Sách chiến tranh cách mạng việt nam 1945-1975 thắng lợi và bài học
Sách chiến tranh cách mạng việt nam 1945-1975 thắng lợi và bài học
Sách chiến tranh cách mạng việt nam 1945-1975 thắng lợi và bài học
Sách chiến tranh cách mạng việt nam 1945-1975 thắng lợi và bài học
Sách chiến tranh cách mạng việt nam 1945-1975 thắng lợi và bài học
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu /TTXVN

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tháng Tám năm 1945, toàn dân ta anh dũng đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong lịch sử thế giới, chưa từng có cuộc cách mạng nào diễn ra nhanh trong một không gian dài rộng như ở Việt Nam và giành được thắng lợi vẻ vang như vậy.

Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của đường lối đoàn kết toàn dân, sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Đó là sự tài tình, sáng tạo của Đảng trong việc tạo thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước” (1).

Phát huy thành quả của Cách mạng Tháng Tám, trong 76 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta tiếp tục lập nên những kì tích vĩ đại trong thế kỷ XX và trong hai thập niên đầu của thế kỉ XXI.

Kỳ tích vĩ đại giành chiến thắng trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời được 21 ngày đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát huy cao độ sáng tạo, khéo léo, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh, đi đến bến bờ vinh quang; lãnh đạo nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai với phương châm vừa kiến quốc vừa kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Trong tác phẩm “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”, đồng chí Trường Chinh đã nêu rõ: “Trong lò lửa kháng chiến, một nước Việt Nam mới đang được rèn đúc...”. Đó là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc là nội dung cơ bản chỉ đạo toàn bộ đường lối kháng chiến của Đảng.

Năm 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc: Xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 6/1/1946, và xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước ta; chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân; chống cùng một lúc ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp; kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám; thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để đánh thực dân Pháp xâm lược, lúc thì hoà với Pháp để đuổi Tưởng, thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc để triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo.

Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; vừa kiến quốc vừa kháng chiến dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi và việc ký kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, một thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước đế quốc thực dân hùng mạnh. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III đã khẳng định thắng lợi đó là một chân lý lớn của thời đại: “Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù nhỏ yếu, nhưng một khi đã đoàn kết đứng lên kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính đảng Mác – Lê-nin để giành độc lập và dân chủ, thì có đầy đủ lực lượng chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược”.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng nhưng đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, hòng biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới. Toàn thể nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc để xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa của cách mạng cả nước; cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam để giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trải qua nhiều giai đoạn, nhân dân ta phải lần lượt đối phó với các chiến lược chiến tranh tàn bạo, xảo quyệt của kẻ thù. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, qua 21 năm chiến đấu anh dũng (1954-1975), chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang. Đối với cách mạng ở miền Bắc, Đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa (1954-1960); đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội (1961-1965); chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968); khôi phục và phát triển kinh tế, không ngừng chi viện cho chiến trường miền Nam, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai (1969-1973); khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, ra sức chi viện cho miền Nam (1973-1975). Đối với cách mạng ở miền Nam, Đảng ta lãnh đạo đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, nhất là “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) và quyết tâm của ta “Đánh cho ngụy nhào” (1973-1975). Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quốc tế, có tính thời đại sâu sắc đã cổ vũ, động viên, khích lệ các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới.

Sách chiến tranh cách mạng việt nam 1945-1975 thắng lợi và bài học
Sách chiến tranh cách mạng việt nam 1945-1975 thắng lợi và bài học
Sách chiến tranh cách mạng việt nam 1945-1975 thắng lợi và bài học
Sách chiến tranh cách mạng việt nam 1945-1975 thắng lợi và bài học
Sách chiến tranh cách mạng việt nam 1945-1975 thắng lợi và bài học
Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Nguồn ảnh: quochoi.vn

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước vào thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tập trung trí lực, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, chúng ta gặp nhiều khó khăn lớn. Một mặt, chúng ta phải khắc phục hậu quả, xây dựng đất nước đi lên từ đống tro tàn đổ nát của 30 năm chiến tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế giúp quân và dân Campuchia đánh đổ bè lũ Pônpốt, Ieng – Xary; nước ta lại đứng trước tình trạng bị bao vây, cấm vận nặng nề. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc quyết tâm đồng lòng vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất, xây dựng, củng cố chính quyền trên phạm vi cả nước, ban hành Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, việc duy trì quá lâu cơ chế tập trung, bao cấp trì trệ không còn phù hợp và đã bộc lộ những hạn chế, nhược điểm. Trong hoạch định và thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, có lúc, có nơi đã mắc sai lầm, khuyết điểm chủ quan, duy ý chí. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Mười năm cả nước tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội (1975-1985) là mười năm Đảng ta tìm tòi con đường đổi mới. Đây cũng là thời kỳ tư duy mới được hình thành từng bước bắt nguồn từ thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam. Những thành tựu và khuyết điểm trong mười năm ấy đã để lại những bài học quý giá cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Kỳ tích vĩ đại về những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần thứ VI của Đảng tổ chức tháng 12/1986 đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Qua các kỳ đại hội, từ Đại hội lần thứ VII đến Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta luôn khẳng định tiếp tục đổi mới đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợp, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Đảng ta đã ngày càng xác định rõ hơn những quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, Đảng ta xác định: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”.

Qua 35 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị, xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Vai trò, vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, không khí dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, văn hóa xã hội không ngừng phát triển. Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nước nghèo, chậm phát triển trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; đang thực hiện có hiệu quả mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng nhiều năm ở mức cao; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế... như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” (2). Công cuộc đổi mới đã đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của tình hình nước ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; có ý nghĩa như một cuộc cách mạng trong thời kỳ mới, một sự nghiệp thật sự sáng tạo của nhân dân ta; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.

Hiện nay đất nước ta đang trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chung sức, đồng lòng chống đại dịch COVID-19. Phát huy hào khí của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 – 9, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động đề ra phương châm: “Chống dịch như chống giặc”, “Coi trọng sức khỏe và tính mạng con người là trên hết”, “Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận chống dịch”, cả hệ thống chính trị đang quyết liệt vào cuộc để chiến thắng đại dịch, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải thực hiện tốt Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng : “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn, đã đoàn kết càng đoàn kết hơn, đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một , đồng lòng cùng toàn Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách, quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch bệnh lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”.

Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là dịp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại những trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc; nhìn lại chặng đường 76 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời nhận thức sâu sắc hơn những giá trị, những bài học kinh nghiệm quý giá của chặng đường đã qua để tạo thành ý chí, quyết tâm, sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, chúng ta nguyện đoàn kết chung quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tăng thêm quyết tâm chính trị, chung sức, đồng lòng nỗ lực phấn đấu để thực hiện thành công khát vọng đưa đất nước ngày càng phát triển phồn vinh và hạnh phúc./.

--------------------------------------------------------------------------------------------

1. Hồ Chí Minh toàn tập. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 1996, tập 6, tr.629.

2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Diễn văn kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Nhân Dân ngày 4 tháng 2 năm 2020, trang 2.

TS. Bùi Thế Đức - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TW; nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW.