Sau sinh bao lâu được ăn cá biển

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn cá? Theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, mẹ sinh mổ nên kiêng cá cũng như các loại hải sản khoảng 3 tháng sau sinh, để không ảnh hưởng đến vết thương và sức khỏe.

  • Sau sinh mổ có nên ăn cá?
  • Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn cá?
  • Nên hay không nên ăn loại cá nào sau sinh mổ?
  • Bà đẻ ăn được cá gì? Sau sinh ăn cá basa được không?
  • Cách ăn cá an toàn cho mẹ bỉm
  • Gợi ý thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ

Sau sinh mổ có nên ăn cá?

Trên thực tế, quan niệm về việc kiêng ăn cá biển là hoàn toàn sai lầm. Bởi cá biển là một nguồn dinh dưỡng dễ tìm mà lại tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Cá có rất nhiều chủng loại. Trong đó phải kể đến những loài cá rất giàu dinh dưỡng như cá hồi, cá thu, cá trích… Theo các chuyên gia, mẹ nên bổ sung các món ăn làm từ cá vào thực đơn hàng tuần. Điều này giúp làm đa dạng bữa ăn và bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé thông qua sữa mẹ.

Sau sinh bao lâu được ăn cá biển

Các loại cá rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho mẹ sau sinh (Ảnh: istockphoto)

Trong cá chứa rất nhiều omega 3 (DHA) và những dưỡng chất hỗ trợ sự phát triển não bộ ở trẻ. Đồng thời nó còn giúp nuôi dưỡng đôi mắt bé khỏe mạnh hơn. Trong đó, cá hồi rất giàu dưỡng chất Omega 3 làm tăng chất lượng sữa mẹ và DHA. Nó rất quan trọng đối với hệ thần kinh của bé cũng như ổn định tinh thần của người mẹ.

Mẹ có thể quan tâm:

Thực đơn cho mẹ sinh mổ nhanh hồi phục sau phẫu thuật

Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn cá?

Những ngày đầu sau sinh mổ, bác sĩ khuyên sản phụ cần chú ý đối với vấn đề ăn uống. Nhất là đối với các thực phẩm tanh như cá, tôm… Ăn cá sớm sẽ gây ức chế quá trình ngưng tụ máu, cản trở sự đông máu, liền vết thương. Đồng thời nó có thể khiến cho vết mổ lâu lành, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Vậy sau sinh mổ bao lâu thì được ăn cá? Để không ảnh hưởng đến vết mổ, tốt nhất các mẹ nên kiêng ăn cá trong tháng đầu sau sinh. Đến tháng thứ 2 thì có thể ăn một chút.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Khi đến tháng thứ 3 vết thương đã liền lại mẹ có thể thoải mái ăn như bình thường. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lựa chọn loại cá để ăn nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến bé.

Nên hay không nên ăn loại cá nào sau sinh mổ?

Bà đẻ có ăn được cá chép không? Bà đẻ có ăn được cá thu không? Mặc dù sau sinh 3 tháng mẹ có thể thoải mái ăn cá nhưng mẹ phải lưu ý. Một số loại cá dù được ưa chuộng như cá thu, cá ngừ, cá kiếm… chứa rất nhiều thủy ngân. Khi mẹ ăn loại cá trên thủy ngân sẽ đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng xấu tới bé.

Khi mua cá, mẹ cũng nên chọn mua những con cá tươi sống, không nên mua cá đông lạnh. Bởi cá tươi bao giờ giá trị dinh dưỡng cũng cao hơn. Trong khi đó nếu ăn cá ươn có thể tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thức ăn.

Sinh mổ ăn được cá gì?

Cá hồi, cá chép… đều là những lựa chọn tốt cho mẹ sinh mổ. Trong Đông y, cá chép có tính bình, vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc. Tác dụng chính của cá chép là giúp bổ máu và tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị tốt các bệnh như liệt dương, rong kinh, băng huyết, viêm phế quản cấp tính… Cá chép được dùng để hỗ trợ điều trị cho phụ nữ bị băng huyết sau sinh và kích sữa khi mẹ không có sữa. Cá chép còn có tác dụng làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử tà độc sưng tấy, được xem là thần dược chữa các bệnh phụ nữ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau sinh bao lâu được ăn cá biển

Cá hồi tốt cho mẹ sau sinh mổ (Ảnh: istockphoto)

Bên cạnh đó mẹ có thể ăn cá trê, cá lóc (cá quả), cá bống, cá ba sa. Mẹ sau sinh cần tuyệt đối tránh ăn các loại cá nhiều thủy ngân như các loại cá biển, cá thu, cá ngừ đại dương.

Mẹ sinh mổ ăn cá hồi rất tốt vì loại cá này được xem có chứa hàm lượng thủy ngân thấp so với các loại cá khác. Bên cạnh đó còn cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho sản phụ: Omega 3 và các chất dinh dưỡng khác, DHA cần thiết giúp cho hệ thần kinh của bé phát triển một cách tốt nhất. Nếu bổ sung cá hồi vào thực đơn cho mẹ sinh mổ, sữa mẹ sẽ giàu Omega 3, giúp cho não bé phát triển, bé sẽ được thông minh và nhanh nhẹn hơn.

Sinh mổ ăn được cá gì? Cá diêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ, loại cá thịt trắng có vị thơm ngon, lành tính, có thể chế biến thành các món ngon bổ khoái khẩu nhiều người. Cá diêu hồng giàu protein, vitamin A, B, D và chất khoáng như: phospho và iod tốt cho mẹ đang cho con bú.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ có thể quan tâm:

Sau sinh mổ bao lâu được ăn hải sản để không ảnh hưởng tới vết mổ?

Cách ăn cá an toàn cho mẹ bỉm

  • Không ăn cá biển khi chúng còn sống, chỉ ăn khi đã được nấu chín kỹ. Bởi khi còn sống chúng chứa khá nhiều ký sinh trùng chưa được loại bỏ. Do đó nó có thể gây hại cho mẹ và bé. Nên nấu chín cá, có thể nấu thành nhiều món khác nhau để đổi vị như kho, chiên, nấu canh…
  • Các mẹ có tiền sử dị ứng với loại cá nào thì cần tránh ăn cá đó. Kể cả những loại cá có chứa thủy ngân như cá ngừ, cá thu, cá kiếm…
  • Những cá đã ươn, ôi không nên ăn. Vì chúng có chứa chất Histamine có thể gây ngộ độc, tệ hơn là tử vong.
  • Khi ăn các loại cá biển không cần phải bỏ nhiều muối. Vì trong cá biển đã chứa khá nhiều i-ốt.

Ngoài vấn đề sau sinh mổ bao lâu thì được ăn cá các mẹ cũng nên chú ý xây dựng thực đơn hợp lý. Mẹ nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng như thịt bò, rau xanh, trái cây…

Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Thị Phương – Bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết “Ngoài các loại cá, nếu mẹ sinh mổ muốn đưa vào thực đơn các món hải sản thì tốt nhất mẹ chỉ nên ăn sau 3 tháng, khi vết thương đã lành hẳn và chỉ chọn những loại hải sản tốt cho cơ thể. Như tôm với nhiều canxi và protein, cua biển chứa chất sắt, kali giúp cơ thể mong hồi phục. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có thành viên dị ứng hải sản thì mẹ nên cẩn trọng vì khả năng cao trẻ cũng sẽ bị dị ứng với hải sản”.

Sau sinh bao lâu được ăn cá biển

Mẹ có thể chế biến cá thành nhiều món khác nhau (Ảnh: istockphoto)

Sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của mẹ!

Gợi ý thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ

Thực đơn số 1 cho mẹ sau sinh mổ

  • Thịt thăn ram nghệ tôm
  • Thịt viên nấu đu đủ xanh
  • Củ cải trắng luộc
  • Cơm trắng
  • Tráng miệng: chuối và sữa chua

Thực đơn số 2

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

  • Thịt bò xào đậu que
  • Canh rau ngót nấu thịt băm
  • Trứng gà luộc
  • Cơm trắng

Thực đơn cho bà đẻ mổ 3

  • Súp lơ xanh luộc
  • Ruốc thăn
  • Canh bầu nấu thịt viên
  • Cơm trắng

Thực đơn số 4

  • Gà rang gừng
  • Giò heo hầm khoai tây
  • Tôm đồng rang
  • Cơm trắng
  • Tráng miệng: dứa ngọt

Hy vọng với bài viết trên đây mẹ đã yên tâm hơn phần nào. Mẹ không cần lo lăng mỗi khi ăn cá sau sinh mổ nếu đã nắm được kiến thức trên. Chúc mẹ xây dựng được thực đơn hợp lí để có đủ dinh dưỡng nuôi bé. Chúc mẹ nhanh lớn và khỏe mạnh nhé!

Nguồn tham khảo: Chế độ ăn sau sinh mổ: Đừng quá kiêng khem – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin với các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo