ông Trần Đình Cường: Phó Giám đốc NHNN TP. HCM – Cựu sinh viên Khóa 3

  • – Bà Bùi Thị Sáu: Giám đốc NHNN tỉnh Trà Vinh 

  • – Ông Tiết Văn Thành: Tổng Giám đốc  Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một ngôi trường rất tuyệt vời. Với lịch sử hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một trong những trung tâm hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh. Trường là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân thành đạt. Đây xứng đáng là ngôi trường thuộc danh sách các trường trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng mà bạn nên cân nhắc, lựa chọn. Chúc các bạn sẽ lựa chọn được nơi lý tưởng để gửi gắm 4 năm “thanh xuân” của mình nhé!