Sơ đồ bộ máy nhà nước thế kỉ 10

Câu hỏi: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn?

Trả lời:

Cùng THPT Ninh Châu tìm hiểu thêm về bộ náy nhà nước thời Nguyễn nhé!

Bạn đang xem: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn? | Lịch sử 10

1. Khái lược về tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn [1802-1884]

– Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh thiết lập vương triều Nguyễn [1802-1945]. Về thể chế chính trị, chế độ quân chủ tập quyền của triều Nguyễn gắn với 4 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Năm 1884, nhà Nguyễn chấm dứt thời kỳ độc lập, tự chủ, trở thành tay sai cho chính quyền thực dân. Giai đoạn 1802-1884 là thời kỳ độc lập, tự chủ của vương triều Nguyễn. Kế thừa những di sản từ mô hình thể chế chính trị và tổ chức bộ máy chính quyền trước đó, nhà Nguyễn thiết lập được thiết chế quân chủ với tính tập quyền cao nhất trong lịch sử chính trị Việt Nam.

– Bộ máy chính quyền ngày càng hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.

+ Năm 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa phương quy củ chặt chẽ. Tổ chức các đơn vị hành chính: cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.

+ Dưới thời Gia Long [1802-1819], tổ chức bộ máy nhà nước được chấn chỉnh dần nhằm xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế. Bộ máy chính quyền trung ương [triều đình] do vua đứng đầu, nắm toàn quyền quyết định mọi công việc lớn của đất nước. Dưới vua có 6 bộ [Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công]. Đứng đầu mỗi bộ là thượng thư , giúp việc cho thượng thư có các quan chức tả hữu tham tri, tả hữu thị lang . Mỗi bộ theo phạm vi công việc mà chia thành các ty chuyên trách.

+ Đến thời Minh Mạng, năm 1831 – 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn, Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ. bộ máy hành chính trung ương nhà Nguyễn được cải tổ mạnh mẽ. Các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương được sắp xếp và cải tiến song song với việc định lại các giai chế phẩm trật. Thời kỳ này, vua nắm mọi quyền hành trong tay, dưới vua là viện Cơ mật tư vấn vua về các vấn đề quốc sự, Lục bộ tức sáu cơ quan Hành pháp điều hành việc hành chính trên toàn quốc, cùng Đô sát viện là cơ quan Tư pháp giám sát hoạt động của Lục bộ từ địa phương đến trung ương, Nội các giúp vua coi giữ giấy tờ, ấn tín, và những cơ quan chuyên môn khác như Lục tự, Tôn nhân phủ, Khâm thiên giám, Quốc sử quán, Vũ khố, v.v. Thời Minh Mạng, tổ chức hành chính trung ương đã được cải tiến khá hoàn chỉnh như sau: 

  + Ở trung ương, các cơ quan trực thuộc Hoàng đế gồm có: Tam Nội viện [sau đổi thành Văn thư phòng và Nội các] đảm nhiệm chức năng văn phòng; Viện cơ mật dự bàn những việc cơ mưu trọng yếu cùng nhà vua; Lục Bộ [Binh, Hình, Lễ, Lại, Công, Hộ] được nhà vua giao quản lý các lĩnh vực quan trọng nhất của nhà nước về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó còn có các cơ quan chuyên môn [tự, giám, quán, phủ, tào…]; các cơ quan tư pháp và giám sát [Đại lý tự, Đô sát viện…]

   + Về cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương từ thời Minh Mạng có nhiều thay đổi, nhằm củng cố chế độ quân chủ chuyên chế và quốc gia thống nhất. Các đơn vị hành chính cấp thành, trấn bị bãi bỏ, thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính cấp trung gian trong cả nước là liên tỉnh và tỉnh, bãi bỏ cả tên gọi doanh ở miền Trung.

2. Chính sách đối nội – đối ngoại 

a. Đối nội

– Quan lại được tuyển chọn bằng khoa cử.

– Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ [luật Gia Long] với gần 400 điều. Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

– Xây dựng quân đội mạnh với 4 binh chủng, trang bị vũ khí đầy đủ… Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

– Thần phục nhà Thanh, bắt Lào và Chân Lạp thần phục, “đóng cửa” với phương Tây.

– Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc [Thừa Thiên].

=>Đó là chính sách chuyên chế, bảo thủ, sai lầm, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội đất nước và xu thế thời đại.

b. Đối ngoại

+  Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước

+ Nhà Nguyễn dần thu hẹp các hoạt động của thương nhân phương Tây mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định. – Về sau, Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng”, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10

Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước thế kỉ X đến thế kỉ XV


  • Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X

          - Năm 938, Ngô Quyền xưng vương, xây dựng chính quyền mới.
          - Năm 944, Ngô Quyền mất. Anh [em] vợ là Dương Tam Kha tự lập ngôi.
          - Các nơi không chịu khuất phục, nhiều thủ lĩnh tức lên cát cứ một vùng, đem quân đánh chiếm lẫn nhau.
          - Năm 950, con trai thứ của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, giành lại ngôi.
          - Năm 965, Ngô Xương Văn bị phục binh bắn chết ở Thái Bình. Con trai Ngô Xương Xí nối nghiệp, nhà Ngô ngày càng suy yếu, sau lui về đóng giữ đất Bình Kiều.
          - Năm 966, hình thành đủ 12 sứ quân, sử gọi là “Loạn 12 sứ quân”.
          - Từ năm 951, Đinh Bộ Lĩnh đã bắt đầu tập hợp dân chúng, chiêu mộ binh lính, thành lập đội quân chống nhà Ngô và các sứ quân khác.
          - Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thành công dẹp hết đám loạn quân, lên ngôi hoàng đế hiệu Đinh Tiên Hoàng.

         => Nhà Đinh đã xây dựng nên nhà nước quân chủ sơ khai.

  • Phát triển và hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV
                        + Tổ chức bộ máy nhà nước

          - Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long.

          - Năm 1054, Lý Thánh Tông Dời đổi tên nước thành Đại Việt

          - Từ thế kỉ XI đến XV, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, chính quyền trung ương được tổ chức ngày một chặt chẽ:  vua đứng đầu, nắm giữ mọi quyền hành, giúp việc cho vua có các tể tướng, đại thần và các cơ quan: sảnh, viện, đài.

          - Đất nước được chia thành các trấn, lộ, phủ, châu, huyện để cai trị.

          - Đơn vị hành chính cơ sở là xã.

          - Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi lập ra nhà Lê. Khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Tổ chức nhà nước theo quy mô thời Trần, Hồ.

          - Từ nửa sau thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính, chia đất nước thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ty trông coi các mặt dân sự, quân sự và an ninh.

          - Tuyển chọn quan lại thông qua thi cử.

    

     
 

                   Bộ máy nhà nước triều Lý                                                Bộ máy nhà nước triều Trần                                                         Bộ máy nhà nước triều Lê Sơ

                         + Luật pháp và quân đội

          - Nhà Lý ban hành bộ Hình thư.

          - Nhà Trần ban hành bộ Hình thư.

          - Nhà Lê ban hành một bộ luật đầy đủ với hơn 700 điều mang tên Quốc triều hình luật [Luật Hồng Đức], quy định tội danh và hình phạt để bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị và một số quyền lợi của nhân dân và đất nước.

          - Quân đội được tổ chức quy củ gồm hai bộ phận: cấm binh và ngoại binh [lộ binh], được tuyển chọn theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

          - Vào thời Trần, nhà nước cho phép vương hầu được mộ quân đánh giặc khi có chiến tranh.

                         + Hoạt động đối ngoại và đối nội

          - Nhà nước quan tâm nhân dân và nhân dân có nghĩa vụ đi lính, lao dịch, nộp thuế, chăm lo bảo vệ đê điều.

          - Đoàn kết với các dân tộc ít người.

          - Triều cống phương Bắc nhưng luôn giữ tư thế của một quốc gia độc lập.

          - Quan hệ thân thiện với Lan Xang, Champa, Chân Lạp.

Page 2


Video liên quan

Chủ Đề