Sơ đồ cấu trúc chung của một máy tính bao gồm

Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào?

Đề bài

Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào?

Lời giải chi tiết

Cấu trúc chung của máy tính gồm các khối chức năng: bộ xử lí trung tâm; thiết bị vào và thiết bị ra [thường được gọi chung là thiết bị vào/ra]. Ngoài ra, để lưu trữ thông tin, máy tính điện tử còn có thêm một khối chức năng quan trọng nữa là bộ nhớ.

*  Bộ xử lí trung tâm [CPU]

Bộ xử lí trung tâm có thể được coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

*  Bộ nhớ

Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.

Người ta chia bộ nhớ thành hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc.

Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi.

Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa CD/DVD, thiết bị nhớ flash [thường được gọi là USB],... Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện.

Một tham số quan trọng của thiết bị lưu trữ là dung lượng nhớ [khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều hay ít].

Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte [đọc là bai] [1 byte gồm 8 bit]. Các thiết bị nhớ hiện nay có thể có dung lượng nhớ lên tới nhiều tỉ byte. Do vậy, người ta còn dùng các bội số của byte để đo dung lượng nhớ như Ki-lô-bai [kí hiệu là KB], Mê-ga-bai [kí hiệu là MB], Gi-ga-bai [kí hiệu là GB], ...

* Thiết bị vào/ra [Input/Output -I/O]

Thiết bị vào/ra còn có tên gọi là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người dùng. Các thiết bị vào/ra được chia thành hai loại chính: thiết bị nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét,... và thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ,...

Loigiaihay.com

Bộ phận chính của máy tính là [Tin học - Lớp 7]

3 trả lời

Câu lệnh ghép được thực hiện bao nhiêu lần [Tin học - Lớp 8]

1 trả lời

Nút lệnh [merge and center] dùng để làm gì [Tin học - Lớp 7]

2 trả lời

Nút lệnh [sort ascending] dùng để làm gì [Tin học - Lớp 7]

1 trả lời

Trình bày các bước điều chỉnh ngắt trang [Tin học - Lớp 7]

2 trả lời

Trong& trang Web www được viết tắt bởi từ nào [Tin học - Lớp 3]

2 trả lời

Câu hỏi: Cấu trúc chung của máy tính gồm có những khối chức năng nào?

Trả lời:

Cấu trúc chung của máy tính gồm các khối chức năng: bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào và thiết bị ra [thường được gọi chung là thiết bị vào/ra]. Ngoài ra, để lưu trữ thông tin, máy tính điện tử còn có thêm một khối chức năng quan trọng nữa là bộ nhớ.

Bộ xử lí trung tâm [CPU]

Bộ xử lí trung tâm có thể được coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

Bộ nhớ

Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu, được chia thành 2 loại là bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc. Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi.

– Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa CD/DVD, thiết bị nhớ flash [thường được gọi là USB],… Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện.

Thiết bị vào/ra

Thiết bị vào/ra còn có tên gọi là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người dùng. Các thiết bị vào/ra được chia thành hai loại chính: thiết bị nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét,… và thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ,…


Cấu trúc chung của máy tính gồm các khối chức năng: bộ xử lí trung tâm; thiết bị vào và thiết bị ra [thường được gọi chung là thiết bị vào/ra]. Ngoài ra, để lưu trữ thông tin, máy tính điện tử còn có thêm một khối chức năng quan trọng nữa là bộ nhớ.

Bạn đang xem: Cấu trúc chung của máy tính

Câu hỏi: Sơ đồ cấu trúc máy tính

Trả lời:

Các bộ phận chính trong sơ đồ cấu trúc máy tính gồm: CPU, bộ nhớ trong/ngoài, thiết bị vào/ra. Trong đó CPU là thành phần quan trọng nhất trong máy tính, nó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về hệ thống cấu trúc máy tính nhé!

1. Khái niệm về hệ thống tin học

- Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin.

- Hệ thống tin học gồm 3 phần:

+ Phần cứng [Hardware]

+ Phần mềm [Software]

+ Sự quản lí và điều khiển của con người. Đây là yếu tố quan trọng nhất.

2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính

- Máy tính là thiết bị dùng để tự động hóa quá trình thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin.

- Máy tính gồm các bộ phận chính sau:

+ Bộ xử lý trung tâm [CPU –Central Procesing Unit].

+ Bộ nhớ trong [Main Memory].

+ Bộ nhớ ngoài [Sencondary Memory].

+ Thiết bị vào [Input Device]

+ Thiết bị ra [Output Device]

Sơ đồ cấu trúc máy tính:

a. Bộ xử lý trung tâm [CPU]

- CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.

- CPU gồm hai bộ phận chính:

Bộ điều khiển [CU – control Unit]: điều khiển các bộ phận thực hiện chương trình.

Bộ số học/lôgic [ALU – Arithmetic/Logic Unit]: thực hiện các phép toán số học và lôgic.

- Ngoài ra còn có thanh ghi [Register] và bộ nhớ truy cập nhanh [Cache]. Tốc độ truy cập đến Cache khá nhanh, chỉ sau tốc độ truy cập thanh ghi.

b. Bộ nhớ trong [Main memory]

- Bộ nhớ trong còn có tên là bộ nhớ chính.

- Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý.

- Bộ nhớ trong gồm 2 thành phần:

ROM [read only memory]: chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn.

Chương trình trong ROM ktra các thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu với các chương trình.

Dữ liệu trong ROM không xóa được và cũng không bị mất đi.

RAM [random access memory]: là phần bộ nhớ có thể đọc và ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Khi tắt máy dữ kiệu trong RAM sẽ bị mất đi.

- Các địa chỉ trong máy được ghi trong hệ Hexa, mỗi ô nhớ có dung lượng 1 byte.

c. Bộ nhớ ngoài [Secondary Memory]

- Dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.

- Bộ nhớ ngoài thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.

d. Thiết bị vào [Input device]

- Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính.

- Có nhiều loại thiết bị vào như:

Bàn phím [keyboard]

Chuột [mouse]

Máy quét [scanner]

Micro

Webcam [là một camera kĩ thuật số]

e. Thiết bị ra [Output device]

- Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính.

- Có nhiều loại thiết bị ra như:

Màn hình [monitor]

Máy in [printer]

Máy chiếu [projector]

Loa và tai nghe [speaker and headphone]

Modem [thiết bị vào/ra]: Là thiết bị dùng để truyền thông giữa các hệ thống máy tính thông qua đường truyền.

3. Hoạt động của máy tính

* Nguyên lý điều khiển bằng chương trình:

- Máy tính hoạt động theo chương trình.

- Tại mỗi thời điểm máy chỉ thực hiện 1 lệnh, nó thực hiện rất nhanh.

* Nguyên lý lưu trữ chương trình:

Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lý như những dữ liệu khác.

* Nguyên lý truy cập theo địa chỉ:

Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.

* Nguyên lý Phôn Nôi-man:

Mã hóa nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lý chung gọi là nguyên lý Phôn Nôi-man.

Video liên quan

Chủ Đề