So sánh bộ luật hình sự 2015 và 1999

     Ngày 27-11-2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIII đã thông qua Bộ luật Hình sự mới thay thế cho Bộ luật Hình sự 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009). Gần đây nhất tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sau đây viết là Bộ luật Hình sự mới).

Việc ban hành Bộ luật Hình sự mới góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng góp phần đấu tranh phòng và chống tội phạm có hiệu quả nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Bộ luật Hình sự mới gồm có XXVI chương và 426 điều, quy định về tội phạm và hình phạt và các biện pháp tư pháp, trong đó nhiều tội phạm mới được bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới, khắc phục được những thiếu sót và bất cập của Bộ luật Hình sự năm 1999. Bên cạnh đó Bộ luật Hình sự mới cũng kế thừa các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, tạo sự thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án hình sự, cũng như hạn chế tình trạng oan sai, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm.

Nhằm giúp bạn đọc nói chung, những người làm công tác pháp luật nói riêng thuận tiện trong việc nghiên cứu và áp dụng Bộ luật Hình sự, Nhà xuất bản Thế giới xuất bản cuốn sáchSO SÁNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 – 2015, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017 VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH” do luật gia Nguyễn Ngọc Điệp biên soạn.

Với việc so sánh 26 chương và 426 điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Bộ luật Hình sự năm 1999, cuốn sách sẽ giúp bạn đọc dễ dàng tra cứu rút ra những thông tin bổ ích trong nghiên cứu cũng như thuận tiện trong áp dụng khi cần thiết.

Sách đẹp, khổ 20x28 cm, dày 608 trang, Giá: 495.000đ. Nộp lưu chiểu quý III / 2017.

So sánh Bộ Luật Hình Sự 1999-2015 và Bộ Luật Hình Sự sửa đổi 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Tác giả: Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp
Nhà xuất bản: Thế Giới
Ngày xuất bản: Tháng 8/2017
Số trang: 608
Khổ sách: 20×28
Giá bìa: 495.000 VNĐ

+ LH: 0908 065 207 Mr Chiến.
+ Giao hàng tận nơi, miễn phí giao hàng toàn quốc
+ Thanh toán khi nhận hàng
Mua sách xin để lại họ tên, địa chỉ, số điện thoại.
Lời mở đầu
Ngày 27-11-2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIII đã thông qua Bộ luật Hình sự mới thay thế cho Bộ luật Hình sự 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009). Gần đây nhất tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sau đây viết là Bộ luật Hình sự mới).
Việc ban hành Bộ luật Hình sự mới góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng góp phần đấu tranh phòng và chống tội phạm có hiệu quả nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Bộ luật Hình sự mới gồm có XXVI chương và 426 điều, quy định về tội phạm và hình phạt và các biện pháp tư pháp, trong đó nhiều tội phạm mới được bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới, khắc phục được những thiếu sót và bất cập của Bộ luật Hình sự năm 1999. Bên cạnh đó Bộ luật Hình sự mới cũng kế thừa các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, tạo sự thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án hình sự, cũng như hạn chế tình trạng oan sai, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm.
Nhằm giúp bạn đọc nói chung, những người làm công tác pháp luật nói riêng thuận tiện trong việc nghiên cứu và áp dụng Bộ luật Hình sự, Nhà xuất bản Thế giới xuất bản cuốn sách “SO SÁNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 – 2015, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017 VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH” do luật gia Nguyễn Ngọc Điệp biên soạn.
Với việc so sánh 26 chương và 426 điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Bộ luật Hình sự năm 1999, cuốn sách sẽ giúp bạn đọc dễ dàng tra cứu rút ra những thông tin bổ ích trong nghiên cứu cũng như thuận tiện trong áp dụng khi cần thiết.

So sánh bộ luật hình sự 2015 và 1999

So sánh bộ luật hình sự 2015 và 1999

So sánh bộ luật hình sự 2015 và 1999

So sánh bộ luật hình sự 2015 và 1999

So sánh bộ luật hình sự 2015 và 1999

So sánh bộ luật hình sự 2015 và 1999

4

Điều 3. Nguyên tắc xử lý

1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại  gây ra.

3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.

4. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.

5. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

Điều 3. Nguyên tắc xử lý

1. Đối với người phạm tội:

a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;

c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;

đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;

e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;

g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;

c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Bổ sung nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân phạm tội.