So sánh hình tròn và hình tam giác

LQVT: Phân Biệt Hình Tròn, Hình Vuông, Hình Tam Giác

I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

1. Kiến thức:

- Cháu phân biệt và gọi đúng tên hình tròn , hình vuông & hình tam giác.

- Biết đặc điểm đặc trưng của hình: Hình tròn không có cạnh , không có góc và lăn được; hình vuông và hình tam giác đều có cạnh , có góc và không lăn được.

2. Kỷ năng:

- Luyện kỹ năng phân biệt , so sánh hình tròn , hình vuông và hình tam giác

3. Giáo dục:

- Giáo dục cháu tính tích cực trong hoạt động và biết làm việc theo nhóm

- Không  gian tổ chức : Trong lớp

Đồ dùng phương tiện :

              + Đĩa các dạng về hình tròn , hình vuông và hình tam giác..

             +  Rổ đựng hình , các loại hình , dây thun.

             + Đồ dùng và đồ chơi có dạng hình tròn , hình vuông và hình tam giác .

III. CÁCH TIẾN HÀNH :          

    * Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú

- Cho cháu cùng hát bài: “ Vòng tròn tâm ”

- Các con vừa mới hát bài gì?

- Bài hát nói về một dạng hình gì vậy các con ?

- À ! đúng rồi đấy, thế bây giờ các con cùng  xem từ những hình tròn , hình vuông và hình tam giác sẽ cho ta những điều kỳ diệu gì nhé! (cháu xem các dạng hình từ Đĩa).

- Các con đã xem xong và bây giờ cho cô biết các con đã thấy những gì nào?

-  Bây giờ cô muốn mỗi bạn hãy lấy cho mình một rổ đồ chơi và cùng về chổ ngồi nhé!


* Hoạt động 2 :

+ Ôn nhận biết hình tròn , hình vuông và hình tam giác :

- Trong rổ của các con có gì nào?( hình tròn , hình vuông và hình tam giác).

- Các con hãy chọn hình lăn được cho cô xem nào?               

- Hình gì vậy các con?

- Các con sờ đường bao quanh xem thấy như thế nào?

- Hình tròn có lăn được không? Tại sao hình tròn lại lăn được? ( vì hình tròn không có cạnh và không có góc).

 - Các con ơi , hình gì có 4 cạnh bằng nhau , các con lấy ra cho cô xem nào?

 - Hình này gọi là hình gì? ( hình vuông), Hình vuông có lăn được hay không ?

- Vậy bạn nào cho cô biết tại sao hình vuông không lăn được ? ( vì hình vuông có cạnh có góc )

- Các con cùng đếm xem hình vuông có mấy cạnh ?

- Để biết bốn cạnh có bằng nhau hay không  các còn cùng nhìn lên xem cô đo.

+ Cô đọc câu đố:                         3 que tính nhỏ.

                                                         Xếp thành một hình .

                                                         3 cạnh xinh xinh

                                                         3 góc xinh xinh

                                                         Là hình gì nhỉ ?

- Các con đếm xem hình tam giác có mấy cạnh?(cho trẻ đếm các cạnh của hình tam giác)

- Vậy hình tam giác có lăn được không? Tại sao?

+ Phân biệt hình tròn , hình vuông và hình tam giác:

- Cô gắn hình vuông và hình tam giác lên bảng:

+ Bạn nào có thể cho cô biết hình vuông và hình tam giác có điểm gì giống nhau? ( Đều có cạnh , có góc và không lăn được)

- Cô gắn hình tròn lên bảng và hỏi trẻ:

+ Vậy giữa hình tròn với hình vuông (hình tam giác) khác nhau ở điểm nào? ( Hình vuông ( hình tam giác)  có cạnh, có góc và không lăn được , còn hình tròn không có cạnh , không có góc , lăn được).

- Cho cháu lấy dây ở trong rổ và cất rổ đi rồi về tổ của mình đứng thành hình chữ U .

+ Luyện tập:

- Với sợi dây này, các con xem cô sẽ tạo được những hình gì ? ( Cô tạo thành hình vuông rồi hỏi cháu xem cô có hình gì đây )

- Các con có muốn tạo được các hình giống như cô không nà

- Thế các con hãy dùng sợi dây của mình tạo thành các hình theo yêu cầu của cô            

+ Các con hãy tạo hình vuông cho cô xem nào?

+ Để xem hình tam giác thì như thế nào? Thì chúng ta cùng tạo hình tam giác nhé

 + Vậy để có được hình tròn thì các con sẽ làm như thế nào?

- Cô cho cháu thực hiện 2 lần.( trong khi cháu luyện tập cô quan sát và giúp cháu biết cách tạo thành các hình mà cô yêu cầu )

* Hoạt động 3: Trò chơi : “ Ai nhanh nhất”

+ Cách chơi:

- Cô chia trẻ thành 3 hàng , 3 bạn đứng đầu hàng sẽ lên chọn cho tổ của mình một bức thư rồi về cho cả tổ mình cùng xem trong đó có hình gì?. Sau đó các tổ lần lượt đi tìm đồ dùng , đồ chơi trong lớp có dạng hình tròn , hình vuông và hình tam giác. Tổ nào tìm đúng hình giống như với nội dung có trong bức  thư và tìm được nhiều hình là tổ đó sẽ thắng.

- Cô bao quát, nhận xét, sửa sai, động viên trẻ

- Trẻ vui hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non” và ra sân chơi

So sánh hình tròn và hình tam giác


C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Đọc đông dao bài : “ Nu na nu nống”

* TIẾN HÀNH

- Cô tập trung trẻ lại, xếp thành 2 hàng, dặn dò trẻ trước lúc ra sân

- Cho trẻ ra sân chơi với trò chơi “ Nu na nu nống”

- Cô nêu luật chơi, cách chơi

- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần

- Cô bao quát, nhận xét, khen trẻ.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Làm quen với bài thơ: “Bé tới trường”

I. TIẾN HÀNH

- Cô giới thiệu tên và tác giả bài thơ “ Bé tới trương”

- Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần

- Cô cho trẻ đọc theo cô 2 – 3 lần

- Luyện cho trẻ đọc thuộc bài thơ

- Cô bao quát, sửa sai, khen trẻ

Đánh giá cuối ngày


...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

* Ôn nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật:

- Cô và trẻ cùng hát bài "Cháu yêu cô chú công nhân”

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Cô chú công nhân thường làm những công việc gì?

+ Cho trẻ tìm các đồ vật trong lớp có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật

- Cô khái quát: Có rất nhiều đồ vật có các hình dạng khác nhau, mỗi loại đều có những công dụng riêng nên các con phải luôn giữ gìn nhé

+ Cho trẻ đọc bài đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng” và về ngồi hình chữ U

* So sánh sự giống và khác nhau hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật:

Cô phát rổ đựng hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật và hỏi trẻ:

+ Trong rổ các con có gì?

- Cô lần lượt xếp các hình (Tròn, tam giác, vuông, chữ nhật) lên bảng. Cô yêu cầu trẻ xếp theo cô+ Đây là hình gì?- Cô cho 1 trẻ sờ quanh hình tròn+ Con có nhận xét gì về hình tròn?-> Khái quát: Hình tròn là một đường cong khép kín, không có cạnh, không có góc, lăn được+ Còn đây là hình gì?

+ Hình tam giác như thế nào?

- Cô cho trẻ đếm các cạnh của hình tam giác* So sánh hình tròn và hình tam giác:- Cháu có nhận xét gì về hình tròn và hình tam giác?+ Hình tròn và hình tam giác khác như thế nào?+ Hình tròn và hình tam giác giống nhau như thế nào?-> Khái quát: Hình tròn và hình tam giác khác nhau là hình tam giác có 3 góc, 3 cạnh không lăn được, hình tròn, không có cạnh, không có góc và lăn được, giống nhau là hình tròn và hình tam giác đều có bề mặt phẳng và gọi chung là hình học- Mời cá nhân trẻ nhắc lại sự khác và giống nhau- Cô đưa hình vuông lên và hỏi:+ Đây là hình gì?+ Hình vuông như thế nào?- Cho trẻ đếm cạnh của hình vuông+ Các cạnh của hình vuông như thế nào? (các cạnh của hình vuông đều bằng nhau)-> Khái quát: Hình vuông có 4 cạnh, 4 góc, các cạnh của hình vuông đều bằng nhau và hình vuông không lăn được- Cô đưa hình chữ nhật lên và hỏi: Đây là hình gì?- Hình chữ nhật có mấy cạnh?- Các cạnh hình chữ nhật như thế nào?- Cho trẻ chỉ hai cạnh ngắn, hai cạnh dài và đếm* So sánh hình chữ nhật và hình vuông- Hình chữ nhật và hình vuông có gì khác nhau?- Hình chữ nhật và hình vuông giống nhau ở đặc điểm nào?

-> Khái quát: hình vuông và hình chữ nhật khác nhau là hình vuông các cạnh đều bằng nhau, hình chữ nhật có 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn, giống nhau là đều là dạng hình học

* Luyện tập củng cố:

- TC: “Ai nhanh hơn”

- Cô giới thiệu trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi

- Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” và ra ngoài

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

- Trẻ tìm các đồ vật

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đọc đồn dao và về ngồi hình chữ u

- Trẻ trả lời

- Trẻ xếp

- Hình tròn

- Trẻ nhận xét

- Trẻ lắng nghe

- Hình tam giác- Trẻ đếm

- Trẻ nhận xét

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nhắc lại

- Hình vuông

- Trẻ đếm

- Trẻ lắng nghe

- Hình chữ nhật

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ hát và ra ngoài