Rủi ro thanh khoản của ngân hàng VietinBank

Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank phát biểu tại ĐHĐCĐ - Ảnhh: VGP/HT.

Ngày 29/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam [VietinBank] tổ chức Đại hội đồng cổ đông [ĐHĐCĐ] thường niên 2022 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.

Tăng trưởng tín dụng có chọn lọc

Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết năm 2021, công tác quản trị điều hành của VietinBank có những thay đổi mạnh mẽ theo hướng chủ động, thúc đẩy tư duy quản lý linh hoạt, phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì lợi ích chung; bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương, có giám sát chặt chẽ. Nhờ đó, VietinBank đã đạt được những kết quả tích cực cả về quy mô và hiệu quả, hoàn thành vượt mức các mục tiêu kế hoạch ĐHĐCĐ giao, tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo.

Theo đó, thứ nhất, tăng trưởng tín dụng có chọn lọc, hiệu quả, tăng trưởng vào các khu vực địa bàn trọng tâm, trọng điểm, các ngành, lĩnh vực có tiềm năng. Dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2021 đạt hơn 1,14 triệu tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2020. Trong đó, dư nợ tăng trưởng tập trung vào các phân khúc khách hàng có tỷ suất sinh lời cao, tỷ trọng dư nợ bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục được cải thiện.

Thứ hai, thực hiện cân đối vốn hiệu quả, điều hành tăng trưởng nguồn vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo các hệ số an toàn thanh khoản, tối ưu hóa cơ cấu vốn để kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả thu nhập lãi thuần. Kết thúc năm 2021, nguồn vốn huy động thị trường I hợp nhất của đơn vị đạt 1,16 triệu tỷ đồng, tăng hơn 17,3% so với năm 2020. Nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn [CASA] thị trường I tiếp tục được cải thiện, tăng hơn 20% so với năm 2020.

Thứ ba, đa dạng hóa cơ cấu thu nhập, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Năm 2021, VietinBank đã triển khai các chủ điểm kinh doanh theo hướng cung cấp giải pháp dịch vụ tài chính ngân hàng toàn diện cho khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm, trở thành ngân hàng phục vụ chính và đáp ứng nhu cầu của toàn bộ khách hàng với quy trình xử lý đơn giản, thời gian xử lý giao dịch nhanh. Theo đó, tỉ lệ thu ngoài lãi năm 2021 đạt 21,4%, trong đó tăng trưởng thu phí tài trợ thương mại, phí bảo lãnh, lợi nhuận hoạt động kinh doanh ngoại tệ [KDNT] của ngân hàng là rất tích cực. VietinBank tiếp tục đứng tốp đầu về cả doanh số và thị phần KDNT trên thị trường, góp phần cải thiện cơ cấu thu nhập của đơn vị theo hướng bền vững.

Thứ tư,  VietinBank tăng cường công tác quản trị rủi ro, công tác dự báo, nhận diện các khách hàng tiềm ẩn rủi ro để chủ động xây dựng các kịch bản chất lượng nợ. Tỉ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức khoảng 1,26%. VietinBank chủ động tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, tỉ lệ bao phủ nợ xấu hợp nhất tại thời điểm 31/12/2021 đạt 180,4%.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả sử dụng, quản trị chi phí. VietinBank đạt hiệu quả sử dụng, quản trị chi phí đạt mức tốt nhất trong nhiều năm qua. Tỷ lệ CIR được kiểm soát tốt, ở mức 32,3%.

Thứ sáu, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị thành viên. Năm 2021, các công ty con, ngân hàng con và công ty liên kết hoạt động hiệu quả, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 22% so với năm 2020.

Năm 2021, VietinBank chủ động cắt giảm hơn 7.000 tỷ đồng lợi nhuận từ việc giảm lãi suất cho vay, phí, thoái lãi để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng dịch COVID-19. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VietinBank đạt 17.589 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2020.

Đặc biệt, tháng 7/2021, VietinBank đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ từ 37.234 tỷ đồng lên 48.058 tỷ đồng thông qua phương án phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ lợi nhuận còn lại sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức tiền mặt các năm 2017 - 2019 và hiện là ngân hàng lớn thứ hai trong ngành về vốn điều lệ. Đây là tạo tiền đề giúp VietinBank nâng cao năng lực tài chính, tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế.

ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của VietinBank - Ảnh: VGP/HT.

Phấn đấu vượt các chỉ tiêu, đóng góp quá trình phục hồi nền kinh tế

Bước sang năm 2022, VietinBank tiếp tục tập trung các nguồn lực để triển khai mạnh mẽ các các chủ điểm kinh doanh và thực hiện có hiệu quả chiến lược dài hạn và các mục tiêu, kế hoạch năm.

Về các chỉ tiêu tài chính năm 2022, VietinBank dự kiến: Tổng tài sản tăng trưởng từ 5% - 10%; dư nợ tín dụng theo phê duyệt của NHNN [mức tăng trưởng cụ thể theo điều hành chính sách tiền tệ, chỉ tiêu do NHNN giao và nhu cầu cần thiết của nền kinh tế].

Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng 8% - 10%, có điều chỉnh phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, bảo đảm các tỉ lệ an toàn theo quy định của NHNN.

Tỉ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng theo Thông tư 02 nhỏ hơn 1,8%; lợi nhuận trước thuế riêng lẻ tăng trưởng 15% và được điều chỉnh theo phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Tỉ lệ chi trả cổ tức và cơ cấu chi trả cổ tức [tiền mặt, cổ phiếu] thực hiện theo phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật. Các tỷ lệ an toàn hoạt động tuân thủ quy định của NHNN.

Về nhân sự, với sự nhất trí cao ĐHĐCĐ đã thông qua bầu bổ sung ông Nguyễn Đức Thành, Phó Tổng Giám đốc [người bên trái] giữ chức vụ thành viên HĐQT VietinBank nhiệm kỳ 2019 - 2024.

Hoạt động kinh doanh của VietinBank trong quý I/2022 đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Theo đó, quy mô tổng tài sản tại thời điểm 31/3 là 1.663.730 tỷ đồng, tăng 8,6% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng trưởng tích cực, tập trung vào các phân khúc khách hàng có tỷ suất sinh lời cao, tỉ trọng dư nợ bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục được cải thiện.

Tiền gửi của khách hàng đạt 1.213 nghìn tỷ đồng, tăng 4,4% so 31/12/2021. Nguồn vốn được cân đối phù hợp với tăng trưởng dư nợ tín dụng, chú trọng gia tăng tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ngắn. Quy mô và tỉ trọng tiền gửi không kỳ hạn tiếp tục tăng trưởng…

Thu nhập hoạt động tăng trưởng 8,9% so với cùng kỳ. Trong đó, đáng chú ý là thu xử lý rủi ro và thu từ kinh doanh nghọi tệ tăng trưởng tương ứng 163% và 130% so với cùng kỳ 2021. 

Lãi thuần từ hoạt động khác đạt 1.877 tỷ đồng, tăng trưởng 328% so cùng kỳ 2021. Chi phí hoạt động tiếp tục được kiểm soát và nâng cao hiệu quả, ưu tiên chi phí cho các hoạt động trực tiếp phục vụ hoạt động kinh doanh, các hoạt động chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nhân sự để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý I/2022 khoảng 4.400 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ đồng [tương đương tăng 228%] so với cùng kỳ năm trước.

Tỉ lệ nợ xấu được kiểm soát, tỉ lệ bao phủ nợ xấu tăng từ 180% năm 2021 lên hơn 190%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý I/2022 đạt hơn 5.800 tỷ đồng.

Anh Minh


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ MỸ CHI QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ MỸ CHI QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH PHONG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi. Luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập, các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế, có nguồn gốc rõ ràng và được xử lý trung thực và khách quan. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Tác giả Trần Thị Mỹ Chi MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MUC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG 3 1.1. Thanh khoản tại ngân hàng thương mại 3 1.1.1.Khái niệm thanh khoản 3 1.1.2. Trạng thái thanh khoản tại ngân hàng thương mại 3 1.1.2.1.Khái niệm trạng thái thanh khoản 3 1.1.2.2. Phân loại trạng thái thanh khoản 4 1.2. Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại 5 1.2.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản 6 1.2.2.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại 6 1.2.2.1. Nguyên nhân phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô 6 1.2.2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mại 8 1.2.2.3. Nguyên nhân từ phía khách hang 9 1.2.3. Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại 10 1.2.3.1. Phương pháp tiếp cận nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản 10 1.2.3.2. Phương pháp cung cầu thanh khoản 11 1.2.3.3. Phương pháp chỉ số tài chính 12 1.2.3.4. Phương pháp khe hở tài trợ 14 1.2.3.5. Phương pháp cấu trúc nguồn vốn 15 1.2.3.6.Phưuơng pháp nấc thang đến hạn 16 1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản 17 1.2.4.1.Tỷ lệ về khả năng chi trả 17 1.2.4.2.Trạng thái thanh khoản ròng [NLP] 17 1.3. Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại 17 1.3.1.Khái niệm về quản trị rủi ro thanh khoản 18 1.3.2. Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại 18 1.3.3. Biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại 19 1.3.3.1. Biện pháp quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Có” 19 1.3.3.2. Biện pháp quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Nợ” 21 1.3.3.3. Biện pháp cân đối giữa tài sản “Có” và tài sản “Nợ” 21 1.3.4. Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại 22 1.3.4.1. Niềm tin của công chúng 22 1.3.4.2.Chi phí vay mượn từ các nguồn bên ngoài 23 1.3.4.3.Các chỉ tiêu tài chính 23 1.4. Các quy định về thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản được để cập trong hiệp ước Basel 25 1.4.1. Hiệp ước Basel I 25 1.4.2. Hiệp ước Basel II 26 1.4.3. Hiệp ước Basel III 27 1.5. Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản và bài học cho ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 28 1.5.1.Kinh nghiệm của một số ngân hàng về quản trị rủi ro thanh khoản 28 1.5.1.1.Kinh nghiệm từ ngân hàng TMCP Sumitomo Mitsui Nhật Bản [SMBC] 28 1.5.1.2.Kinh nghiệm từ ngân hàng Barings ở Anh 29 1.5.1.3.Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank 30 1.5.2.Bài học đối với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về quản trị rủi ro thanh khoản 30 Kết luận chương 1 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 33 2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 33 2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển 33 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 34 2.1.3. Kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn năm 2009 – 2013 37 2.2. Thực trạng thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 39 2.2.1. Phân tích trạng thái thanh khoản tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 39 2.2.2. Đánh giá về rủi ro thah khoản tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam so với một số ngân hàng khác 51 2.2.2.1. So sánh quy mô vốn điều lệ của Vietinbank với một số NHTM khác 52 2.2.2.2. So sánh hệ số an toàn vốn CAR 53 2.2.2.3. So sánh khả năng thanh toán nhanh 54 2.3. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 55 2.3.1. Nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietinbank 55 2.3.2. Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 56 2.3.2.1. Kiểm soát vòng 1 57 2.3.2.2. Kiểm soát vòng 2 58 2.3.2.3. Kiểm soát vòng 3 59 2.3.3. Biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 59 2.3.3.1. Mô hình dòng tiền đo lường rủi ro thanh khoản 60 2.3.3.2. Chính sách xây dựng kịch bản căng thẳng thanh khoản 61 2.3.3.3. Chính sách kế hoạch dự phòng thanh khoản 61 2.3.4. Đánh giá kết quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 62 2.3.4.1. Kết quả đạt được 62 2.3.4.2. Hạn chế của việc quản trị thanh khoản và nguyên nhân 66 Kết luận chương 2 68 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 69 3.1. Định hướng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về quản trị rủi ro thanh khoản 69 3.1.1. Định hướng chung cho toàn hệ thống năm 2020 69 3.1.2. Định hướng cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản đến năm 2020 71 3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 72 3.2.1. Tăng cường quản trị thanh khoản bằng cách đẩy mạnh hoạt động cua công ty con – công ty Quản lý và Khai thác tài sản 72 3.2.2. Xử lý và kiểm soát việc gia tang nợ xấu trong quản trị thanh khoản 73 3.2.3. Kiểm soát sự ổn định của nguồn vốn để tăng khả năng thanh khoản cho ngân hang 74 3.2.3.1. Đối với nguồn tiền gửi 74 3.2.3.2. Đối với việc phát hành giấy tờ có giá 74 3.2.4. Nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản bằng cách cân đối kỳ hạn Tài sản Nợ và Tài sản Có, đa dạng hóa danh mục tài sản Có 74 3.2.5. Hoàn thiện mô hình điều chuyển vốn nội bộ để nâng cao tính thanh khoản cho nguồn vốn 75 3.2.6. Tăng cường công tác dự báo tình hình kinh tế vĩ mô 76 3.2.7. Xây dựng hệ thống thông tin an toàn và hiệu quả để đo lường và giám sát rủi ro thanh khoản 76 3.3. Kiến nghị về việc quản trị rủi ro thanh khoản và giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 77 3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ 77 3.3.1.1. Hoàn thiện tái cấu trúc hệ thống ngân hang 77 3.3.1.2. Phát huy hết vai trò của công ty TNHH Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam – VAMC 77 3.3.1.3.Giám sát chặt chẽ hiệu quả thị trường tài chính ngân hang 78 3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 78 3.3.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý 78 3.3.2.2. Hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM 78 3.3.2.3. Phát huy tối đa vai trò là người quản lý điều tiết các hoạt động trên thị trường tiền tệ và là người cho vay cuối cùng đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng 79 3.3.2.4.Hạn chế sở hữu chéo trong quá trình tái cấu trúc lại hệ thống 79 Kết luận chương 3 80 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ALM : Bộ phận quản lý cân đối vốn Agribank : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam BCBS : Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng BIDV : Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam CAR : Hệ số an toàn vốn DTBB : Dự trữ bắt buộc Eximbank : Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam HĐQT : Hội đồng quản trị LCR : Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản MB : Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Việt Nam MHB : Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTW : Ngân hàng trung ương NLP : Trạng thái thanh khoản ròng QL CĐV : Quản lý cân đối vốn QLRR : Quản lý rủi ro QLRRTK : Quản lý rủi ro thanh khoản QTDNDTW : Quỹ tín dụng nhân dân trung ương ROA : Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu RRTK : Rủi ro thanh khoản Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín SMBC : Ngân hàng thương mại cổ phần Sumitomo Nhật Bản TCTD : Tổ chức tín dụng Techcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSBĐ : Tài sản bảo đảm TMCP : Thương mại cổ phần Vietinbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank giai đoạn 2009 – 2013 35 Hình 2.2. Dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2009 – 2013 36 Hình 2.3. Chỉ tiêu về hệ thống sinh lời Vietinbank giai đoạn 2009 – 2013 39 Hình 2.4. Các ngân hàng TMCP có vốn chủ sở hữu lớn nhất 53 Hình 2.5. Tiền gửi của khách hang 63 Hình 2.6. Chi phí trả lãi 64 Hình 2.7. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản 65 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2013 38 Bảng 2.2. Bảng chỉ số giới hạn huy động vốn 40 Bảng 2.3. Bảng chỉ số giới hạn huy động vốn 41 Bảng 2.4. Bảng chỉ số an toàn vốn 41 Bảng 2.5. Quy mô vốn điều lệ qua các năm 42 Bảng 2.6. Bảng tỷ lệ khả năng chi trả 43 Bảng 2.7. Bảng chỉ số trạng thái tiền mặt 44 Bảng 2.8 Bảng chỉ số năng lực cho vay 45 Bảng 2.9. Bảng chỉ tiêu tín dụng 46 Bảng 2.10. Chỉ số chứng khoán thanh khoản 47 Bảng 2.11. Bảng chi tiêu cơ cấu tiền gửi 47 Bảng 2.12. Bảng thống kê tỷ lệ nợ xấu qua các năm 48 Bảng 2.13. Bảng kỳ hạn thực tế thời điểm 31/12/2013 50 Bảng 2.14. Quy mô vốn điều lệ của một số ngân hang 52 Bảng 2.15. Bảng hệ số an toàn vốn CAR của một số ngân hang 54 Bảng 2.16. Khả năng thanh toán nhanh tại một số ngân hang 55 Bảng 2.17. Chi phí trả lãi 64 Bảng 2.18. Các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản 65 1 LỜI MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang từng bước phục hồi, thoát khỏi các cuộc khủng hoảng liên tiếp, không ít bài học đã được chính phủ của các nước rút ra. Các bài học từ các vấn đề vĩ mô liên quan tới hội nhập, tỷ giá,… đến các vấn đề vi mô xảy ra trong doanh nghiệp như cơ cấu lại bộ máy quản lý,… đã được các quốc gia trên thế giới dần dần khắc phục. Một trong những vấn đề còn tồn tại qua hầu hết các cuộc khủng hoảng là vấn đề thanh khoản. Trong những năm qua, rủi ro thanh khoản được đề cập khá thường xuyên, đó là mối đe dọa nghiêm trọng đối với lĩnh vực tài chính. Đặc biệt đối với loại hình doanh nghiệp đặc biệt – Ngân hàng – với hàng hóa đặc biệt là tiền thì rủi ro thanh khoản lại là một vấn đề nhức nhối. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy tài chính của thế giới. Với số lượng NHCP tương đối lớn, thực trạng vay liên ngân hàng để bù đắp thanh khoản là vấn đề nổi trội trong thời gian gần đây đưa ra nhiều nguy cơ dẫn đến rủi ro về thanh khoản. Bên cạnh việc áp dụng các quy định của Basel để phù hợp với tình hình hội nhập, Việt Nam cũng có các luật lệ quy định riêng nhằm ràng buộc các Ngân hàng thương mại cổ phần duy trì được tính thanh khoản tốt. Mới đây nhất, Thông tư 02/2013/TT-NHNN được ban hành bởi Ngân hàng nhà nước với những điều khoản nhằm cải thiện thanh khoản cũng tạo ra nhiều làn sóng tranh luận khá sôi nổi. Với những điều khoản liên quan tới tính thanh khoản theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, tôi quyết định chọn đề tài: “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” với hy vọng có thể giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam phát triển vững vàng trong tương lai.  Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu giải quyết ba vấn đề cơ bản sau: - Tóm lược lý thuyết về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản. 2 - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam. Từ đó đưa ra được các tồn tại là nguyên nhân dẫn đến rủi ro than khoản. - Từ những nguyên nhân đã rút ra được từ việc phân tích, đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.  Đối tượng nghiên cứu Luận văn này tập trung nghiên cứu công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu Luận văn thực hiện nghiên cứu trong toàn hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ năm 2009 đến năm 2013.  Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng phương pháp phương pháp nghiên cứu định tính như tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê, mô tả.  Kết cấu đề tài Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Thanh khoản tại ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm thanh khoản Dưới góc độ tài sản: Thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản và được đo bằng thời gian và chi phí, trong đó chi phí được hiểu là tổn thất của tài sản trong việc chuyển đổi thành tiền. Tính thanh khoản của tài sản càng cao khi thời gian và chi phí càng thấp và ngược lại. Như vậy những tài sản thanh khoản là những tài sản đáp ứng được cả hai yêu cầu về thời gian ngắn và chi phí thấp. Dưới góc độ nguồn vốn: Để tạo lập nên các tài sản, ngân hàng tiến hành huy động vốn, trong đó có các tài sản có tính thanh khoản cao. Ngân hàng huy động càng nhiều thì khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao. Tuy nhiên, tính thanh khoản của nguồn vốn cũng được đo bằng thời gian và chi phí khi cần thiết phải mở rộng nguồn vốn. Cũng như tài sản, thanh khoản của nguồn vốn càng cao khi thời gian và chi phí càng thấp. Dưới góc độ ngân hàng: Thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác. Theo định nghĩa của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng [2008], thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng đó để tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị thiệt hại quá mức. Như vậy, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân hàng. Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh, trong khi đó, nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh. 1.1.2. Trạng thái thanh khoản tại ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm trạng thái thanh khoản 4 Cung thanh khoản là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng như các khoản tiền gửi dự báo trước, doanh thu từ việc cung cấp các dịch vụ phi tiền gửi, các khoản tín dụng đã cấp được thu hồi, bán các tài sản đang được sử dụng và kinh doanh, vốn từ việc vay mượn trên thị trường tiền tệ. Cầu thanh khoản là các khoản vốn làm giảm ngân quỹ của ngân hàng, là các nhu cầu vốn cho các hoạt động khác nhau của ngân hàng. Cầu thanh khoản bao gồm các nhu cầu từ việc rút tiền của khách hàng, thanh toán cho các khoản vay phi tiền gửi, việc vay vốn của các khách hàng có chất lượng tín dụng cao, các chi phí phát sinh từ kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, thanh toán tiền cổ tức. Theo đó, trạng thái thanh khoản ròng [Net Liquidity Position - NLP] hay còn gọi là khe hở thanh khoản được định nghĩa là ở bất kỳ thời điểm nào khi các nguồn cung và cầu thanh khoản đến cùng nhau và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng. Trạng thái này của một ngân hàng được xác định: NLP = Tổng cung về thanh khoản – Tổng cầu về thanh khoản 1.1.2.2. Phân loại trạng thái thanh khoản Thứ nhất, trạng thái thặng dư thanh khoản. Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản [NLP>0], ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Thặng dư thanh khoản là một trạng thái ngân hàng tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả, thu nợ không trùng với cầu thanh khoản dẫn đến thừa thanh khoản. Thặng dư thanh khoản của một ngân hàng là do không khai thác hết tiềm năng của tài sản Có làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Trường hợp thừa thanh khoản, nhà quản trị ngân hàng cần nhanh chóng đưa ra các quyết định sử dụng nguồn vốn dư thừa để tìm kiếm lợi nhuận như: Mua các chứng khoán dự trữ thứ cấp; tiền gửi tại các TCTD khác; Cho vay trên thị trường liên ngân hàng; Tìm kiếm khách hàng vay. Thứ hai, trạng thái thâm hụt thanh khoản. Khi cầu thanh khoản vượt quá cung thanh khoản [NLP 0 thì có nghĩa tổng cung lớn hơn tổng cầu thanh khoản và được gọi là thặng dư thanh khoản. Nếu NHTM ở trạng thái thặng dư thanh khoản thì nhà quản lý cần quyết định xem khi nào và vào đâu để đầu tư sinh lãi khoản tiền thặng dư. Nếu NLP < 0 thì có nghĩa tổng cung nhỏ hơn tổng cầu thanh khoản và được gọi là thâm hụt thanh khoản. Nếu ngân hàng có trạng thái thâm hụt thanh khoản, nhà quản trị cần quyết định khi nào và ở đâu có thể tăng được nguồn cung thanh khoản bổ sung [cần chú ý là cầu thanh khoản độc lập tương đối với ý chí của NHTM nên NHTM không thể muốn giảm là có thể giảm được]. Thực chất, vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng có thể khái quát trong hai ý cơ bản. Thứ nhất, hiếm khi cung thanh khoản và cầu thanh khoản lại bằng nhau tại bất cứ thời điểm nào. Điều này hàm ý, NHTM phải thường xuyên liên tục xử lý các trạng thái “thâm hụt thanh khoản” hay “thặng dư thanh khoản”. Thứ hai, giải quyết vấn đề thanh khoản chứa đựng sự đánh đổi giữa “thanh khoản” và “khả năng sinh lời” của NHTM. Các nhân tố khác không đổi, dự trữ càng nhiều tài sản có tính lỏng càng cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng thấp. Ưu điểm của phương pháp này tại từng thời điểm cụ thể, ngân hàng có thể đánh giá được trạng thái thanh khoản của mình để có thể có các phương án xử lý kịp thời rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có hạn chế nhất định. Việc xác định được cầu thanh khoản tại từng thời điểm cụ thể bị chi phối bởi phần lớn các yếu tố khách quan bên ngoài ngân hàng. Do đó, phương pháp này chỉ xác định được trạng thái tương đối của thanh khoản. 1.2.3.3. Phương pháp chỉ số tài chính Việc sử dụng các chỉ số tài chính cũng là một cách để ước tính yêu cầu thanh 13 khoản dựa trên kinh nghiệm và mức bình quân ngành. Mỗi chỉ số thể hiện một khía cạnh về năng lực thanh khoản của ngân hàng. Phương pháp này đo lường rủi ro thanh khoản thông qua bốn chỉ tiêu tài chính là chỉ số trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng khoán thanh khoản, chỉ số năng lực cho vay và chỉ số LDR. Chỉ số trạng thái tiền mặt = Tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD khác x 100% Tổng tài sản Về mặt lý thuyết, chỉ số này càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh toán tức thời để xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này trên thực tế quá cao thì sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống bởi vì các tài sản tiền mặt hoặc tương đương tiền thường ít đem lại lợi tức cao cho ngân hàng. Chỉ số chứng khoán thanh khoản = Chứng khoán thanh khoản x 100% Tổng tài sản Các chứng khoán thanh khoản trên bảng cân đối tài sản bao gồm các chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán. Nếu chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản càng lớn thì rủi ro thanh khoản mà ngân hàng phải đối mặt càng giảm. Chỉ số năng lực cho vay = Dư nợ cho vay x 100% Tổng tài sản Vì tín dụng và cho thuê tài chính được xem là những tài sản ít thanh khoản nhất, do đó nếu chỉ tiêu “năng lực cho vay” càng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ là kém thanh khoản tuy nhiên lại đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. LDR = Dư nợ cho vay x 100% Tiền gửi khách hàng Chỉ số này được nhiều nước trên thế giới được sử dụng khá phổ biên. Chỉ tiêu này thể hiện phần trăm các khoản cho vay của ngân hàng được tài trợ thông qua tiền gửi. Một sự gia tăng tỉ lệ LDR cho thấy ngân hàng có ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng. Chỉ tiêu này càng thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao và ngược lại. Tỷ lệ này

Video liên quan

Chủ Đề