Sách sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

 Ngày 10/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác [MOU] giữa Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ [Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh] với Cục Bản quyền tác giả [Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch], Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ; Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Trồng trọt [Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn].

Trong bối cảnh các hoạt động sáng tạo và thành tựu khoa học công nghệ mới ngày càng phát triển, cùng với xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, sở hữu trí tuệ đang chứng tỏ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, giá trị tài sản trí tuệ có thể lớn hơn rất nhiều so với giá trị các tài sản hữu hình, việc bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực, vị thế của các doanh nghiệp, giúp tạo ra các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, giá trị lớn và có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

 Cục Sở hữu trí tuệ ký thỏa thuận phát triển tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ

Phát biểu tại Lễ ký, ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá cao hoạt động sở hữu trí tuệ của Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao Công nghệ nói riêng và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Thời gian qua trong khuôn khổ hợp tác giữa hai cơ quan, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã tích cực phối hợp với Trung tâm để triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn và tuyên truyền về sở hữu trí tuệ. Việc ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa năm cơ quan này rất có ý nghĩa, đây không chỉ khẳng định sự phối hợp hiệu quả giữa các Bên trong thời gian qua mà còn là tiền đề cho việc hằng năm lập kế hoạch phối hợp triển khai các hoạt động hỗ trợ, tư vấn và đào tạo, phát triển tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ tại các trường đại học, viện nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. Cục trưởng Đinh Hữu Phí khẳng định, Cục Sở hữu trí tuệ luôn nỗ lực và bố trí nguồn lực phù hợp để tham gia tích cực vào các hoạt động trong khuôn khổ Thỏa thuận này.

Tại Lễ ký, các bên thỏa thuận cùng phối hợp thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ, tư vấn và đào tạo phát triển tài sản trí tuệ; chuyển giao công nghệ tại các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp với 6 nội dung cơ bản.

Thứ nhất, các bên liên quan phối hợp trong hoạt động hỗ trợ, tư vấn hoặc hướng dẫn pháp lý, kỹ thuật, kinh tế của tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ, thành lập và phát triển doanh nghiệp dựa trên quyền tài sản trí tuệ, kết nối cung cầu chuyển giao công nghệ hoặc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, cơ chế, chính sách về sở hữu trí tuệ; tra cứu, cung cấp thông tin về tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ, nhu cầu hợp tác chuyển giao công nghệ giữa các bên liên quan.

Tiếp theo, các bên liên quan tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho nhân lực về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bao gồm nhân lực làm công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị tài sản trí tuệ, xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ 3 là tập trung nghiên cứu khoa học về phát triển tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các hoạt động như tổ chức tọa đàm, hội thảo, hội nghị, tập huấn, thống kê, biên soạn và phát hành ấn phẩm, công trình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, các bên phối hợp tổ chức sự kiện thuộc các lĩnh vực như kết nối cung - cầu, hội nghị, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động khác về các vấn đề liên quan đến phát triển tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Thứ 5, hỗ trợ thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo thông qua các chương trình đào tạo, ươm tạo, các sự kiện kết nối, gọi vốn, xác lập, ghi nhận, khai thác quyền sở hữu trí tuệ, các hoạt động chuyển giao công nghệ và thương mại hóa các sản phẩm từ các kết quả nghiên cứu.

Cuối cùng là việc tăng cường phối hợp trong các hoạt động khác trong khuôn khổ kế hoạch, chương trình, dự án... do các bên được cơ quan có thẩm quyền giao chủ trì thực hiện.

Minh Anh

Nhập khẩu/ trong nước

Thương hiệu

Quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ và chuyển giao Tác giả: PGS. Ts. Phùng Trung Tập Nxb: Công an nhân dân Công ty phát hành: Dân Hiền Phát hành: 9.2021 Khổ sách: 16*24cm Số trang: 572 Giá bìa: 150.000 đồng Lời giới thiệu: Trong xã hội hiện đại, pháp luật không những quan tâm đến việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản hữu hình, mà còn chú trọng đến việc bảo vệ quyền đối với các sản phẩm trí tuệ. Tài sản trí tuệ ngày càng được coi trọng không những trong phạm vi của một quốc gia, mà còn được bảo vệ trên phạm vi thế giới. Tài sản trí tuệ là tài sản vô hình, nhưng được vật chất hóa khi áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo ra sản phẩm, thay đổi công nghệ và mang lại những giá trị kinh tế, giá trị xã hội rất lớn. Khi áp dụng các sản phẩm sáng tạo trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng chứa đựng hàm lượng trí tuệ cao, tiện ích khi sử dụng. Sản phẩm trí tuệ được tôn trọng bảo vệ mở ra những điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, thương mại giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế và hình thức sở hữu khác nhau trong nước và hội nhập quốc tế. Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, giảng dạy của giảng viên, học viên, sinh viên, các doanh nghiệp, công ty và những người quan tâm, PGS.TS. Phùng Trung Tập, giảng viên Cao cấp Trường Đại học Luật Hà Nội đã dày công biên soạn cuốn sách chuyên khảo về quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ và chuyển giao theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019. Nội dung cuốn sách phân tích hệ thống luật từ các Công thức. Điều nước và các Hiệp định quốc tế về sở hữu trí tuệ, các trường phái luật học chủ yếu trên thế giới về sở hữu trí tuệ; các chủ thể các đối tượng, nội dung, phương thức bảo vệ quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và quyền liên quan đến quyền tác giả; chủ thể, đối tượng, nội dung quyền của chủ sở hữu, chủ Bằng bảo hộ, quyền của người sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí, bí mật thương mại, giống cây trồng và phương thức bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp... Mặc dù tác giả đã cố gắng, nhưng do sở hữu trí tuệ có tính chất là một vấn đề rất phức tạp, cho nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót trong nội dung cuốn sách, rất mong các độc giả góp ý để lần tái bản được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách: “Quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ và chuyển giao” cùng bạn đọc.

Bước vào năm thứ 10 hoạt động [2011-2021], Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ [IPTC] trực thuộc ĐHQG-HCM tự hào là một trong những địa chỉ vàng về hoạt động xây dựng và phổ biến văn hoá sở hữu trí tuệ [SHTT] tại Việt Nam cũng như kết nối, thúc đẩy việc ứng dụng các thành tựu KH&CN trong phục vụ cộng đồng.

Dưới sự hỗ trợ của IPTC, hàng ngàn khách hàng thực hiện việc đăng ký và bảo hộ thành công các sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp… trong và ngoài nước. Đây chính là kết quả của một hành trình tìm tòi, sáng tạo, nỗ lực vươn lên của IPTC trong suốt 10 năm qua.

Không để tài sản trí tuệ thất thoát thêm nữa

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Anh Thi - Giám đốc Khu Công nghệ cao TP.HCM, Nguyên Giám đốc IPTC - khi nói về những ngày đầu thành lập trung tâm. Ông cho biết, việc quản trị các tài sản trí tuệ [TSTT] tại các đơn vị thành viên, trực thuộc ĐHQG-HCM khi đó còn khá manh mún. Nhiều nhà khoa học chỉ nghiên cứu rồi công bố dưới dạng bài báo trên các tạp chí quốc tế mà chưa nhận thức được cần phải bảo hộ sáng chế cho các kết quả nghiên cứu này. Đó dường như cũng là thực trạng chung của nhiều đơn vị đại học trong nước.

“Lãnh đạo ĐHQG-HCM giai đoạn đó đã nhận thấy cẩn phải tổ chức lại hoạt động quản trị TSTT trong ĐHQG-HCM một cách chuyên nghiệp, bài bản theo mô hình các nước tiên tiến. Từ đó, tạo hành lang pháp lý và cơ chế để tăng cường số lượng TSTT trong ĐHQG-HCM để những tài sản này không lãng phí, thất thoát như trước nữa” - PGS.TS Nguyễn Anh Thi nhớ lại.

Ngày 26/4/2011, Giám đốc ĐHQG-HCM ký quyết định thành lập IPTC với ba nhiệm vụ trọng tâm: [1] nâng cao nhận thức của nhà khoa học trong việc quản trị TSTT, [2] hỗ trợ ghi nhận và xác lập quyền SHTT đối với các kết quả nghiên cứu trong ĐHQG-HCM và [3] tham mưu lãnh đạo ĐHQG-HCM ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với luật pháp và thực tiễn tại ĐHQG-HCM.

Tuy nhiên, để hoạt động SHTT lan tỏa thành văn hóa nhận thức của các nhà khoa học lúc bấy giờ không là điều dễ dàng. Theo PGS.TS Nguyễn Anh Thi, tại thời điểm đó, SHTT nói chung vẫn là một vấn đề khá mới mẻ trong cả nước và ĐHQG-HCM. Ngay những ngày đầu hoạt động, cán bộ IPTC đã phải mày mò tham dự các khoá đào tạo trực tuyến của tổ chức SHTT thế giới, tham gia các chương trình đào tạo do Sở KH&CN TP.HCM tổ chức.

“Mọi thứ đều bắt đầu bằng sự tìm tòi, học hỏi. Chúng tôi đã phải dịch từng quy định, biểu mẫu về SHTT từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Có giai đoạn mỗi tháng chúng tôi tổ chức một hội thảo về SHTT nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các nhà khoa học. Thật may mắn, các hoạt động này luôn được đông đảo giảng viên, nhà khoa học trong và ngoài ĐHQG-HCM tham gia” - PGS.TS Nguyễn Anh Thi cho biết.

Trải qua 4 năm xây dựng và nâng cao nhận thức về hoạt động SHTT, IPTC lại đối mặt với những thách thức mới khi Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Song hành với các ký kết hiệp định thương mại tự do quốc tế mà Việt Nam thực hiện là những yêu cầu khắt khe về SHTT. Hoạt động quản trị TSTT trong nước buộc phải thường xuyên cập nhật, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan. Đồng thời hoạt động chuyển giao công nghệ dựa trên quyền SHTT diễn ra tại các trường đại học, viện nghiên cứu nói chung và trong ĐHQG-HCM nói riêng đã đặt ra yêu cầu cho IPTC phải nhanh chóng thay đổi, nâng cấp để theo kịp xu hướng.

Được giao nhiệm vụ lãnh đạo IPTC từ năm 2014, PGS.TS Huỳnh Quyền - Hiệu trưởng Trường ĐH Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM, Nguyên Giám đốc IPTC - cho biết: “Ngay khi được giao quản lý trung tâm, tôi nhận thấy quy định quản trị SHTT trong ĐHQG-HCM được ban hành tạm thời từ năm 2009 đến nay cần phải cập nhật, điều chỉnh theo sự thay đổi của các quy định pháp luật liên quan SHTT. Do đó, với sự tham mưu của IPTC, ngày 6/2/2015, Giám đốc ĐHQG-HCM đã ký quyết định ban hành Quy chế quản trị TSTT trong ĐHQG-HCM. Các quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác quản trị TSTT trong toàn hệ thống ĐHQG-HCM, thúc đẩy quá trình sáng tạo tri thức, chuyển giao tri thức từ các công trình nghiên cứu thành các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ cho sự phát triển của xã hội”.

Theo đó, quy chế đã nhấn mạnh đến 4 vấn đề cơ bản trong hoạt động quản trị TSTT, gồm: [1] Xây dựng hoàn thiện mạng lưới quản trị TSTT từ cấp ĐHQG-HCM đến cấp đơn vị thành viên với sự hỗ trợ của IPTC; [2] Tạo cơ chế phân quyền cho các đơn vị thành viên chủ động trong việc thực hiện xác lập và khai thác quyền SHTT của đơn vị mình; [3] Phân chia quyền lợi giữa các chủ thể từ việc khai thác thương mại, chuyển giao công nghệ dựa trên nền tảng TSTT; và [4] Hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia các sáng kiến hợp tác toàn cầu do Tổ chức SHTT thế giới [WIPO] và Cục SHTT khởi xướng. Các nhóm hoạt động này đã giúp ĐHQG-HCM trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống quản trị TSTT tại Việt Nam.

Với hệ thống SHTT được xây dựng bài bản và hoạt động hiệu quả như trên đã mang đến IPTC những kết quả tự hào. Năm 2019, IPTC đã đại diện ĐHQG-HCM tham gia và trở thành thành viên “Mạng lưới các trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo” [WIPO]. Dưới sự điều phối của Cục Sở hữu trí tuệ, IPTC đã cử nhân sự tham gia tích cực các chương trình đào tạo trong và ngoài nước do WIPO và Cục SHTT tổ chức.

“Chúng tôi cho rằng đội ngũ nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực quản trị SHTT là nòng cốt để triển khai hiệu quả công tác SHTT trong hệ thống ĐHQG-HCM và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu” - PGS.TS Huỳnh Quyền nhấn mạnh.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Dưới sự hỗ trợ của IPTC, các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQG-HCM đã thực hiện tốt hoạt động xác lập quyền SHTT đối với các kết quả nghiên cứu. Tính đến tháng 10/2020, tổng số đơn đăng ký bảo hộ SHTT là 527 đơn. Trong đó, 288 đơn đã được cấp bằng, 186 đơn đang trong giai đoạn thẩm định nội dung, và 98 đơn đang trong giai đoạn thẩm định hình thức. Thành quả này đã đưa ĐHQG-HCM trở thành một trong 3 đơn vị sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất cả nước hiện nay.

Không chỉ dừng lại việc xác lập quyền SHTT trong nước, với đề án “Triển khai thí điểm đăng ký sáng chế thông qua hiệp ước hợp tác về sáng chế quốc tế PCT và chỉ định vào Mỹ đối với các kết quả nghiên cứu của ĐHQG-HCM”, IPTC đã chủ động đăng ký 5 sáng chế tại thị trường Hoa Kỳ.

Năm 2020 với IPTC là năm đánh dấu nhiều bước tiến nổi bật. Không chỉ tổ chức các lớp đào tào, bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo chuyên sâu về SHTT, trung tâm còn triển khai nhiều hoạt động đổi mới, gắn kết công tác SHTT với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

ThS Nguyễn Minh Huyền Trang - Giám đốc IPTC, cho biết trong năm này, IPTC đã phối hợp nhiều đơn vị, địa phương tổ chức các hội thảo như “Quản trị tài sản trí tuệ và Chuyển giao công nghệ tại ĐHQG-HCM”, “Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ đối với hoạt động khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo”, “Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, bài học từ các nước, hiện trạng và đề xuất mô hình thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học” và đặc biệt là Cuộc thi Sinh viên với quyền sở hữu trí tuệ S&IP. Đây là lần đầu tiên một cuộc thi được tổ chức cho sinh viên đam mê khởi nghiệp có chú trọng đến đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ tư cuộc thi nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của SHTT trong hoạt động khởi nghiệp bền vững. Các dự án tham dự được nhận các gói hỗ trợ về SHTT và ươm tạo khởi nghiệp lên đến hơn 1,6 tỷ đồng.

Cũng trong năm này, IPTC đã triển khai “Chương trình hỗ trợ phát triển TSTT trong ĐHQG-HCM giai đoạn 2020-2021”. Chương trình này sẽ hỗ trợ tăng cường số lượng đơn xác lập quyền SHTT do ĐHQG-HCM, các đơn vị thành viên và trực thuộc là chủ sở hữu. Đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ, IPTC đã hỗ trợ Trường ĐH Quốc Tế trong việc đàm phán với UBND tỉnh Bình Dương nhằm chuyển giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu “Xây dựng hệ thống viễn y thử nghiệm việc chăm sóc sức khỏe từ xa tại tỉnh Bình Dương” cho đối tác thứ ba; phối hợp UBND huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam thực hiện dự án chuyển giao công nghệ chiết xuất tinh dầu sả; Tư vấn thực hiện thành công Hợp đồng chuyển giao công nghệ 100 máy nghiền mẫu mô cho doanh nghiệp…

Theo ThS Nguyễn Minh Huyền Trang, một dấu ấn nữa của IPTC trong chặng đường 10 năm hoạt động của mình là thời gian tham gia cùng cả nước chống dịch COVID-19. Ngay trong giai đoạn đầu dịch bệnh bùng phát, IPTC đã đồng hành và hỗ trợ các đơn vị kết nối doanh nghiệp và thủ tục pháp lý để cung cấp các sản phẩm thương mại phòng chống COVID-19 như: Buồng khử khuẩn di động, Máy phun dung dịch sát khuẩn rửa tay không tiếp xúc, Bộ sản phẩm Gel sát khuẩn nhanh, Xịt sát khuẩn nhanh, Rửa tay sát khuẩn…

“Những thành tựu mà IPTC có được hôm nay là kết quả của quá trình phấn đấu, nỗ lực và không ngừng vươn lên của tập thể IPTC các thời kỳ và sự hỗ trợ, chỉ đạo, đôn đốc của lãnh đạo ĐHQG-HCM. Với sự phát triển không ngừng cùng nhiều biến động của kỷ nguyên công nghệ, chặng đường phía trước của IPTC sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhưng tôi tin rằng, hành trình 10 năm này sẽ là động lực để IPTC luôn là địa chỉ đồng hành cùng các nhà khoa học, cơ quan quản lý và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần đón đầu các xu hướng phát triển của tương lai, đặc biệt là trong lĩnh vực SHTT và chuyển giao công nghệ” - ThS Nguyễn Minh Huyền Trang nhấn mạnh.

Trao đổi về các kế hoạch hoạt động trong giai đoạn tiếp theo, ThS Nguyễn Minh Huyền Trang cho biết, IPTC sẽ xây dựng chương trình quản trị TSTT theo định hướng của ĐHQG-HCM, tích hợp cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và IPPlatform của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, hằng năm trung tâm sẽ hỗ trợ tối thiểu 20 đơn sáng chế/giải pháp hữu ích trong nước và 5 đơn sáng chế quốc tế.

Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, IPTC sẽ phối hợp Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Kinh tế - Luật thực hiện các chương trình đào tạo cho các chủ thể OCOP về SHTT; Hợp tác với Công ty CP Công nghệ 4TE xây dựng bộ công cụ truy xuất nguồn gốc dựa trên nền tảng AI; Ký kết hợp tác với RAROMA INC [Nhật Bản] nhằm hỗ trợ kết nối thương mại.

Để lan toả văn hoá SHTT, IPTC tiếp tục phối hợp Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức cuộc thi Sinh viên với Quyền sở hữu trí tuệ S&IP lần II; Hợp tác WIPO và Cục Sở hữu trí tuệ biên soạn và ban hành Sổ tay quản trị TSTT và Sổ tay vận hành bộ phận quản trị TSTT dành cho các trường, viện; Ban hành Quy chế quản trị TSTT ĐHQG-HCM sửa đổi theo Luật SHTT sửa đổi, bổ sung…

“Những hoạt động sôi nổi này nhằm khẳng định sự cam kết của IPTC đối với các nhà khoa học, doanh nghiệp, các đơn vị đại học và xã hội về giá trị mà IPTC đã lựa chọn: ‘Đồng hành - sáng tạo - kết nối tương lai’ khi bước qua năm thứ 10 hoạt động này” - ThS Nguyễn Minh Huyền Trang khẳng định.

PHIÊN AN

Video liên quan

Chủ Đề