So sánh hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm

Hệ thần kinh giao cảm có tác dụng gì đối với cơ thể của chúng ta?

Hệ thần kinh giao cảm đảm nhiệm những chức năng vô cùng quan trọng đối với những hoạt động của cơ thể con người. Vậy những chức năng của hệ thần kinh giao cảm là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

  • Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị viêm cột sống dính khớp
  • Những lưu ý quan trọng khi siêu âm ổ bụng
  • Vị trí đau ruột thừa ở chỗ nào? Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa

Vị trí của hệ thần kinh giao cảm

Xét về mặt chức năng, hệ thần kinh của chúng ta sẽ được chia ra làm 2 phần là hệ thần kinh thực vật và hệ thần kinh động vật. Chức năng của hệ thần kinh động vật chính là điều khiển cảm giác và vận động của hệ xương, cơ. Hệ thần kinh thực vật có chức năng điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng, tuyến mồ hôi, mạch máu cùng với tất cả những hoạt động dinh dưỡng của cơ thể Do tất cả những hoạt động này đều được thực hiện một cách tự động, không theo ý muốn chủ quan của con người nên hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự động.

So sánh hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm

Từ các trung tâm của hệ giao cảm sẽ phát ra các dây thần kinh giao cảm gọi là sợi trước hạch, chúng đến các hạch giao cảm

Hệ thần kinh thực vật cũng được chia ra làm 2 phần là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm.

So sánh hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm

Hệ giao cảm

Hệ phó giao cảm

Trung tâm nằm liên tục trong tuỷ sống

Trung tâm không nằm liên tục nhau trên não và trong tuỷ sống.

Hạch giao cảm nằm gần trung tâm, xa tạng

Hạch phó giao cảm nằm gần tạng, xa trung tâm

Sợi tiền hạch ngắn, sợi hậu hạch dài

Sợi tiền hạch dài, sợi hậu hạch ngắn

Một sợi tiền hạch thường tạo synap với khoảng 20 sợi hậu hạch nên khi kích thích ảnh hưởng giao cảm thường lan rộng

Một sợi tiền hạch nối với một sợi hậu hạch nên khi kích thích ảnh hưởng phó giao cảm thường khu trú.

Vị trí của hệ thần kinh giao cảm nằm ở:

  • Trung tâm thấp nằm ở sừng bên chất xám tủy sống, từ đốt ngực số 1 đến đốt thắt lưng số 2.
  • Trung tâm cao nằm ở phía sau vùng dưới đồi.

Từ các trung tâm của hệ giao cảm sẽ phát ra các dây thần kinh giao cảm gọi là sợi trước hạch, chúng đến các hạch giao cảm. Hạch giao cảm chia làm 2 loại là:

  • Hạch lưng và bụng gồm: hạch giao cảm trước cột sống, hạch đám rối dương, hạch mạc trên tràng trên, hạch mạc treo tràng dưới.
  • Hạch giao cảm cạnh sống: gồm các hạch xếp thành chuỗi hai bên cột sống như hạch cổ trên, hạch cổ giữa, hạch cổ dưới.

Từ các hạch này, thân nơron sẽ phát các sợi thần kinh đi đến các cơ quan, phần dây thần kinh sau hạch này gọi là sợi sau hạch.

Dây thần kinh giao cảm đến tuyến thượng thận không có sợi sau hạch, do đó, tuyến thượng thận được xem như một hạch giao cảm lớn.

Hệ thần kinh giao cảm có cấu tạo như thế nào?

Dây thần kinh giao cảm sẽ bao gồm sợi sau hạch và sợi trước hạch. Cả 2 sợi này đều tiết ra những chất hóa học trung gian khác.

  • Sợi sau hạch tiết ra norepinephdrin (hay còn gọi là noradrenalin). Norepinephrin được tổng hợp ở bào tương dây thần kinh giao cảm phần sau hạch, nhưng được hoàn thành ở bên trong các bọc nhỏ. Ở tủy thượng thận, norepinephrin được chuyển hóa thành epinephrin (adrenalin). Norepinephrin được giải phóng trực tiếp vào mô chỉ có tác dụng trong vài giây, sau đó chúng bị tái nhập và khếch tán vào dịch kẽ. Riêng norepinephrin và epinephrin do tủy thượng thận bài tiết vào máu, tác dụng kéo dài 10-30 giây, sau đó tác dụng giảm dần sau từ một đến vài phút.
  • Sợi trước hạch sẽ tiết ra chất trung gian hóa học là acetylcholin. Acetylcholin được tổng hợp trong các bào tương sợi trục thần kinh, bên ngoài các bọc nhỏ. Sau đó, acetylcholin được vận chuyển vào trong các bọc, trữ lại nhiều trong các bọc. Acetylcholin có thời gian tồn tại rất ngắn, chỉ vài giây trong các mô, sau đó bị men phân giải.

Để có thể gây được tác dụng lên những cơ quan đáp ứng, các chất hóa học trung gian sẽ cần phải gắn vào các receptor đặc hiệu ở tế bào đáp ứng.

So sánh hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm

Kích thích của hệ thần kinh giao cảm làm tăng tiết mồ hôi, đặc biệt ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách.

Chức năng của Hệ thần kinh giao cảm

Hệ thần kinh giao cảm tác động lên các cơ quan gây ra các hiệu ứng như:

  • Lên tim: làm tăng hoạt động tim, tăng cả nhịp tim lẫn lực co của tim.
  • Lên dạ dày- ruột: kích thích giao cảm mạnh gây ức chế nhu động ruột, làm tăng trương lực các cơ thắt tròn, do đó làm giảm sự vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa.
  • Lên các tuyến tiết: kích thích của hệ thần kinh giao cảm làm tăng tiết mồ hôi, đặc biệt ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách.
  • Lên mắt: kích thích giao cảm làm co các sợi cơ tia, gây giãn đồng tử mắt.
  • Lên huyết áp: huyết áp phụ thuộc vào sức bơm của tim và sức cản của mạch máu. Do kích thích của hệ thần kinh giao cảm làm tăng cả hai yếu tố này nên sẽ làm huyết áp tăng mạnh.
  • Lên mạch máu vòng đại tuần hoàn: phần lớn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu của các tạng trong ở bụng mà mạch của da bị co lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kích thích giao cảm vào receptor bêta gây giãn mạch, nhất là khi đã dùng các thuốc làm liệt tác dụng co mạch của receptor alpha giao cảm.
  • Lên các chức năng khác: nói chung các kích thích giao cảm làm ức chế các ống trong gan, túi mật, niệu quản, bàng quang. Kích thích giao cảm cũng làm ảnh hưởng lên chuyển hóa như làm tăng giải phóng glucose từ gan, tăng glucose máu, tăng phân giải glycogen ở gan và cơ, trương lực cơ, tăng chuyển hóa cơ sở và tăng hoạt động tâm thần.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ có thể giúp cho các bạn nắm được chức năng của hệ thần kinh giao cảm. Hãy tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích khác để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Nguồn:Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạchtổng hợp