So sánh kiểu tiêu hóa ở 3 nhóm động vật

- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

2. Đặc điểm

- Tiêu hoá là quá trình biến đổi và thức ăn.

- Quá trình tiêu hoá xảy ra ở:

+ Bên trong tế bào: Tiêu hoá nội bào.

+ Bên ngoài tế bào: Tiêu hoá ngoại bào.

II. Tiêu hoá ở các nhóm động vật:- Đại diện, cơ quan tiêu hoá, quá trình tiêu hoá, đặc điểm tiêu hoá:

1. Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

- Đại diện: ĐVNS như amip, trùng đế dày

- Qúa trình tiêu hóa:

Thức ăn → thực bào → túi tiêu hóa → Lizôxôm chứa enzim thủy phân → chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ, chất cặn bã được thải ra ngoài theo cơ chế xuất bào.

- Đặc điểm tiêu hóa: Tiêu hóa nội bào.

2. Động vật có túi tiêu hoá

- Đại diện: Ruột khoang [thủy tức, sứa,...], giun dẹp.

- Qúa trình tiêu hóa: Thức ăn → túi tiêu hóa → các tế bào trên thành túi tiêu hóa tiết enzim vào túi biến đổi thức ăn thành các phân tử nhỏ → các tế bào thành túi tiêu hóa thực bào các phân tử thức ăn → tiêu hóa nội bào → chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ, chất cặn bã được thải ra ngoài.

- Đặc điểm: Tiêu hóa ngoại bào trong túi tiêu hóa và nội bào trong các tế bào thành túi tiêu hóa.

3. Động vật có ống tiêu hóa

- Đại diện: Đa số động vật có xương sống [cá, ếch, thằn lằn, chim, thỏ,...] và nhiều loài động vật không có xương sông [giun đất, chấu,...]

- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa: Gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.

+ Ống tiêu hóa thường gồm các phần: Miệng [răng, lưỡi] → Hầu → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.

+ Tuyến tiêu hóa: Gồm tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy và tuyến ruột.

- Qúa trình tiêu: Gồm các giai đoạn biến đổi cơ học, hóa học và cả sinh học

+ Biến đổi cơ học: Qúa trình nhai, nghiền, co bóp, nhào trộn,... làm thức ăn được phân thành nhiều phân tử nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hóa.

+ Biến đổi hóa học: Thức ăn được biến đổi dưới tác dụng của các enzim tiêu hóa thành các chất hữu cơ đơn giản, cơ thể có thể hấp thụ được.

+ Biến đổi sinh học:

Xenlulozơ Glucozơ

PHỤ LỤC:

1. Sơ đồ 01: Mối quan hệ giữa hai quá trình biến đổi cơ học và biến đổi hoá học trong quá trình tiêu hoá thức ăn :

Thức ăn

[Kt lớn, cơ thể không hấp thụ được]

Mẩu nhỏ

[Tăng diện tích tiếp xúc với enzim tiêu hóa]

Các chất đơn giản

[Cơ thể hấp thụ được]

2. Sơ đồ 02: Biến đổi hóa học các chất trong quá trình tiêu hóa:

- Prôtêin PôlipeptitAxit amin.

- Tinh bột Các loại đường đơn: Glucozơ, Fructozơ, Galactozơ.

- Lipit Các giọt lipit nhỏ Axit béo + Glixêrin

- Axitnuclêic [ADN, ARN] Nuclêôtit

3. Phiếu học tập số 01: Vị trí, chức năng của các tuyến tiêu hoá:

Tên tuyến

Sản phẩm

Vị trí tiết

Tác dụng

Tuyến nước bọt

Nước bọt có enzim amilaza

- Làm trơn thức ăn

- Biến đổi tinh bột thành đường

Tuyến vị

Dạ dày

Tuyến gan

Dịch mật

Ruột non

Nhũ tương hoá lipit

Tuyến tuỵ

Dịch tuỵ có chứa enzim tiêu hoá

Tuyến ruột

Dịch ruột có chứa enzim tiêu hoá

Ruột non

Tờ nguồn:

Tên tuyến

Sản phẩm

Vị trí tiết

Tác dụng

Tuyến nước bọt

Nước bọt có enzim amilaza

Khoang miệng

- Làm trơn thức ăn

- Biến đổi tinh bột thành đường

Tuyến vị

Dịch vị có enzim pepsin

Dạ dày

- Biến đổi protein thức ăn thành các chuỗi polipeptit hoặc oligopeptit

Tuyến gan

Dịch mật

Ruột non

Nhũ tương hoá lipit

Tuyến tuỵ

Dịch tuỵ có chứa enzim tiêu hoá

Ruột non

- Biến đổi các chất trong thức ăn [protein, cacbohidrat, lipt, a.Nu…] thành các chất đơn giản, cơ thể hấp thụ được.

Tuyến ruột

Dịch ruột có chứa enzim tiêu hoá

Ruột non

- Mở bài: Động vật ăn động vật và động vật ăn thực vật đều có cơ quan tiêu hoá là ống tiêu hoá. Vậy cấu tạo của ống tiêu hoá ở hai nhóm động vật này có điểm nào giống và khác nhau?

III. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và ăn thực vật

- Căn cứ vào loại thức ăn, động vật được chia thành 3 nhóm:

+ Động vật ăn thịt: chuyên ăn thức ăn có nguồn gốc động vật. Ví dụ: Cá quả, thằn lằn, sư tử, hổ

+ Động vật ăn thực vật: chuyên ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Ví dụ: Cá trắm, châu chấu, thỏ, trâu bò,...

+ Động vật ăn tạp: ăn cả động vật và thực vật. Ví dụ: Người, quạ, gấu, gián,...

1. Cấu tạo ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

- Cấu tạo ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật: Đáp án phiếu học tập

- Kết luận: Tùy theo dạng thức ăn khác nhau mà cấu tạo của ống tiêu hóa của các nhóm động vật có những biến đổi khác nhau, thích nghi với việc tiêu hóa từng loại thức ăn đó

2. Qúa trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa của thú ăn thịt và ăn thực vật.

- Thú ăn thịt: Chủ yếu là biến đổi cơ học và hóa học, các chất dinh dưỡng được hấp thụ tại ruột non giống như ở người.

- Thú ăn thực vật: Bên cạnh 2 quá trình biến đổi cơ học và hóa học như thú ăn thịt, còn có quá trình biến đổi thức ăn nhờ enzim của hệ vi sinh vật cộng sinh rất phát triển ở thú ăn thực vật [vì động vật không có enzim tiêu hóa xenlulozơ]

+ Ở động vật nhai lại: Hiệu suất của quá trình tiêu hóa cao, vì quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra từ dạ cỏ, sau mới qua dạ dày và ruột nên chất dinh dưỡng được hấp thụ tối đa. Ngoài ra, các vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại.

+ Ở động vật có dạ dày đơn: Hiệu suất của quá trình tiêu hóa thấp hơn, vì quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra ở manh tràng [ruột già] không phải là cơ quan chuyên hóa cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn → Phân lần đầu còn nhiều chất dinh dưỡng, động vật thường ăn lại phân để tiêu hóa lại lần 2.

6. Phụ lục

Phiếu học tập số 1. Quan sát tranh hình 16.1, 16.2 kết hợp kiến thức SGK để hoàn thành bảng sau:

Chỉ tiêu so sánh

Nhóm ăn thịt

Nhóm ăn thực vật

1. Đặc điểm của thức ăn

2. Cấu tạo răng

3. Khớp hàm

4. Độ dài ống tiêu hóa

5. Các thành phần của ống tiêu hóa

6. Hệ vi sinh vật cộng sinh

Đáp án phiếu học tập: Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở các nhóm động vật ăn thức ăn khác nhau

Chỉ tiêu so sánh

Nhóm ăn thịt

Nhóm ăn thực vật

Đặc điểm của thức ăn

Mềm, giàu chất dinh dưỡng

Cứng, giàu xenlulozơ, ít đạm và chất béo

Cấu tạo răng

Răng chuyên hóa với việc ăn thịt:

+ Răng cửa sắc nhọn, lấy thịt ra khỏi xương

+ Răng hàm nhọn và dài cắn và giữ chặt con mồi

+ Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn để cắn thịt thành những mãnh nhỏ

+ Răng hàm nhỏ, ít được sử dụng

Răng chuyên hóa với việc nghiền thức ăn cứng và dai:

+ Răng cửa và răng nanh giống nhau giúp giữ và giật cỏ [ở động vật nhai lại, hàm trên chỉ có tấm sừng, giúp răng hàm dưới tì lên để giữ cỏ]

- Răng trước hàm và răng lớn, có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ khi nhai

Khớp hàm

Khớp hàm chặt chỉ có cử động theo chiều lên, xuống [ít có tác dụng nghiền]

Khớp hàm lỏng cho phép hàm dưới chuyển động sang hai bên một cách dễ dàng → nghiền nát thức ăn

Độ dài ống tiêu hóa

Ống tiêu hóa ngắn

Ống tiêu hóa rất dài

Các thành phần của ống tiêu hóa

Các thành phần tương tự cấu tạo chung

- Thành phần của ống tiêu hóa có thêm một số bộ phận đặc biệt giúp cho quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn

+ Động vật nhai lại [trâu, bò] dạ dày có 4 ngăn

+ Động vật có dạ dày đơn [thỏ, ngựa] thì lại có manh tràng phát triển rất lớn

Hệ vi sinh vật cộng sinh

- Không có hệ vi sinh vật cộng sinh

- Hệ vi sinh vật cộng sinh rất phát triển

*. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

2. Sơ đồ 1: Qúa trình tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt:

Thức ăn

Miệng Thức ăn được nghiền nhỏ, thấm nước bọt

Thực quản

Cơ dạ dày co bóp, nhào trộn, nghiền thức ăn thành dạng dịch

Ruột non Protein, cacbohydrat a.a, đường đơn, a. béo, glyxerin, nucleotit

Ruột già Hấp thụ lại nước

Hậu môn Chất cặn bã được thải ra ngoài

3. Sơ đồ 2: Qúa trình tiêu hoá thức ăn ở động vật nhai lại [trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai…]

Thức ăn

Nhai lần 2 Miệng Nhai lần 1 [qua loa]

Thực quản

Dạ cỏ

Co bóp, nhào trộn thức ăn với nước bọt

Thức ăn chủ yếu là xenlulôzơ

Co bóp, nhào trộn thức ăn với nước bọt, VSV

Dạ tổ ong

Thức ăn chủ yếu là xenlulôzơ Chất dinh dưỡng

Dạ lá sách

Co bóp, nhào trộn thức ăn với dịch vị

Dạ múi khế

Prôtêin trong thức ăn Pôlipeptit

[Dạ dày chính]

Ruột non Các chất hữu cơ Chất hữu cơ đơn giản

Ruột già

Hậu môn Chất cặn bã được thải ra ngoài

CHUYÊN ĐỀ: TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT

Trong thức ăn của động vật, các chất dinh dưỡng ở dạng các chất hữu cơ phức tạp và cơ thể không hấp thụ trực tiếp được. Vì vậy cần có một quá trình biến đổi các chất phức tạp thành các chất đơn giản để cơ thể có thể hấp thụ được. Quá trình biến đổi thức ăn từ chất phức tạp thành các chất đơn giản được gọi là quá trình tiêu hoá ở động vật. Quá trình tiêu hoá ở các nhóm động vật khác nhau diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau.

Câu hỏi 1: Tiêu hoá là gì? Vì sao thức ăn động vật ăn vào cần được tiêu hoá?

Câu hỏi 2: Căn cứ vào vị trí thức ăn được tiêu hoá thì quá trình tiêu hoá được chia thành mấy hình thức? Đặc điểm của mỗi dạng? Hình thức tiêu hoá nào cho phép tiêu hoá lượng thức ăn nhiều và có kích cỡ lớn hơn?

  1. Tiêu hóa là gì ?
  2. Khái niệm:

Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

  1. Các hình thức tiêu hoá :

Tiêu hóa ở động vật gồm:

- Tiêu hóa nội bào [tiêu hoá trong tế bào]

- Tiêu hóa ngoại bào[tiêu hoá bên ngoài tế bào].

II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

- Đại diện : trùng roi, trùng giày, amip …

- Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá

- Hình thức tiêu hoá nội bào

- Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn : + Màng tế bào lõm dẫn vào hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong + Lizoxom gắn vào không bào tiêu hoá , các enzyme của lizoxom vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất đơn giản + Hấp thu chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất, phấn thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được đưa ra khỏi tế bào chất theo kiểu xuất bào

Hình 1 : Tiêu hoá nội bào ở trùng giày

III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa

- Động vật : Ruột khoang và Giun dẹp. - Cấu tạo túi tiêu hóa : Hình túi , túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất [vừa là nơi thức ăn đi vào và chất thải tiêu hoá đi ra ], trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.

- Hình thức tiêu hoá : tiêu hoá ngoại bào →tiêu hoá nội bào .

- Quá trình tiêu hoá :

Khi thức ăn vào trong túi tiêu hoá, các tế bào tuyến tiết enzyme tiêu hoá để thuỷ phân các thức ăn thành các phần có kích thước bé hơn [ tiêu hoá ngoại bào ] → Thức ăn được tiêu hoá dở dang được vận chuyển vào trong tế bào biểu mô để tiến hành tiêu hoá nội bào → Các chất dinh dưỡng được giữ lại, các chất thải được đưa ra lỗ thông trở lại môi trường .

Hình 2 : Tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá của thuỷ tức

IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa

- Động vật : Động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống. - Cấu tạo ống tiêu hoá :

Ống tiêu hoá được phân hoá thành nhiều bộ phận thực hiện các chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn và các tuyến tiêu hoá

Hình 1 : Ống tiêu hoá ở giun đất Hình 2 : Ống tiêu hoá ở châu chấu

Hình 2 : Ống tiêu hoá ở châu chấu

Hình 3 : Ống tiêu hoá ở lớp Bò sátHình 4 : Ống tiêu hoá ở lớp Chim

Hình 4 : Ống tiêu hoá ở lớp Chim

- Quá trình tiêu hoá trong ống tiêu hoá :

Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa thành các chất hữu cơ đơn giản sau đó được hấp thụ vào máu.

Các chất không được tiêu hoá trong ống tiêu hoá sẽ thành phân và thải ra ngoài theo lỗ hậu môn

Thức ăn được di chuyển theo một chiều trong ống tiêu hoá

V.Đặc điểm tiêu hoá ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật

Hình 5: Ống tiêu hoá của chó Hình 7 : Ống tiêu hoá của thú ăn thực vật

Bảng 1: So sánh đặc điểm thức ăn và cấu tạo tiêu hoá ở thú ăn thực vật và thú ăn thịt

Đặc điểm so sánh

Thú ăn thịt

Thú ăn thực vật

Thức ăn

Thức ăn mềm và giàu chất dinh dưỡng

Thức ăn thô cứng và ít chất dinh dưỡng , khó tiêu hoá [ vì có thành xenlulozo]

Răng

- Răng cửa sắc nhọn → lấy thịt ra khỏi xương.

- Răng nanh nhọn và dài→ cắm và giữ mồi cho chặt.

- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắn thịt thành các mảnh nhỏ để dễ nuốt.

- Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng.

- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ [trâu].

- Răng trước hàm và răng hàm phát triển có nhiều gờ → nghiền nát cỏ khi nhai.

Dạ dày

- Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn.

- Thịt được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học giống như trong dạ dày người [dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn và làm thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thủy phân prôtêin thành các peptit].

- Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn, lớn [1 túi].

- Dạ dày trâu, bò có 4 túi là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.

Dạ cỏ là nơi dự trữ, làm mềm thức ăn khô và lên men. Trong dạ cỏ có rất nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng khác.

Dạ tổ ong góp phần đưa thức ăn lên miệng để nhai lại.

Dạ lá sách giúp hấp thụ lại nước.

Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.

Ruột non

- Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của thú ăn thực vật.

- Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.

- Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt.

- Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.

Manh tràng

[ruột tịt]

Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hóa thức ăn.

Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlolozo và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật.

Chủ Đề