So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ

Đề bài: So sánh nghệ thuật xây dựng hai nhân vật Mị và A Phủ

Bài làm

Loading...

Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc cho thầy thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tô Hoài. Các nhân vật được tạo dựng với những nét tính cách riêng biệt, độc đáo. Mỗi nhân vật lại được khắc hoạ bằng những thủ pháp nghệ thuật khác nhau.

Với nhân vật Mị, tác giả chọn điểm nhìn từ bên trong để khám phá những quá trình tâm lí phong phú, phức tạp; qua đó tái hiện những diễn biến, những đổi thay trong tâm hồn người con gái miền cao lặng lẽ mà mạnh mẽ, quyết liệt trong khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.

Bonus:
» Tổng ôn kiến thức về tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
» Phân tích nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Trong khi đó, nhân vật A Phủ lại chủ yếu được khắc hoạ qua hành động để làm nổi bật tính cách táo bạo, gan góc và tinh thần phản kháng của một chàng trai miền núi có tâm hồn tự do, phóng khoáng.

So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ
Minh hoạ Nhân vật Mị và A Phủ trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Đề bài: So sánh nghệ thuật xây dựng hai nhân vật Mị và A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Bài làm

Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, người đọc hẳn ai cũng ấn tượng với Mỵ và A Phủ từ hai con người với hai số phận bất hạnh riêng biệt đã trở thành một đôi vợ chồng sống và đi theo cách mạng. Có thể nói nhà văn Tô Hoài đã rất thành công trong nghệ thuật xây dựng cả hai nhân vật trên.

Với Mỵ, tác giả sử dụng bút pháp miêu tả kết hợp cùng đấu tranh trong nội tâm nhân vật để xây dựng nên một hình ảnh cô Mỵ giàu cảm xúc, đầy lòng tự trọng và có cá tính. Cả Mỵ và A Phủ đều được tác giả xây dựng dựa trên hình mẫu thực ngoài đời thực. Chính vì vậy thông qua họ ta có thể thấy được những đức tính, những nét riêng của những con người sống trong bối cảnh hủ tục của đồng bào miền núi. Cô Mỵ được miêu tả là một người duyên dáng, khéo léo, giỏi giang lại hiếu thảo đầy tình cảm, chính vì vậy khi bị bắt làm con dâu đi ở đợ, cô mới phản ứng dữ dội và lựa chọn cho mình cái chết còn hơn chịu kiếp sống làm con trâu con ngựa cho nhà thống lí Pá Tra. Diễn biến nội tâm trong tâm hồn Mỵ thực sự rất hợp tình hợp lí và theo đúng với mạch tư tưởng cùng tiến trình phát triển của sự việc. Mọi suy nghĩ của Mỵ thay đổi trong quá trình Mỵ lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa cho đến lúc sức sống trong Mỵ sống lại lần thứ nhất vào đêm tình mùa xuân và lần thứ hai là trong đêm mùa đông. Miêu tả được những sự thay đổi này, nhà văn đã khiến người đọc vô cùng cảm thông và đồng tình với những hành động, việc làm của Mỵ.

So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ

Nhân vật A Phủ cũng giống như Mỵ, được tác giả miêu tả khắc họa cả về tính cách và số phận của họ. Số phận của A Phủ có nhiều điểm tương đồng với số phận của Mỵ đều vô cùng bất hạnh và vất vả. Thế nhưng thay vì tập trung vào miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật giống Mỵ thì tác giả khi tả A Phủ lại tập trung vào tính cách và hành động. A Phủ là người có tính cách thẳng thắn, gan dạ, bộc trực. Không những vậy, anh là người có sức mạnh lại chăm chỉ, cần mẫn, là niềm mơ ước của nhiều cô gái. A Phủ cũng bị thế lực của gia đình nhà thống lí Pá Tra, đại diện của chế độ phong kiến bắt bớ và phải sống kiếp trâu ngựa làm lụng vất vả không công cho nhà họ. A Phủ là người ít nói, anh làm gì cũng dứt khoát rõ ràng, bị hổ ăn mất bò, anh về báo với nhà Pá Tra rồi lại ngay lập tức đi vào rừng tìm bò. Khi được cởi dây trói, anh cũng bằng toàn bộ sức lực của bản thân mà vùng lên chạy. Anh luôn tận dụng những cơ hội, hành động hết mình để được sống, để được tự do và con người anh đúng là con người của tự do, của cuộc sống bên ngoài.

Loading...

Hai nhân vật được miêu tả trên hai góc độ khác nhau, một người tập trung vào diễn biến nội tâm, tâm trạng một người lại được miêu tả tập trung trên hành động thế nhưng họ là hai mảnh ghép hoàn hảo cho tác phẩm. Thông qua hai nhân vật này mà giá trị hiện thực cùng giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện rõ nét. Không những tác giả phơi bày bộ mặt giai cấp thống trị và cuộc sống của người dân nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà qua đó còn cho thấy ánh sáng của Đảng của cách mạng đã mở ra một con đường mới cho họ, cho họ một cuộc sống có lí tưởng và những định hướng rõ ràng trong về sau.

>>> XEM THÊM :

  • so sánh nhận vật mị với nhân vật người vợ nhặt

  • so sánh nhân vật mị với người đàn bà hàng chài

  • sự biến đổi nhận thức của phùng và đẩu trong chiếc thuyền ngoài xa

Loading...
Spread the love
Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị | Làm văn mẫu
So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ
So sánh nhân vật Tràng và A Phủ | Làm văn mẫu
So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ
Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn | Làm văn mẫu
So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ
Nỗi khát khao sống khát khao hạnh phúc gia đình | Văn mẫu
So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ
Mỗi ngọn bút là một dòng cảm nhận đặc sắc của từng tác giả | Văn mẫu
So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ
Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ Nhặt | Văn mẫu
So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ
Cảm nhận về bi kịch bị tha hóa của Trương Ba | Làm văn mẫu
So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ
Cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà hàng chài | Văn mẫu
So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ
Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi | Làm văn mẫu
So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ
Cảm hứng lãng mạn và bi tráng trong bài thơ Tây Tiến | Làm văn mẫu
So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ
Bàn về nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt | Làm văn mẫu
So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật mị và a phủ
So sánh nhân vật Mị với người đàn bà hàng chài | Văn mẫu

✅ So sánh nghệ thuật xây dựng hai nhân vật Mị và A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài năm 2022

Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ

  • 6 chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong Vợ chồng A Phủ
  • Dàn ý phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ
    • Dàn ý số 1
    • Dàn ý số 2
  • Phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ - Mẫu 1
  • Phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ - Mẫu 2
  • Phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ - Mẫu 3
  • Phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ - Mẫu 4

6 chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong Vợ chồng A Phủ

1. Căn buồng Mị nằm

– Căn buồng ấy kín mít, có ô vuông bằng bàn tay. Hình ảnh đó giàu sức gợi, khiến người ta liên tưởng đến nhà tù, một thứ ngục thất đang giam hãm đời Mị. Đó là một không gian nhỏ bé, trơ trọi đối lập với cái mênh mông, rộng lớn của đất trời Tây Bắc.

– Chân dung số phận khổ đau của đời Mị được nhà văn khắc họa thật rõ nét: Mị sống câm lặng như đá núi “không nói”, lầm lũi,chậm chạp trợ lì như “con rùa” quẩn quanh nơi có cửa. Nếu ở trên, Mị có lúc tưởng mình là “con trâu Con ngựa” – Nhưng hình ảnh đó mới chỉ gợi nỗi khổ cực vì lao động vất vả thì hình ảnh “con rùa” có sức ám ảnh mang ý nghĩa về thân phận bị đè nén, bị bỏ quên. Mị mất hết ý niệm về không gian, thời gian: chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Cuộc sống của Mị không có sắc màu, âm thanh, không có cảm ngắn dài thời gian, không chia biệt đêm ngày.

– Căn buồng ấy là biểu tượng cho ngục thất tinh thần, địa ngục trần gian giam cầm khát vọng sống, khát vọng tự do của đời Mị

– Nhà văn đã tố cáo sâu sắc chế độ cai trị miền núi đã đầy đọa con người, làm tê liệt quyền sống, quyền khao khát hạnh phúc của họ.

2. Dòng nước mắt A Phủ

– Do sơ ý để hổ bắt mất bò, A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng, bỏ mặc cho đói rét suốt mấy đêm liền giữa kì sương muối khắc nghiệt ở Hồng Ngài, còn Mị sau bao năm bị đọa đày cùng cực cũng đã trở nên chai lì. Những đêm trước, tuy vẫn trở dậy thổi lửa, hơ tay, nhìn thấy A Phủ bị trói nhưng Mị chỉ dửng dưng, vô cảm. Đêm ấy, trong nỗi bất lực, bế tắc và hoàn toàn tuyệt vọng, A Phủ đã khóc, đúng lúc đó, Mị nhìn sang và bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ.

– Trực tiếp bộc lộ những cảm xúc: đau đớn, tuyệt vọng… trong hoàn cảnh cùng đường của A Phủ

– Tạo ra bước ngoặt quan trọng trong tâm lí nhân vật Mị

– Thúc đẩy xung đột truyện lên đến cao trào, là đầu mối của một loạt những hành động bất ngờ làm thay đổi cuộc đời các nhân vật, vừa tạo sự vận động, phát triển của tính cách nhân vật vừa tạo sự vận động cho cốt truyện.

– Góp phần thể hiện giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm

– Thể hiện biệt tài phân tích tâm lí nhân vật của Tô Hoài

Có thể bạn quan tâm: Phân tích nhân vật A Phủ

3. Nắm lá ngón

– Xuất hiện ba lần trong tác phẩm và chỉ gắn liền với nhân vật Mị – người con gái miền cao lương thiện, xinh đẹp, tài hoa nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh.

– Mị – một cô gái miền cao đang tràn bung sức trẻ – ngay trong đêm tình hội xuân nồng nàn thì cuộc đời màu hồng chấm dứt. Cô bị trói gô như súc nô, bắt về nhà thống lí Pá Tra “cúng trình ma” như một món hàng. Người ta làm gì cuộc đời cô, thực sự lúc đó cô không biết, mãi cho đến lúc A Sử đứng trước mặt bố cô tuyên bố đã cúng trình ma, thôi thì cô đã là người nhà thống lí mất rồi! Một cú đánh ngã tự do, một cái rơi thật sự thẳng. Mị đi từ cuộc đời đẹp như trong tranh xuống hố sâu của địa ngục – nơi mà kẻ khác sống bằng âm thanh của tiếng than và hít thở hơi mùi máu, mà mỗi bước đi là một nỗi tủi nhục đến tột cùng. Mị sống không bằng chết, sống như một xác người trong kiếp cầm súc và rồi “có áp bức có đấu tranh”. Cô tìm về cha già, tay cầm nắm lá ngón. “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất. Nhưng lại là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới

– “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất để thoát khỏi cuộc sống nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Tiếc rằng đây là lối thoát để chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát để bước sang trang mới của cuộc đời Mị. Bởi vậy, chi tiết “lá ngón” gián tiếp cho thấy sự độc ác của giai cấp thống trị cũng như nỗi thống khổ của người dân lao động miền núi.

Quỳ lạy cha xong, nghe cha nói, Mị “bưng mặt khóc… ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng”. Tự tìm đến lá ngón – độc dược của rừng xanh – đã là sự can đảm của Mị. Nhưng ném đi độc dược để tiếp tục sống khổ lại càng can đảm hơn. Đối với Mị, thà chết đi hơn sống nhục, nhưng rồi lại thà sống nhục còn hơn bất hiếu. Chính chữ hiếu là bản lĩnh cao đẹp nơi người con gái trẻ.

4. Tiếng sáo đêm xuân

– Nằm ở phần giữa tác phẩm

– Tiếng sáo được miêu tả từ xa đến gần, với những cung bậc khác nhau: khi tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng, tiếng sáo lửng lơ bay ngoài đường, trong đầu Mị , rập rờn tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi

– Là chi tiết có ý nghĩa tả thực về nét đẹp văn hóa của miền núi cao Tây Bắc, khiến người ta liên tưởng đến âm thanh quen thuộc, gần gũi của núi rừng trong những đêm xuân ở Hồng Ngài.

– Tiếng sáo mang đến chất thơ, làm dịu mát cuộc sống trăm đắng ngàn cay với nỗi đời CƠ cực của con người nơi đây, khiển mảnh đất Tây Bắc vốn xa lạ, hoang vu trở nên gần gũi, thơ mộng.

– Diễn tả vẻ đẹp tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân. Tiếng sáo lay thức tâm hồn Mị, khiến lòng Mị thiết tha, bồi hồi, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi và những kí ức đẹp đẽ nồng nàn của người con gái đã trở về. Tiếng sáo đã làm bừng lên khát vọng sống

– Chi tiết giàu chất thơ, lai láng dư vị trữ tình có sức sống lâu bên trong tâm hồn người

5. Câu hát

– Những câu hát này Mị không nghe trực tiếp, nó là lời Mị tự “nhẩm thầm” khi nghe tiếng sáo. Và một điều không phải ngẫu nhiên: chúng đều là lời ca của những người đang yêu hoặc đang đi tìm tình yêu, thể hiện khát vọng tình yêu – đặc biệt là khát vọng tình yêu tự do (hãy chú ý từ thể chủ động: “ta đi tìm người yêu, cô gái không yêu có quyền từ chối bắt pao, cô có quyền lựa chọn: “em yêu người nào, em bắt pao nào”…). Trước khi về nhà thống lí, Mị từng có một thời tuổi trẻ say mê theo tiếng sáo, theo lời hát. Và Mị đã từng yêu. Mị về nhà thổng lí với thân phận con dâu gạt nợ, bị cầm tù trong một cuộc hôn nhân ép buộc: “A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau Chính những lời ca đẹp cùng với tiếng sáo, chứ không phải chỉ bản thân tiếng sáo – đã gọi về quá khứ hạnh phúc gắn với tình yêu, tuổi trẻ, từ đó thổi bùng dậy khao khát yêu và sống trong tâm hồn Mị. Làm phép giả định ngược lại, nếu đó chỉ là những lời ca buồn, tiếng than não nuột cho thân phận thì có thể nhận được đồng cảm nhưng chưa chắc đã làm bừng lên khát vọng sống trong nhân vật.

– Về nghệ thuật: cùng với tiếng sáo, những câu hát góp phần thúc đẩy, tạo bước ngoặt trong diễn biến tâm lí của Mị. Chúng cũng tạo nên sắc thái trữ tình, chất thơ cho tác phẩm. “Chất Tây Bắc” rất riêng của vợ chồng A Phủ không chỉ được gợi ra từ cảnh sắc thiên nhiên, phong tục, Con người… mà còn từ chính những lời ca như thế.

6. Sự xuất hiện của Mị

“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”

Người con gái Tây Bắc đâu chỉ làm chỉ làm những công việc nhẹ nhàng như “quay sợi gai”, dưới sự áp bức, bóc lột tàn nhẫn của bọn thực dân, chúa đất, người con gái ở đây còn phải làm những công việc nặng nhọc của cả đàn ông. Trong nhà thống lí Pá Tra, Mị chẳng những “quay sợi gai, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi”, mà còn “cõng nước dưới khe suối lên”. “Cõng nước”, hai tiếng ấy gợi ra cái tư thế khom lưng cúi người cõng ống nước to và nặng trên lưng. Phải chăng công việc này đã khiến bờ lưng người đàn bà ngày càng còng xuống, dáng đi lom khom, vì thế mà “lúc nào cũng cúi mặt”. Song, ám ảnh nhất trong đoạn văn này có lẽ là lúc nào “cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.

Chỉ với hai câu văn giản dị ấy thôi, bản chất sự vật đã hiện lên khá rõ nét. Câu văn cũng như dài thêm ra để đọc giả lĩnh hội một cách thấu đáo. Vị trí của Mị xuất hiện đã nói lên tất cả “ngồi quay sợi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa”. Còn hình ảnh nào đắt hơn chi tiết đó? Sự hiện diện song song giữa “cô gái – tàu ngựa – tảng đá” cho thấy sự ngang tầm giữa các chủ thể: “người và súc vật, súc vật và vô tri”. Hay đó cũng chính là ngụ ý của tác giả muốn nói đến cái xã hội đương thời. Cái thực tại xám xịt này là hệ luỵ của chế độ thực dân phong kiến thối tha, là kết cục bi thương của con người lành tính. Mị – một cô gái miền cao đang tràn bung sức trẻ – ngay trong đêm tình hội xuân nồng nàn thì cuộc đời màu hồng chấm dứt. Với cái cúi mặt và nét buồn rười rượi chứa đựng nhiều nỗi vất vả, người đọc như xót xa, cảm thông cho nhân vật nhưng cũng không khỏi tò mò về cuộc đời của người phụ nữ ấy.

Nhận xét về nghệ thuật thể hiện nhân vật A Phủ của Tô Hoài?

Nhận xét về nghệ thuật thể hiện nhân vật A Phủ của Tô Hoài?

Câu trả lời:

Nghệ thuật thể hiện nhân vật A Phủ của Tô Hoài:

  • A Phủ được nhìn từ bên ngoài với những lời nói ngắn gọn, hành động dữ dội mạnh mẽ.Bằng bút pháp cá thể hóa, nhà văn đã xây dựng nên nhân vật đại diện cho những con người có phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu số phận bất hạnh, đau khổ: A Phủ tiêu biểu cho kiểu nhân vật hành động.
  • Nhà văn đã thành công trong nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ đều gắn với những tính cách, những chuyển biến tâm lí đầy tinh vi của nhân vật được thể hiện rõ nét.
  • Truyện được kể theo ngôi thứ ba, điểm nhìn trần thuật có sự thay đổi từ điểm nhìn của người đi xa về đến điểm nhìn của người trong cuộc nên vừa mang tính khách quan lại vừa chứa chan sự cảm thông với nhân vật.
  • Ngôn ngữ văn xuôi đậm chất thơ cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.

So sánh nghệ thuật xây dựng hai nhân vật Mị và A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài năm 2022

Top 1 ✅ So sánh nghệ thuật xây dựng hai nhân vật Mị và A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài năm 2022 được cập nhật mới nhất lúc 2021-11-07 22:36:09 cùng với các chủ đề liên quan khác