Sở đó khái quát phẩm chất nhân cách của người giáo viên

tìm hiểu những phẩm chất và năng lực sư phạm cần có của người giáo viên. Trên cơ sở đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết đối với bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (204.64 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Người thầy giáo có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nước
nhà. Thầy giáo là chiếc cầu nối liền giữa nền văn hóa dân tộc và nhân loại với sự tái
sản xuất nền văn hóa ấy trong chính đứa trẻ. Hoạt động của người giáo viên gồm có
hoạt động dạy, hoạt động giáo dục, hoạt động tự hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ và
hoạt động xã hội. Hoạt động chính của thầy giáo là tổ chức và điều khiển trẻ lĩnh hội,
thông trải những kinh nghiệm, những tinh hoa mà loại người tích lũy được và biến
chúng trở thành những nét nhân cách của chính mình. Không ai trong xã hội, ngay cả
cha mẹ là bậc vĩ nhân đi nữa cũng không thể thay thế được chức năng của người thầy
giáo. Nói như K.D. Usinxki: Thầy cô giáo những con người đang Dùng nhân cách để
giáo dục nhân cách.
Bản thân sinh viên ngồi trên ghế giảng đường phạm  những thầy cô giáo tương
lai bên cạnh phát huy ý nghĩa của hoạt động học tập chuyên môn nghiệp vụ, tu dưỡng
đạo đức, rèn luyện tác phong với chính bản thân mình chính là phát triển toàn diện
nhân cách, năng lực và tư duy sáng tạo. Sự hình thành và phát triển nhân cách là cả
một quá trình tu dưỡng văn hóa và rèn luyện tay nghề trong thực tiễn sư phạm. Nó là
cấu tạo tâm lý phức tạp và phong phú. Nhân cách hoàn thiện và có sức sáng tạo sẽ tạo
uy tín chân chính của người thầy giáo.
Mặt khác, hiệu quả của giáo dục và dạy học phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của
người thầy giáo. Học sinh có tin, nghe và làm theo thầy hay không cũng do uy tín của
thầy mà có. Thầy giáo có xứng đáng là đại diện cho nền văn minh nhân loại, cho nền
giáo dục tiến bộ, cho điều hay lẽ phải hay không cũng xuất phát lừ uy tín của người
thầy giáo.Uy tín ấy không phải tự nhiên mà có, nó gắn chặt chẽ với nhân cách người
thầy hay chính là bộ mặt chính trị - đạo đức của người thầy giáo, là công cụ chủ yếu để
tạo ra sản phẩm giáo dục. Vì vậy, uy tín là một yếu tố vô cùng quan trọng của công tác
sư phạm, theo đó sự cần thiết trau dồi nhân cách đối với mỗi người giáo viên là tất
yếu.
Tại sao lại nói sự cần thiết trau dồi nhân cách đối với mỗi người giáo viên là tất
yếu? Những phẩm chất và năng lực sư phạm cần có của người giáo viên cụ thể đó là


gì? Việc rèn luyện phẩm chất và năng lực sư phạm với mỗi sinh viên sư phạm, trong
đó có cả bản thân tôi  những người thầy người cô tương lai và cả những người giáo
viên đang tiến hành các hoạt động sư phạm diễn ra như như thế nào, cần có phương
hướng rèn luyện ra sao? Tất cả những lý do và đáp án của những câu hỏi mấu chốt đó
lần lượt sẽ xuất hiện trong nội dung của chủ đề tiểu luận: Anh (chị) hãy tìm hiểu
những phẩm chất và năng lực sư phạm cần có của người giáo viên. Trên cơ sở đó
rút ra những kết luận sư phạm cần thiết đối với bản thân.

1


B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề chung về giáo viên
1. Khái niệm giáo viên
Theo điều 70, Luật giáo dục 2005 quy định về Nhà giáo:
1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo
dục khác.
2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Lý lịch bản thân rõ ràng.
3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề
nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.
Theo đó, về cơ bản giáo viên được hiểu là những người có phẩm chất đạo đức
tốt, năng lực sư phạm được đào tạo bài bản chuyên môn nghiệp vụ gắn với một lĩnh
vực tri thức, khoa học, kĩ thuật nào đó. Cụ thể hơn, giáo viên là người giảng dạy, giáo
dục cho người học, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển
các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là
người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh gia chất lượng từng học trò.

Giáo viên nam thường được gọi là thầy giáo, còn giáo viên nữ thường được gọi là cô
giáo.
2. Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên
Hiểu được đặc trưng của lao động nghề nghiệp, một mặt chúng ta hiểu rõ yêu cầu
khách quan của xã hội đối với nghề mà ta đang làm, mặt khác chúng ta cũng tự ý thức
về yêu cầu đối với phẩm chất và năng lực (nói chung là nhân cách) khi thực hiện nghề
nghiệp đó. Để tìm thấy đặc trưng của một loại hoạt động nghề nghiệp nào, ta có thể
dựa vào các mặt, như đối tượng của hoạt động, công cụ của hoạt động, tính chất của
hoạt động... Dựa trên cơ sở đó, ta có thể nêu lên đặc điểm lao động cơ bản của người
thầy giáo như sau:
2.1. Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người
- Nghề quan hệ với con người đòi hỏi những nét tính cách: sự tôn trọng, lòng tin,
tình thương, đối xử công bằng, thái độ ân cần, lịch sự, tế nhị
- Đối tượng của nghề dạy học là con người đang trong thời kỳ chuẩn bị, phát triển
xã hội tương lai phụ thuộc vào nội dung và chất lượng của thời kỳ chuẩn bị này. Nội
dung của thời kỳ chuẩn bị là: hình thành những phẩm chất và năng lực của con người
mới đáp ứng yêu cầu của xã hội đang phát triển.
- Hoạt động chính của thầy giáo là tổ chức và điều khiển trẻ lĩnh hội, thông trải
những kinh nghiệm, những tinh hoa mà loại người tích lũy được và biến chúng trở
thành những nét nhân cách của chính mình. Không ai trong xã hội, ngay cả cha mẹ là
bậc vĩ nhân đi nữa cũng không thể thay thế được chức năng của người thầy giáo.
2


2.2. Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình
Nghề nào cũng bằng công cụ để gia công vào vật liệu tạo ra sản phẩm. Công cụ
càng tốt, càng hiện đại thì kết quả gia công càng cao. Công cụ đó có thể ở trong hay
ngoài người lao động.
- Trong dạy học và giáo dục, thầy giáo dùng nhân cách của chính mình để tác
động vào học sinh. Đó là phẩm chất chính trị, là sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo thế hệ

trẻ, là lòng yêu nghề mến trẻ, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về nghề nghiệp, là
lối sống, cách sử sự và kỹ thuật giao tiếp của người thầy giáo... Đó là lý do mà
K.D.Usinxki đã khẳng định: Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách ( K.D. Usinxki).
- Nghề dạy học là nghề lao động nghiêm túc, không được phép tạo ra thứ phẩm,
chứ nói gì là phế phẩm như ở một số nghề khác. Có người đã từng nói: làm hỏng một
đồ vàng ta có thể nấu lại, một nên ngọc quý ta có thể bỏ đi, làm hỏng một con người là
một tội lớn, một lỗi lầm không thể chuộc lại được. Vàng, ngọc, kim cương đều quý
nhưng không thể so sánh chúng với tâm hồn, nhân cách một con người, một trẻ thơ.
2.3. Nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội
Để tồn tại và phát triển, xã hội loài người phải sản xuất và tái sản xuất của cải vật
chất và của cải tinh thần. Để tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần cần đến sức lao
động. Sức lao động chính là toàn bộ sức mạnh vật chất hay tinh thần ở trong con
người, trong nhân cách sinh động của cá nhân cần phải có để sản xuất ra sản phẩm vật
chất hay tinh thần có ích cho xã hội. Cho nên chức năng của giáo dục chính là bồi
dưỡng và phát huy sức mạnh đó ở trong con người và thầy giáo là lực lượng chủ yếu
tạo ra sức lao động xã hội đó.
Những sức mạnh tinh thần đó là truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường; là
tình thương đồng bào, đồng loại; là đức tính cần cù, sáng tạo, là tri thức và năng lực để
làm chủ thiên nhiên, xã hội và bản thân; là lòng yêu lao động, lao động có tổ chức, có
kỹ thuật và năng suất cao. Giáo dục tạo ra sức mạnh đó không phải ở dạng giản đơn,
cũng không phải một vốn bốn lãi, mà có lúc tạo ra những hiệu quả không lường. Có
lẽ đây là lý do mà người ta cho rằng đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất, sáng
suốt nhất; đặc biệt trong xã hội hiện đại, khi mà con người lao động chủ yếu bằng sức
mạnh tinh thần, sức mạnh trí tuệ.
2.4. Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao
Ai có ở trong nghề thầy giáo, ai có làm việc đầy đủ tinh thần trách nhiệm, với
lương tâm nghề nghiệp cao thượng thì mới cảm thấy lao động sư phạm là một loại lao
động không đóng khung trong giờ giảng, trong khuôn khổ nhà trường. Dạy học sinh
biết giải một bài toán, đặt một câu đúng ngữ pháp, làm một thí nghiệm... không phải
khó nhưng dạy sao cho nó biết con đường đi đến chân lý, nắm được phương pháp,

phát triển trí tuệ... mới là công việc đích thực của một ông giáo. Dieterweg, một nhà sư
phạm học Đức, đã nhấn mạnh: Người thầy giáo tồi là người mang chân lý đến sẵn,
người thầy giáo giỏi là người biết dạy học sinh đi tìm chân lý. Thực hiện được công
việc dạy học theo tinh thần đó, rõ ràng đòi hỏi người thầy giáo phải dựa trên những
nền tảng khoa học giáo dục và có kỹ năng sử dụng chúng trong từng tình huống sư
phạm cụ thể, thích ứng với từng cá nhân hành động.
2.5. Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp
Đặc điểm của lao động tri óc: có hai đặc điểm nổi bật:
+ Phải có thời kỳ khởi động (tư duy, chuẩn bị), thời kỳ để cho lao động đi vào nền
nếp, tạo ra hiệu quả. Người công nhân đứng máy sau một phút, có khi xong một giây
đã có thể cho ra sản phẩm. Khác với người công nhân, người lao động trí óc trăn trở
đêm ngày, có khi trăn trở hằng tháng cũng không chắc cho ra sản phẩm gì. Lao động
3


của nhà giáo cũng có tính chất như vậy, nhất là khi phải giải quyết một tình huống sư
phạm phức tạp và quyết định.
+ Có quán tính của trí tuệ. Công việc của người thày không đóng khung trong
không gian lớp học, thời gian hành chính xác định, mà thể hiện ở khối lượng, chất
lượng và tính sáng tạo của công việc.
II. Sự cần thiết trau dồi nhân cách đối với ngươi thầy giáo
1. Sản phẩm lao động của thầy giáo là nhân cách học sinh do những yêu cầu
khách quan của xã hội quy định
Sản phẩm lao động của người thầy giáo là kết quả tổng hợp của cả thầy và trò nhằm
biến những tinh hoa của nền văn minh xã hội thành tài sản riêng (sự phát triển tâm lý,
nhân cách) của trò.
Những phẩm chất tâm lý tương ứng trong nhân cách người thầy (theo quy định một
cách khách quan của xã hội) sẽ tạo nên chất lượng cao của sản phẩm giáo dục.
Trau dồi nhân cách đối với người thầy giáo là yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp đào
tạo.

2. Thầy giáo, người quyết định trực tiếp chất lượng đào tạo
Trình độ tư tưởng, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sự phát triển tư duy độc
lập, sáng tạo của học sinh không chỉ phụ thuộc vào chương trình và sách giáo khoa,
cũng không chỉ phụ thuộc vào nhân cách học sinh, mà còn phụ thuộc vào người thầy
giáo, vào phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và khả năng tay nghề của người
thầy. Chất lượng giáo dục phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ người thầy giáo và nhân
cách của người thầy.
Trong trường học, người trực tiếp thực hiện quan điểm giáo dục của Đảng, người
quyết định phương hướng của việc giảng dạy, lực lượng cốt cán trong sự nghiệp
giáo dục, văn hóa là người thầy giáo, trình độ tư tưởng, phẩm chất đạo đức, trình độ
học vấn và sự phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh không chỉ phụ thuộc vào
chương trình và sách giáo khoa, cũng không chỉ phụ thuộc vào nhân cách học sinh, mà
còn phụ thuộc vào người thầy giáo, vào phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và
khả năng tay nghề của nhân vật chủ đạo trong nhà trường. Vì vậy chất lượng giáo
dục phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ người thầy giáo và nhân cách của ông ta. Trên đà
phát triển của giáo dục dù có sự xuất hiện của các phương tiện kỹ thuật dạy học tinh
xảo, hiện đại đến đâu chăng nữa (như máy dạy học), cũng hoàn toàn không thể thay
thế được hai trò người thầy giáo.
3. Thầy giáo là cái dấu nối giữa nền văn hóa nhân loại và dân tộc với việc tái
tạo nền văn hóa đó
Nền văn hóa của nhân loại chỉ được bảo tồn và phát triển thông qua sự lĩnh hội
nền văn hóa ở thế hệ trẻ. Sự lĩnh hội ở trẻ được thực hiện bằng cơ chế: thầy  tổ chức
và điều khiển hoạt động lĩnh hội ở trò, trò  hoạt động để chiếm lĩnh nền văn hóa đó.
Cả thầy và trò đều là chủ thể của hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy không có
mục đích tự thân, mà có mục đích tạo hoạt động tích cực của trò.Trò hoạt động theo sự
tổ chức và điều khiển của thầy để tái sản xuất nền văn hóa nhân loại và dân tộc, tạo ra
sự phát triển tâm lý của chính mình, tạo ra những năng lực mới mang tính người.
Thầy đã biến quá trình giáo dục của mình thành quá trình tự giáo dục của trò. Khi đó,
thầy là dầu nối giữa nền văn hóa xã hội và việc tái sản xuất nền văn hóa đó ở trẻ.
Thật là một sứ mạng vẻ vang, nhưng công việc không đơn giản, không mang tính chất

lặp lại. Công việc này phải dựa trên cơ sở nắm vững con đường mà loài người đã đi
qua trong khi phát hiện ra nền văn hóa đó, phải dựa trên cơ sở của những thành tựu
4


tâm lý học, giáo dục học hiện đại đồng thời lại phải am hiểu đầy đủ đặc điểm và trình
độ phát triển về mọi mặt của trẻ nhất là về mặt trí tuệ và đạo đức.
Tóm lại, sự cần thiết trau dồi nhân cách đối với một người thầy giáo là tất yếu.
Sự khẳng định ấy là một yêu cầu khách quan dựa trên đặc điểm cơ bản của nghề dạy
học, vai trò và chức năng của người thầy giáo. Đây là một quá trình lâu dài, phức tạp,
đòi hỏi một sự học tập và rèn luyện kiên trì và giàu sáng tạo về mọi mặt (chính trị,
chuyên môn nghiệp vụ) để từng bước hình thành lý tưởng nghề nghiệp cao cả và tài
năng sư phạm hoàn hảo.
III. Cấu trúc nhân cách người thầy giáo
Nói đến nhân cách là nói đến tổng thể những phẩm chất và năng lực tạo nên bản
sắc (nét đặc trưng) và giá trị tinh thần (giá trị làm người) của mỗi người. Như vậy trúc
nhân cách của mỗi người gồm: phẩm chất (đức) và năng lực (tài).
+ Phẩm chất là thái độ của con người đối vối hiện thực (tự nhiên, xã hội, người
khác, bản thân); là hệ thống những thuộc tính tâm lý biểu hiện các mối quan hệ xã hội
cụ thể của người đó; thường thể hiện qua hành động, hành vi, cách ứng xử
+ Năng lực là mặt hiệu quả của tác động (tác động vào con người, vào sự việc).
+ Phẩm chất và năng lực đều bao hàm ba yếu tố cơ bản: Nhận thức, tình cảm, ý
chí. Phẩm chất của nhân cách gồm: Ý thức, niềm tin đạo đức (nhận thức), tình cảm
đạo đức, ý chí đạo đức (biểu hiện tập trung ở rính cách). Năng lực cũng vậy bao gồm:
Năng lực trí tuệ (nhận thức), tình cảm trí tuệ và hành động trí tuệ (ý thức).
Cả phẩm chất và năng lực làm thành một hệ thống. Chúng quyện vào nhau, chi
phối lẫn nhau và lạo nên một cấu trúc (với ý nghĩa là một tổ hợp những yếu tố cũng
như mối quan hệ giữa các yêú tố đó tạo ra một thể thống nhất toàn vẹn).
Những nội dung cơ bản tạo thành nhân cách nói trên là chung cho mọi người ở
mọi loại hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong mỗi thành phần của nó, ở mỗi loại

hình hatk động nghề nghiệp khác nhau có nội dung tính chất và yêu cầu khác nhau.
Trong cấu trúc nhân cách của người thầy giáo có thể kể đến những thành phần cơ bản
sau đây:
+ Phẩm chất: Thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hẹ trẻ, lòng yêu trẻ,
lòng yêu nghề nghiệp, những phẩm chất đạo đức phù hợp với hoạt động của người
thầy.
+ Năng lực sư phạm: năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục,
tri thức, tầm hiểu biết, năng lực chế biến tài liệu học tập, năng lực dạy học, ngôn ngữ,
vạch dự án phát triển nhân cách học sinh, giao tiếp sư phạm, cảm hóa học sinh, tổ
chức hoạt động sư phạm
1. Phẩm chất của người thầy giáo
a.) Thế giới khoa học
- Thế giới quan khoa học là quan điểm của con người trước những quy luật về tự
nhiên, về xã hội. Nó vừa là hiểu biết, quan điểm, vừa là sự thể nghiệm, tình cảm sâu
sắc.
- Thế giới quan là yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, quyết định niềm
tin chính trị, toàn bộ hành vi, cũng như ảnh hưởng của thầy giáo đối với trẻ.
- Thế giới quan của thầy giáo là thế giới quan Mác  Lênin, bao hàm những quan
điểm duy vật biện chứng về các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy.
b.) Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ
Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người thầy giáo.
Lý tưởng là ngôi sao dẫn đường giúp cho thầy giáo luôn đi lại phía trước, thấy hết
5


được giá trị lao động của mình đối với thế hệ trẻ. Mặt khác lý tưởng của thầy giáo có
ảnh sâu sắc đến sự hình thành nhân cách học sinh.
Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ của người thầy giáo biểu hiện ra ngoài bằng niềm say
mê nghề nghiệp, lòng yêu trẻ, lương tâm nghề nghiệp, tận tụy hy sinh với công việc,
tác phong làm việc cần cù, trách nhiệm, lối sống giản dị và thân tìnhTạo nên sức

mạnh giúp người thầy vượt qua mọi khó khăn về tinh thần và vật chất, hoàn thành
nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ. Những điều đó cũng để lại dấu án đậm nét trong tâm trí
học sinh, có tác dụng hướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân
cách trẻ.
Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ không phải là cái gì có sẵn, cũng không phải là cái gì
có thể truyền từ người này sang người khác bằng cách áp đặt. Trái lại, sự hình thành
và phát triển là một quá trình hoạt động tích cực trong công tác giáo dục. Chính trong
quá trình đó, nhận thức về nghề càng được nâng cao, tình cảm nghề nghiệp ngày càng
tỏ rõ quyết tâm cao.
Kết luận sư phạm: Vì tác dụng to lớn của lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ trong nhân
cách người thây giáo, cho nên mọi việc làm trong trường sư phạm phải nhằm xây
dựng lý tưởng nghề nghiệp cho giáo sinh. Nếu trường sư phạm không giáo dục lý
tưởng nghề nghiệp cho giáo sinh thì cũng như A.X.Macarenco đánh giá là: Không
giáo dục gì hết.
c.) Lòng yêu trẻ
Lòng yêu người, trước hết là yêu trẻ là một trong những phẩm chất đạo đức cao
quý của con người, là một phẩm chất đặc trưng trong nhân cách người thầy giáo, vì
lòng thương người đó và đạo lý của cuộc sống. Lòng thương người, yêu trẻ càng sâu
sắc bao nhiêu thì càng làm được nhiều việc vĩ đại bấy nhiêu.
Lòng yêu trẻ của thầy giáo thể hiện:
- Cảm thấy vui sướng khi được tiếp xúc với trẻ, khi thâm nhập vào thế giới độc
đáo của trẻ.
- Thái độ quan tâm đầy thiện chí và ân cần đối với trẻ, cả với những em học
kém và vô kỷ luật.
- Tinh thần giúp đỡ trẻ bằng ý kiến hoặc hành động thực tế của mình một cách
chân thành và giản dị, không có thái độ phân biệt đối xử, dù có những em chưa ngoan
hoặc chậm hiểu.
Kết luận sư phạm: Lòng yêu trẻ của người thầy giáo là như vậy song không thể
pha trộn với những nét ủy mỵ, mềm yếu và thiếu đề ra yêu cầu cao (quá dễ dãi) và
nghiêm khằc đối với trẻ (quá khắt khe), mà ngược lại (đúng mức). Tóm lại, có thể nói

rằng bí quyết thành công của người thầy giáo suất sắc là bộ nguồn từ một thứ tình
cảm vô cùng sâu sắc  đó là tình yêu trẻ. Khẩu hiệu các trường học hiện nay ở nước
ta Tất cả vì học sinh thân yêu cũng là xuất phát từ tình cảm đó.
d.) Lòng yêu nghề (yêu lao động sư phạm)
Lòng yêu trẻ và yêu nghề gắn bó chặt chẽ với nhau, lồng vào nhau. Càng yêu
người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu, có yêu người mới có cơ sở để yêu nghề.
Không có lòng thương người, yêu trẻ thì khó mà tạo ra cho mình những động lực
mạnh mẽ để suốt đời phấn đấu vì lý tưởng cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp.
Người thầy giáo yêu nghề là người luôn nghĩ, cố gắng cống hiến cho sự nghiệp
đào tạo thế hệ trẻ của mình. Trong công tác giảng dạy và giáo dục, luôn làm việc với
tinh thần trách nhiệm cao, cải tiến nội dung và phương pháp, không tự thỏa mãn với
trình độ hiểu biết và tay nghề của mình. Họ thường có niềm vui khi được giao tiếp với

6


học sinh. Sự giao tiếp này sẽ làm phong phú cuộc đời người thầy giáo, càng làm cho
thầy giáo có nhiều cảm xúc tích cực và say mê.
Kết luận sư phạm: Chúng ta có thể khẳng định vai trò của phẩm chất này trong
cấu trúc nhân cách người thầy giáo bằng cách mượn câu nói của L.N.Tônxtôi: Để
đạt được thành tích trong công tác, người thầy giáo phải có một phẩm chất  đó là
tình yêu. Người thầy giáo có tình yêu trong công việc là đủ cho họ trở thành người
giáo viên tốt (L.N.Tônxtôi. Tác phẩm sư phạm. NXB Giáo dục Mátxcơva, 1953, tr
342).
e.) Một số phẩm chất đạo đức (nét tính cách) và phẩm chất ý chí của người thầy
giáo
Khác với các hoạt động khác, hoạt động của người thầy giáo nhằm làm thay đổi
con người (học sinh). Do vậy, mối quan hệ thầy trò là vấn đề quan trọng nhất. Nội
dung, tính chất và cách xử lý mối quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy
học, tạo sự cân bằng trong quan hệ thầy và trò, tác động trực tiếp tới học sinh.

Hơn nữa, người thầy giáo giáo dục học sinh không những bằng hành động trực
tiếp của mình mà còn bằng tấm gương của cá nhân mình, bằng thái độ và hành vi của
chính mình đối với hiện thực.
Để làm điều đó, thầy giáo, một mặt, phải biết lấy những quy luật khách quan làm
chuẩn mực cho mọi tác động sư phạm của mình, mặt khác, phải có những phẩm chất
đạo đức và phẩm chất ý chí cần thiết. Trong những phẩm chất đó, ta có thể nêu lên
những phẩm chỉ đạo đức và ý chí không thể thiếu. Đó là: tinh thần nghĩa vụ, tinh thần
mình vì mọi người, mọi người vì mình, thái độ nhân đạo, lòng tôn trọng, thái độ
công bằng, chính trực, tính tình ngay thẳng, giản dị và khiêm tốn, tính mục đích,
nguyên tắc, kiên nhẫn, tự kiềm chế, biết tự chiến thắng với những thói hư tật xấu, kỹ
năng điều khiển tình cảm, tâm trạng cho thích hợp với các tình huống sư phạm
Kết luận sư phạm: Những phẩm chất đạo đức là nhân tố để tạo ra sự cân bằng
theo quan điểm sư phạm trong các mối quan hệ cụ thể giữa thầy và trò. Những phẩm
chất ý chí là sức mạnh để làm cho những phẩm chất và năng lực của người thầy giáo
thành hiện thực và tác động sâu sắc tới học sinh.
2. Động lực của người thầy giáo (năng lực sư phạm)
Hoạt động của người thầy giáo biểu hiện ở tất cả các hình thức khác nhau của
công tác sư phạm nhưng tựu chung lại ở hai dạng đặc trưng: công tác dạy học và công
tác giáo dục. Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ là tương đối vì khi tiến hành công
tác dạy học thì cũng đã đạt mục đích giáo dục, ngược lại, muốn giáo dục thì cũng phải
dựa trên cơ sở dạy học. Vả lại dạy học hay giáo dục thực chất cũng là tạo ra những cơ
sở trọng yếu, cơ bản để xây cất nhân cách cho thế hệ trẻ.
Hiện nay việc xem xét cấu trúc của năng lực sư phạm cũng có nhiều cách khác
nhau. Chẳng hạn, có tác giả sắp xếp các năng lực sư phạm dựa vào các yếu tố chủ đạo,
hỗ trợ, điểm tựa và từ đó chia thành nhóm các năng lực sư phạm giữ các vai trò chủ
đạo, nhóm các năng lực sư phạm giữ vai trò hỗ trợ, nhóm các năng lực sư phạm giữ
vai trò điểm tựa.
Cách phân chia trên có mặt hợp lý và mặt chưa hợp lý. Cách phân chia này giúp
ta thấy mức độ ý nghĩa là hiệu quả khác nhau của năng lực trong hoạt động sư phạm.
Nhưng cách làm đó cũng bộc lộ một nhược điểm lớn là việc sắp xếp năng lực này hay

năng lực kia vào nhóm năng lực giữ vai trò chủ đạo hay hỗ trợ hoặc điểm tựa thiếu cơ
sở thuyết phục lớn. Ví dụ dựa vào cơ sở nào để xắp năng lực giao tiếp và nhóm năng
lực giữ vai trò điểm tựa?

7


Cũng có tác giả dựa vào chức năng đặc trưng của người thầy giáo là dạy học và
giáo dục để xác định cấu trúc của năng lực sư phạm. Để thực hiện có hiệu quả các
chức năng đặc trưng đó phải có một hệ thống các năng lực tương ứng, do đó tạo thành
các nhóm năng lực như: nhóm năng lực dạy học, nhóm năng lực giáo dục, nhóm năng
lực tổ chức các hoạt động sư phạm.
Tuy nhiên, cách chia này cũng có một nhược điểm khác là không hơn một năng
lực cụ thể nào đó là bộ phận cấu thành của nhóm năng lực này chứ không phải là của
nhóm năng lực kia. Chẳng hạn, năng lực hiểu học sinh chẳng những cần có trong
nhóm năng lực dạy học mà cả trong nhóm năng lực giáo dục cũng không thể thiếu sự
có mặt của nó. Dù sao, xét về mặt thực tiễn, cách phân chia này giúp chúng ta thấy
những năng lực cần thiết, cơ bản ứng với từng loại hoạt động đặc trưng của người giáo
viên. Từ đó, trong đào tạo ở các trường sư phạm cũng như trong tự rèn luyện của giáo
sinh, những hiểu biết trên sẽ là những định hướng bổ ích.
2.1. Nhóm năng lực dạy học
a.) Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
- Năng lực hiểu học sinh là kết quả của một quá trình lao động trách nhiệm,
tương yêu, sâu sát học sinh, nắm vững môn mình dạy, năng lực thâm nhập vào thế
giới bên trong của trẻ, sự hiểu biết tường tận về nhân cách của chúng, năng lực quan
sát tinh tế những biểu hiện tâm lý của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục,
khả năng phân tích, tổng hợp...
- Biểu hiện của năng lực hiểu học sinh:
+ Người thầy biết xác định khối lượng kiến thức đã có và mức độ phạm vi lĩnh
hội của học sinh và từ đó xác định mức độ và khối lượng kiến thức mới cần trình bày

trong công tác dạy học hay giáo dục.
+ Trong quá trình dạy học sinh, căn cứ vào một loạt dấu hiệu do quan sát tinh tế
có thể hiểu được quá trình lĩnh hội của học sinh; như: từ ngữ, ánh mắt, hành vi
+ Dự đoán được thuận lợi và khó khăn, xác định đúng đắn mức độ căng thẳng
cần thiết khi thực hiện các nhiệm vụ nhận thức.
Kết luận sư phạm: Năng lực hiểu học sinh là kết quả của một quá trình lao động
đầy trách nhiệm, thương yêu và sâu sát học sinh, nắm vững môn mình dạy, am hiểu
đầy đủ về tâm lý học trẻ em, tâm lý học sư phạm cùng với một số phẩm chất tâm lý cần
thiết như sự tinh ý, sư phạm (quan sát), óc tưởng tượng, khả năng phân tích và tổng
hợp.
b.) Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo
Đây là một năng lực cơ bản của năng lực sư phạm, một trong những năng lực trụ
cột của nghề dạy học. Vì sao vậy? Thầy giáo có nhiệm vụ phát triển nhân cách học
sinh nhờ phương tiện là tri thức, quan điểm, kỹ năngmà loài người khám phá ra,
nhất là tri thức khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy của mình. Thầy giáo phải nắm vững
nội dung, bản chất cũng như con đường mà loại người đã đi qua. Chỉ có trong điều
kiện ấy, thầy giáo mới có thể tổ chức cho học sinh tái tạo và lấy lại những cái cần cho
sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh, tạo ra những cơ sở trọng yếu để hình
thành phẩm chất và năng lực người mới.
Vì công việc của thầy giáo cũng là công việc của một nhà giáo dục, một dạng lao
động phong phú và đa dạng. Họ vừa dạy môn học, vừa bồi dưỡng cho thế hệ trẻ một
nhãn quan rộng, có những hứng thú và thiên hướng phù hợp. Do đó, cần ở thầy giáo
một tầm hiểu biết rộng, tâm hồn của thầy giáo phải được bói bổ rất nhiều tinh hoa của
dân tộc, của cuộc sống và của khoa học. Lúc đó, dù họ có cống hiến cho học sinh bao
nhiêu đi nữa thì vẫn luôn dư dật những thức ăn tinh khiết dành cho trẻ.
8


Do sự tiến bộ của kỹ thuật và sự phát triển nhanh của khoa học, xã hội ngày càng
yêu cầu cao đối với trình độ văn hóa chung của thế hệ trẻ, mặt khác cũng làm cho

hứng thú và nguyện vọng của trẻ ngày càng phát triển (thích tìm hiểu, tò mò...) còn
một lý do nữa có thể đề cập tới là tri thức và tầm hiểu biết còn có tác dụng mạnh mẽ
tạo ra uy tín người thầy giáo.
Người thầy giáo có tri thức và tầm hiểu biết biểu hiện ở chỗ:
+ Nắm vũng và hiểu biết rộng môn mình phụ trách.
+ Thường xuyên theo dõi những xu hướng, những phát minh khoa học thuộc môn
mình phụ trách, biết tiến hành nghiên cứu khoa học và có hứng thú nghiên cứu khoa
học.
+ Năng lực tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc, hoàn thiện tri thức của mình, thấm hút
những tinh hoa của khoa học, của nền văn hóa nhân loại.
Kết luận sư phạm: Để có năng lực này (tri thức và tầm hiểu biết), không có gì
hơn đòi hỏi ở người thầy giáo phải có hai yếu tố cơ bản trong chính mình. Thứ nhất là
nhu cầu về sự mở rộng tri thức và tầm hiểu biết (nó là nguồn gốc của tính tích cực và
động lực của việc tự học), thứ hai là những kỹ năng để làm thỏa mãn nhu cầu đó
(phương pháp tự học). Một vĩ nhân nếu không thường xuyên tự bồi dưỡng thì cũng
dần dần mất hết nhu cầu trí tuệ và hứng thú tinh thần và lúc đó còn gì là vĩ nhân,
huống gì là thầy giáo.
d.) Năng lực chế biến tài liệu học tập
Đó là năng lực gia công về măt sư phạm của thầy đối với tài liệu học tập nhằm
làm cho nó phù hợp tối đa với đực điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân học sinh, trình độ,
kinh nghiệm của học sinh và đảm bảo logic sư phạm.
Muốn làm được điều đó trước hết đòi hỏi người thầy giáo phải biết đánh giá đúng
đắn tài liệu, tức là: xác lập được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình
với trình độ nhận thức của học sinh; sau đó phải biết chế biến, gia công tài liệu nhằm
làm cho nó vừa đảm bảo logic của sự phát triển khoa học, vừa phù hợp với logic sư
phạm, thích hợp với trình độ nhận thức của trẻ.
Hai là, người thầy giáo phải có óc sáng tạo. Truyền đạt kiến thức cho người khác
hiểu được không phải là vấn đề đơn giản. Không phải là mọi cái mình hiểu thì sẽ nói
ra cho người khác cũng hiểu đúng và đầy đủ như mình. Do đó, việc xây dựng lại cấu
trúc tài liệu cho phù hợp với đặc điểm đối tượng là một quá trình lao động sáng tạo.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa làm cho tài liệu trở nên đơn giản, thô thiển; hạ thấp
trình độ học sinh. Óc sáng tạo khi chế biến tài liệu của người thầy giáo thể hiện ở chỗ:
+ Trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình, cung cấp cho học sinh
những kiến thức tinh lọc và chính xác, liên hệ được nhiều mặt giữa kiến thức cũ và
kiến thức mới, kiến thức bộ môn với các môn khác, liên hệ vận dụng và thực tiễn cuộc
sống.
+ Tìm ra những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng lôi cuốn và
giàu cảm xúc tích cực.
+ Nhạy cảm với cái mới và giàu cảm hứng sáng tạo cũng là yếu tố góp phần thúc
đẩy năng lực chế biến tài liệu ở người thầy giáo.
e.) Nắm vững kỹ thuật dạy học
Nắm vững kỹ thuật dạy học là nắm vững kỹ thuật tổ chức và điều khiển hoạt
động nhận thức của trò qua bài giảng, đạt đến mức năng lực.
Nắm vững kỹ thuật dạy học được biểu hiện ở chỗ:
+ Nắm vững kỹ thuật dạy mới, tạo cho học sinh ở vị trí người phát minh trong
quá trình dạy học.
9


+ Truyền đạt tài liệu rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó trở nên vừa sức với học sinh.
+ Gây hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ tích cực và độc lập.
+ Tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội, học tập (khêu gợi sự chú ý cho học sinh,
khắc phục sự suy giảm của hoạt động trong giờ giảng).
Kết luận sư phạm: Việc hình thành một năng lực như vậy, nắm vững được kỹ
thuật dạy học nêu trên quả không dễ dàng, trái lại, nó là kết quả của một quá trình
học tập nghiêm túc (cả lý luận cơ bản và lý luận nghiệp vụ) và rèn luyện tay nghê
công phu.
f.) Năng lực ngôn ngữ
Có thể nói không có năng lực dạy học nếu không có năng lực ngôn ngữ. Trong
dạy học, cũng như giáo dục, ngôn ngữ của thầy thường hướng vào việc giải quyết một

nhiệm vụ nhất định nào đó, như: truyền thụ kiến thức mới, kiểm tra kiến thức cũ,
thuyết phục học sinh tin vào một chân lý, một lẽ phải nào đó, hoặc có khi qua lời nói
biểu thị một sự đồng tình hay phản đối điều gì.
Vậy năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ và tình
cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ.
Nó là một trong những năng lực quan trọng của người thầy giáo. Nó là công cụ
sống còn đảm bảo cho người thầy giáo thực hiện chức năng dạy học và giáo dục của
mình Sở dĩ như vậy là vì: Bằng ngôn ngữ truyền đạt thông tin từ giáo viên đến học
sinh, bằng ngôn ngữ điều khiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức của học sinh.
Năng lực ngôn ngữ của người thầy giáo thường được biểu hiện cả ở nội dung và
hình thức của nó, vì thế yêu cầu ngôn ngữ của thầy giáo phải sâu sắc về nội dung, giản
dị về hình thức.
-Về nội dung:
+ Ngôn ngữ phải chứa đựng mật độ thông tin lớn, diễn tả trình bày phải chính
xác, cô đọng và đắt. Những điều nói trên là kết quả của sựu uyên thâm về hiểu biết,
của sựu suy nghĩ sâu sắc.
+ Lời nói phải phản ánh được tính kế tục và tính luận chứng để đảm bảo thông tin
liên tục, logic.
+ Nội dung và hình thức ngôn ngữ phải thích hợp với các nhiệm vụ nhận thức
khác nhau (thông báo tài liệu mới, bình luận câu trả lời của học sinh, biểu lộ một sự
tán đồng hay bất bình).
+ Nhân cách của người thầy là hậu thuẫn vững chắc và duy nhất cho lời nói của
mình. Dù là thông báo, bình luận, tán thưởng hay trách móc..., ngôn ngữ của người
thầy giáo bao giờ cũng được cân nặng bởi sức mạnh bên trong của họ. Vì thế, sức
mạnh, sự lôi cuốn, lực hấp dẫn, tính điều khiển và điều chỉnh của lời nói nguời thầy
giáo là tùy thuộc một phần lớn vào nhân cách vào uy tín của chính họ.
- Về hình thức:
+ Hình thức ngôn ngữ của thầy giáo có năng lực thường giản dị, sinh động, giàu
hình ảnh, có ngữ điệu, sáng sủa, biểu cảm với cách phát âm mạch lạc, không có sai
phạm về mặt tu từ học, về ngữ pháp, về ngữ âm. Vì thế, người thầy giáo cần suy nghĩ

để lựa chọn hình thức trình bày sao cho dễ hiểu, có chiều sâu về tư tưởng, có sức lao
động được tâm hồn học sinh. Nếu lời nói cầu kỳ, với những từ hoa mỹ, kêu nhưng
rỗng tuếch thường không gây được ấn tượng tốt trong tâm hồn các em.
+ Năng lực ngôn ngữ của thầy giáo còn biểu hiện ở chỗ thúc đẩy một cách tối đa
sự chú ý và sự suy nghĩ của học sinh vào bài giảng. Vì thế, giáo viên nên tránh những
câu dài, cấu trúc từ phức tạp, những thuật ngữ và cách trình bày khó hiểu. Ngược lại,
giáo viên cân nhắc những lời nói quá ngắn ngủi, quá vắn tắt thường làm cho học sinh
10


quá khó hiểu. Ngoài ra, người ta còn thấy rằng sự khôi hài đúng chỗ, sự pha trò nhẹ
nhàng, sự châm biếm dí dỏm, có thiện ý sẽ có tác dụng giúp học sinh tích cực suy
nghĩ, học tập sôi nổi và tiếp thu tốt.
+ Nhịp độ ngôn ngữ của thầy giáo cũng có một ý nghĩa nhất định. Nếu ngôn ngữ
của thầy giáo đều đều, đơn điệu sẽ gây mệt mỏi rất nhanh chóng, làm cho người nghe
chán chường uể oải và thờ ơ. Nhịp độ quá gấp cũng gây khó khăn trong việc lĩnh hội,
chóng gây mệt mỏi, ức chế bảo vệ phát sinh nhanh. Ngược lại, nhịp độ quá chậm cũng
gây uể oải và tẻ nhạt. Ngoài ra, chúng ta còn thấy, ngôn ngữ quá to, quá mạnh hoặc
ngược lại quá yếu, giọng thé cũng đều gây ảnh hưởng tương tự. Cho nên, chúng ta
cũng thấy rằng nhịp độ tối ưu đối với sự lĩnh hội của học sinh là nhịp độ trung bình,
hoạt bát.
Kết luận sư phạm: Trong hoạt động dạy học, người thầy phải chú ý trau dồi
năng lực ngôn ngữ. Nhịp điệu ngôn ngữ tối ưu là nhịp độ trung bình, hoạt bát.
2.2. Nhóm năng lực giáo dục
a.) Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh
Là năng lực biết dựa vào mục đích giáo dục, yêu cầu đào tạo hình dung trước cần
phải giáo dục cho từng học sinh những phẩm chất nhân cách nào và hướng hoạt động
của mình để đạt tới hình mẫu trọn vẹn của con người.
Năng lực này thường được biểu hiện ở chỗ:
+ Vừa có kỹ năng tiên đoán sự phát triển của từng học sinh, vừa nắm được

nguyên nhân sinh ra cũng như mức độ phát triển của những thuộc tính đó.
+ Có sự sáng rõ về những biểu hiện nhân cách của những học sinh khác sẽ thu
được trong tương lai dưới ảnh hưởng của những dự án phát triển nhân cách do mình
xây dựng.
+ Hình dung được hiệu quả của các tác động giáo dục nhằm hình thành nhân cách
theo dự án.
Kết luận sư phạm: Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh được tạo
bởi các yếu tố tâm lý như: óc tưởng tượng sư phạm, tính lạc quan sư phạm, niềm tin
vào sức mạnh giáo dục, niềm tin vào con người, óc quan sát sư phạm. Nhờ có năng
lực này, công việc của thầy giáo trở nên có kế hoạch, chủ động và sáng tạo.
b.) Năng lực giao tiếp sư phạm
Giao tiếp là một thành phần cơ bản của hoạt động sư phạm. Những hình thức
chủ yếu của công tác giáo dục và học tập diễn ra trong điều kiện giao tiếp, như: giảng
bài, phụ đạo, thi cử, công tác cá biệt, lao động, vui chơi... Không có giao tiếp thì hoạt
động của giáo viên và học sinh không thể diễn ra. Vì vậy, người giáo viên cũng phải
có năng lực giao tiếp sư phạm.
Đó là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn
biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân, đồng thời biết sử dụng hợp lý các
phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ hức, điều chỉnh quá trình giao tiếp
nhằm đạt mục đích giáo dục.
Năng lực giao tiếp sư phạm được biểu hiện ở các kĩ năng chính như:
+ Kỹ năng định hướng giao tiếp: Là khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài nào
đó như sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời
điểm, không gian giao tiếp mà phán đoán nhân cách cũng như mối quan hệ giữa chủ
thể và đối tượng giao tiếp.
+ Kỹ năng định vị: Biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào
vị trí của đối tượng, biết tạo ra điều kiện để đối tượng chủ động, thoải mái giao tiếp
với mình. Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp thể hiện ở cho biết thu hút đối tượng,
11



tìm ra đối tượng giao tiếp. duy trì nó, xác định dược hứng thú, nguyện vọng của đối
tượng. Kỹ năng này còn bao gồm các kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản
thân, biết sử dụng toàn bộ các phương tiện giao tiếp.
+ Kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân: Tức là biết kiềm chế trạng
thái xúc cảm mạnh, khắc phục những tâm trạng có hại, khi cần thiết có thể bộc lộ rõ
những tình cảm mà lúc này không có hoặc có nhưng yếu ớt, nói cách khác là biết điều
khiển và điều chỉnh các diễn biến tâm lý của mình cho phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp.
+ Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp: Trong giao tiếp phải biết chọn từ đắt
và biết biểu hiện ngữ điệu; giọng điệu phải phù hợp với tình huống giao tiếp nhất định,
biết phát huy hiệu quả của phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, ánh
mắt... có thể bổ sung, hỗ trợ cho thái độ của người thầy giáo trong quan hệ tiếp xúc với
học sinh.
Kết luận sư phạm: Việc rèn luyện năng lực giao tiếp không tách rời với việc rèn
luyện các phẩm chất nhân cách. Chỉ có những giáo viên nào có nhiệt tình, tôn trọng
nhân cách học sinh, thiện chí, quan tâm giúp đỡ học sinh, luôn lắng nghe và dân chủ
trong giao tiếp với họ thì thường dễ dàng thiết lập quan hệ tốt với học sinh, dễ đạt kết
quả cao trong hoạt động sư phạm của mình.
c.) Năng lực cảm hóa học sinh
Muốn hiểu được đối tượng giáo dục của mình, muốn cho các tác động sư phạm
của mình có ý nghĩa đến sự hình thành nhân cách của trẻ, trong hệ thống các năng lực
sư phạm không thể vắng mặt năng lực cảm hóa học sinh. Đó là năng lực gây được ảnh
hưởng trực tiếp của mình đến với học sinh về mặt tình cảm và ý chí. Là khả năng làm
cho học sinh nghe, tin và làm theo mình bằng tình cảm, niềm tin.
Năng lực cảm hóa học sinh phụ thuộc vào một tổ hợp các phẩm chất nhân cách
người thầy giáo như tinh thần trách nhiệm dối với công việc, niềm tin vào sự nghiệp
chính nghĩa cũng như kĩ năng truyền đạt niềm tin đó, lòng tôn trọng học sinh cũng như
sự chu đáo và khéo léo đối xử của giáo viên, lòng vị tha và các phẩm chất của ý chí
- Xây dựng năng lực cảm hóa học sinh bằng cách:

+ Phải phấn đấu và tu dưỡng để có một nếp sống văn hóa cao, một phong cách
mẫu mực nhằm tạo ra uy tín chân chính và thực sự, biểu hiện từ cử chỉ, lời nói đến tinh
thần lao động hăng say, sáng tạo, ý tưởng nghề nghiệp cao đẹp.
+ Xây dựng mối quan hệ thầy trò tốt đẹp: vừa nghiêm túc, vừa thân mật, có thái
độ yêu thương và tin tưởng học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh, tôn trọng các em
+ Có tư thế tác phong gương mẫu trước học sinh: ăn nói lịch sự, nhã nhặn, tôn
trọng, cử chỉ lịch thiệp, giọng điệu đàng hoàng.
Kết luận sư phạm: Sức hút của sự cảm hóa không ở đâu sâu xa mà hoàn toàn
bắt nguồn và hiện thân từ chính bộ mặt chính trị đạo đức và tài nghệ sư phạm của
thầy.
d.) Năng lực khéo léo đối xử sư phạm
Trong quá trình giáo dục, người thầy giáo thường đứng trước nhiều tình huống sư
phạm khác nhau. Điều đó, một mặt đòi hỏi người thầy giáo phải hiểu biết tâm lý trẻ,
hiểu được những điều đang diễn ra trong tâm hồn các em, mặt khác phải đòi hỏi người
thầy giáo phải biết giải quyết linh hoạt và sáng tạo những tình huống sư phạm của từng
cá nhân cũng như tập thể học sinh. Muốn ứng xử tốt, rõ ràng người thầy cần có sự
khéo léo hay cái tài ứng xử sư phạm.

12


Sự khéo léo đối xử sư phạm là kỹ năng trong bất cứ trường hợp nào cũng tìm ra
được những tác động sư phạm đúng đắn nhất như là một nghệ thuật. Vì vậy, sự khéo
léo đối xử sư phạm được xem như một thành phần quan trọng của tài nghệ sư phạm.
- Biểu hiện của sự khéo léo đối xử sư pham:
+ Sự nhạy bén về mức độ sử dụng bất kỳ mọi tác động sư phạm nào (khuyến
khích, trách phạt, ra lệnh).
+ Nhanh chóng xác định được vấn đề xảy ra và kịp thời áp dụng những biện pháp
thích hợp.

+ Biết phát hiện kịp thời và giải quyết khéo léo những vấn đề xảy ra bất ngờ,
không nóng vội, không thô bạo.
+ Biết biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết một cách mau lẹ các vấn đề
phức tạp đặt ra trong công tác dạy học và giáo dục.
+ Ngoài ra, người thầy giáo khéo léo ứng xử sư phạm thường quan tâm chu đáo
đến trẻ, hiểu được đặc điểm tâm lý của cá nhân học sinh, quang minh chính đại.
Kết luận sư phạm: Tài ứng xử sư phạm không gì khác hơn là một bộ phận của
nghệ thuật sư phạm. Cho nên, cơ sở hình thành nên nó cũng là do lương tâm nghề
nghiệp, niềm tin yêu và lòng tôn trọng người mà mình dạy dỗ và kinh nghiệp sư
phạm.
2.3. Nhóm năng lực tổ chức hoạt động sư phạm
Người thầy giáo vừa là người tổ chức lao động cho cá nhân và tập thể học sinh
trong những điều kiện sư phạm khác nhau, vừa là hạt nhân để gắn học sinh thành một
tập thể, vừa là người tuyên truyền và liên kết, phối hợp các lực lượng giáo dục. Vì thế,
năng lực tổ chức hoạt động sư phạm là tất yêu cần có trong năng lực của người thầy
giáo.
Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm thể hiện ở:
+Tổ chức và cổ vũ học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của công tác dạy
học và giáo dục ở trên lớp cũng như ngoài trường, trong nội khóa cũng như ngoại
khóa, cho từng học sinh cũng như cho tập thể của chúng.
+ Biết đoàn kết học sinh thành một tập thể thống nhất, lành mạnh có kỷ luật, có
nề nếp đảm bảo cho mọi hoạt động của lớp diễn ra một cách thuận lợi, biến tập thể học
sinh thành thầy giáo thứ hai.
+ Biết tổ chức và vận động nhân dân, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội tham
gia vào sự nghiệp giáo dục theo một mục tiêu xác định.
Để làm được điều đó đòi hỏi người thầy giáo cần:
+ Biết vạch kế hoạch: Người giáo viên biết vạch kế hoạch thường suy nghĩ một
cách chín chắn, sâu sắc các tình huống giáo dục và đặc điểm đối tượng nên kế hoạch
vạch ra biết kết hợp yêu cầu trước mắt và lâu dài, đảm bảo tính nguyên tắc và tính linh
hoạt của kế hoạch, biết vạch ra kế hoặc đi đôi với kiểm tra để đánh giá kết quả và sẵn

sàng bổ sung kế hoạch.
+ Biết sử dụng đúng đắn các hình thức và phương pháp dạy học và giáo dục khác
nhau nhằm tổ chức tốt việc học tập và có tác động sâu sắc đến tư tưởng và tình cảm
của học sinh.
+ Biết định mức độ và giới hạn của từng biện pháp dạy học và giáo dục khác
nhau.
+ Có nghi lực và dũng cảm tin vào sự đúng đắn của kế hoạch và các biện pháp
giáo dục.
IV. Sự hình thành uy tín của người thầy giáo
13


1.) Vai trò uy tín của người thầy giáo
Hiệu quả của giáo dục và dạy học phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của người thầy
giáo. Học sinh có tin, nghe và làm theo thầy hay không cũng do uy tín của thầy mà có.
Thầy giáo có xứng đáng là đại diện cho nền văn minh nhân loại, cho nền giáo dục tiến
bộ, cho điều hay lẽ phải hay không cũng xuất phát lừ uy tín của người thầy giáo. Vì
vậy, uy tín là một yếu tố vô cùng quan trọng của công tác sư phạm.
Người thầy giáo có uy tín thường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm
của học sinh. Họ thường được các em thừa nhận có nhiều phẩm chất và năng lực tốt
đẹp, được các em kính trọng và yêu mến. Sức mạnh tinh thần và khả năng cảm hóa
của người giáo viên có uy tín thường được nhân lên gấp bội.
2.) Khái niệm và phân loại uy tín của người thầy giáo
a.) Khái niệm uy tín:
Với những vai trò như trên thì thực chất của uy tín là gì? Nói một cách cô đọng
và đầy đủ, ta có thể nói: Đó là tấm lòng và tài năng của người thầy giáo. Vì có tấm
lòng, nên thầy giáo mới có lòng thương yêu học sinh, tận tụy với công việc và đạo đức
trong sáng. Bằng tài năng, thầy giáo đạt được hiệu quả cao trong công tác dạy học và
giáo dục.
b.) Phân loại uy tín: Có hai loại uy tín của người thầy giáo là uy tín thực (uy tín chân

chính) và uy tín giả (uy tín quyền uy).
Thứ nhất, là uy tín thực, uy tín chân chính được thể hiện như khái niệm trên. Với
uy tín đó, người thầy giáo thường xuyên tỏa ra một hào quang hấp dẫn và soi sáng
các em đi theo mình. Lúc đó, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói cho đến tinh thần lao động, lí
tưởng, nghề nghiệp... đều là những bài học sống đối với các em. Do đó, đối với nhiều
học sinh, người thầy giáo có uy tín đã trở thành hình tượng lí tưởng của cuộc đời các
em và các em mong muốn xây dựng cuộc sống của mình theo hình mẫu lí tưởng đó.
Khác với uy tín nói trên, là uy tín giả (uy tín quyền uy). Chẳng hạn có giáo viên
xây dựng uy tín cho mình bằng các thủ thuật giả tạo như: bằng cách trấn áp em cho
các em sợ hãi mà phải phục tùng mình, bằng cách khoe khoang, khoác lác về những
cái mà mình không có, bằng lối sống xuề xòa dễ dãi, vô nguyên tắc, bằng những biện
pháp nuông chiều học sinh... Có thể nói răng mọi ý đồ xây dựng uy tín bằng các thủ
thuật đó trước
Bởi thế, có lúc A.X.Macarenco đã khuyến cáo chúng ta: Nếu bạn có những biểu
hiện huy hoàng nổi bật trong công tác, trong hiểu biết và trong thành tựu, lúc đó bạn
sẽ thấy mọi học sinh đều hướng về phía bạn. Trái lại, nếu bạn tỏ ra không có năng lực
và tầm thường thì dù bạn có ôn tồn đến đâu, hiền lành đến thế nào đi chăng nữa, dù
bạn có săn sóc đến sinh hoạt và nghỉ ngơi của học sinh như thế nào, ngoài việc bị học
sinh khinh thị ra, vĩnh viễn bạn sẽ không bao giờ được cái gì hết (A.X. Macarenco
toàn tập. T1. NXB Viện HLKHGD nước CHLB Nga, 1957, tr.189). Tuy nhiên, cũng
không có gì đáng sợ cả. Vì, uy tín được toát lên từ toàn bộ cuộc sống của người thầy
giáo. Nó là kết quả của việc hoàn thiện nhân cách, là hiệu quả lao động đầy kiên trì và
giàu sáng tạo, là do sự kiến tạo quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò.
3.) Điều kiện hình thành uy tín ở người thầy
Muốn hình thành uy tín, người thầy phải có những điều kiện sau:
+ Thương yêu học sinh và tận tụy với nghề.
+ Công bằng trong đối xử (không thiên vị, không thành kiến, không cảm tính).
+ Phải có chí tiến thủ (có nguyện vọng tự phát triển, nhu cầu về mở rộng tri thức
và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp).


14


+ Có phương pháp và kỹ năng tác động trong dạy hộc và giáo dục hợp lý, hiệu
quả và sáng tạo.
+ Mô phạm, gương mẫu về mọi mặt, mọi lúc và mọi nơi.
Kết luận sư phạm: Trường sư phạm có nhiệm vụ xây dựng nên những cơ sở
trọng yếu để hình thành nhân cách người thầy giáo tương lai. Thời gian học tập và tu
dưỡng của giáo sinh ở trường sư phạm là cực kỳ quan trọng để tạo ra những tiền đề
cần thiết kiến tạo nhân cách.
V. Những kết luận sư phạm cần thiết đối với bản thân
Hoạt động chính của thầy giáo là tổ chức và điều khiển trẻ lĩnh hội, thông trải
những kinh nghiệm, những tinh hoa mà loại người tích lũy được và biến chúng trở
thành những nét nhân cách của chính mình. Không ai trong xã hội, ngay cả cha mẹ là
bậc vĩ nhân đi nữa cũng không thể thay thế được chức năng của người thầy giáo. Xuất
phát từ đặc điểm này, cho nên có nhiều ý kiến cho rằng nghề thầy giáo là nghề có ý
nghĩa chính trị, kinh tế to lớn và từ đó ta càng hiểu thêm lời dạy của chủ tịch Hồ Chí
Minh Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng là rất cần
thiết mà Người đã dặn lại trong di chúc của mình.
Vì công cụ chủ yếu của lao động người thầy giáo là bản thân ông thầy, là nhân
cách của chính mình, cho nên nghề thầy giáo đòi hỏi những yêu cầu về phẩm chất và
năng lực rất cao. Nhưng làm sao có thể có được điều đó? Muốn trả lời được trước tiên
người giáo viên cần trả lời câu hỏi: Thế nào là một giáo viên tốt? Theo tôi để trở
thành một giáo viên tốt, trước hết cần phải sống một cuộc sống chân chính, vẹn toàn
nhưng đồng thời phải có ý thức và kỹ năng tự hoàn thiện mình. Tâm hồn của nhà giáo
phải được bồi bổ rất nhiều để sau này có khả năng truyền lại gấp bội cho thế hệ trẻ.
Người giáo viên, một mặt là cống hiến, mặt khác họ như một thứ bọt biển, thấm hút
vào mọi tinh hoa của dân tộc và của thời đại, của cuộc sống và của khoa học và rồi, họ
lại cống hiến những tinh hoa này cho trẻ.
Tóm lại, từ những đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo tôi rút ra

được một điều lao động sư phạm có ý nghĩa rất lớn lao trong đời sống của xã hội loài
người, đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, kết luận sư phạm của việc tìm
hiểu những phẩm chất và năng lực sư phạm cần có của người giáo viên cho bản thân
tôi với tư cách là một giáo viên trong tương lai tôi cần phải có một phương hướng rèn
luyện nhân cách cho bản thân:
+ Không ngừng học tập, nâng cao tri thức;
+ Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp;
+ Tham gia nghiên cứu khoa học và phong trào rèn luyện NVSP thường xuyên;
+ Rèn luyện tư cách, tác phong, trau dồi ngôn ngữ.
Mặt khác, hiệu quả của giáo dục và dạy học phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của
người thầy giáo. Uy tín ấy không phải tự nhiên mà có, nó gắn chặt chẽ với nhân cách
người thầy. Người thầy giáo có uy tín có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm
của học sinh. Tôi nhớ câu nói của K.D.Usinxki rằng: Trong việc giáo dục, tất cả phải
dựa vào nhân cách của người giáo dục, bởi vì sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ
nhân cách của con người mà có. Không một điều lệ, chương trình, không một cơ quan
giáo dục nào dù có được tạo ra một cách khôn khéo như thế nào cũng không thể thay
thế được nhân cách của con người trong sự nghiệp giáo dục. Không một sách giáo
khoa, một lời khuyên răn nào, một hình phạt. một khen thưởng nào có thể thay thế ảnh
15


hưởng cá nhân người thầy giáo đối với học sinh (K.D.Usinxki. Toàn tập. Tập II, Nxb
Viện KHGD Nước CHLB Nga, 1948. tr.63). Như vậy, việc trau dồi nhân cách đối với
người thầy giáo là rõ ràng với tư cách sinh viên dưới mái trường sư phạm tôi cần biến
phương hướng rèn luyện trên thành những hành động cụ thể. Việc tìm hiểu chủ đề
những phẩm chất và năng lực sư phạm cần có của người giáo viên với tôi mang ý
nghĩa như vậy.
C. KẾT LUẬN
Trên đây, chúng ta đã phân tích toàn bộ cấu trúc nhân cách người thầy giáo, trong
đó có hai phần lớn: các phẩm chất và các năng lực. Bằng tổ hợp này, bằng nhân cách

này, người thầy giáo tiến hành nghề nghiệp. Những thành phần trong cấu trúc nhân
cách nêu trên sẽ giúp người thầy giáo thực hiện chức năng cao cả của mình. Những
nấc thang của tuổi trẻ hôm nay và mai sau, và chính trong thực tiễn hoạt động sáng
tạo của người kĩ sư tâm hồn những thành phần đó trong cấu trúc nhân cách người
thầy giáo lại càng phát triển.
Tuy nhiên, cần thấy hết vai trò quan trọng của trường sư phạm trong quá trình
này. Vì mỗi nghề đều có đặc trưng của nó. Do đó, làm nghề nào cũng phải học nghề
đó. Không học nghề sư phạm thì không thể dạy học và giáo dục mang tính chất nghề
nghiệp. Vì thế, trong trường sư phạm, mọi việc học tập, vui chơi, thực hành, sinh hoạt
tập thể, lao động, hoạt động xã hội... phải được quy hoạch hóa và được định hướng
theo mục đích hình thành nhân cách người thầy giáo. Giáo sinh đang học tập, tu dưỡng
trong trường sư phạm cần ý thức sâu sắc điều này để phấn đấu vượt qua mọi khó khăn
để sinh thành ra mình với tư cách: Một nhà giáo có uy tín và lý tưởng nghề nghiệp
(xứng đáng được viết hoa).
Hiệu quả của giáo dục và dạy học phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của người thầy
giáo. Uy tín ấy không phải tự nhiên mà có, nó gắn chặt chẽ với nhân cách người thầy
hay chính là bộ mặt chính trị - đạo đức của người thầy giáo, là công cụ chủ yếu để tạo
ra sản phẩm giáo dục. Sự hình thành và phát triển nhân cách là cả một quá trình tu
dưỡng văn hóa và rèn luyện tay nghề trong thực tiễn sư phạm. Nó là cấu tạo tâm lý
phức tạp và phong phú. Nhân cách hoàn thiện và có sức sáng tạo sẽ tạo uy tín chân
chính của người thầy giáo. Học sinh có tin, nghe và làm theo thầy hay không cũng do
uy tín của thầy mà có. Thầy giáo có xứng đáng là đại diện cho nền văn minh nhân loại,
cho nền giáo dục tiến bộ, cho điều hay lẽ phải hay không cũng xuất phát lừ uy tín của
người thầy giáo. Vì vậy, uy tín là một yếu tố vô cùng quan trọng của công tác sư
phạm. Người thầy giáo có uy tín thường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng, tình
cảm của học sinh. Họ thường được các em thừa nhận có nhiều phẩm chất và năng lực
tốt đẹp, được các em kính trọng và yêu mến. Sức mạnh tinh thần và khả năng cảm hóa
của người giáo viên có uy tín thường được nhân lên gấp bội.
Tóm lại, nhân cách là bộ mặt chính trị - đạo đức của người thầy giáo, là công cụ
chủ yếu để tạo ra sản phẩm giáo dục. Nó là cấu tạo tâm lý phức tạp và phong phú. Sự

hình thành và phát triển nhân cách là cả một quá trình tu dưỡng văn hóa và rèn luyện
tay nghề trong thực tiễn sư phạm. Nhân cách hoàn thiện và có sức sáng tạo sẽ tạo uy
tín chân chính của người thầy giáo. Chính vì vậy, trường sư phạm có nhiệm vụ xây
dựng nên những cơ sở trọng yếu để hình thành nhân cách người thầy giáo tương lai.
Thời gian học tập chuyên môn, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tác phong của giáo sinh ở
16


trường sư phạm là cực kỳ quan trọng để tạo ra những tiền đề cần thiết kiến tạo nhân
cách. Và không chỉ với giáo sinh mà với mỗi người giáo viên luôn cần phải có phương
hướng rèn luyện nhân cách cho bản thân. Nhưng mặt khác nó cũng đặt ra cho xã hội
phải dành cho nhà giáo một vị trí tinh thần và sự ưu đãi vật chất xứng đáng, như Lê
nin đã từng mong ước Chúng ta phải làm cho giáo.viên ở nước ta có một địa vị mà từ
trước dấn này họ chưa bao giờ có (V.I. Lê nin, Bàn về giáo dục. NXBGD, HN.
Tr.23).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thị Bừng (chủ biên), Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Đức Sơn, Các thuộc tính
tâm lý điển hình của nhân cách, NXB Đại học sư phạm, 2008.
[2] Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lý học lứa
tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2007.
[3] GS.TS Bùi Văn Huệ, Giáo trình tâm lý học tiểu học, NXB Giáo dục, 2005.
[4] GS.TS Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), TS. Nguyễn Văn Lũy, TS. Đinh Văn
Vang, Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học sư phạm, 2005.
[5] ThS. Lê Thị Phi (biên soạn), Đề cương bài giảng tâm lý học sư phạm, Đại học
sư phạm - ĐHĐN, 2008.
[6] Http://thuvienphapluat.vn/luật giáo dục 2005.

17