So sánh răng sứ ht smile và ceramill

Bọc răng sứ thẩm mỹ là một phương pháp phục hình răng thẩm mỹ được nhiều người ưa chuộng. Song hiện trên thị trường do có nhiều loại răng sứ nên khách hàng rất khó có thể lựa chọn cho mình loại răng sứ phù hợp. Bài viết dưới đây Nha khoa Singae sẽ giúp khách hàng so sánh các loại răng sứ chuẩn xác nhất để các bạn có thể nắm chắc mọi thông tin cần thiết về răng sứ.

Răng sứ là gì?

Để so sánh các loại răng sứ, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về bản chất răng sứ là gì? Tác dụng của răng sứ như thế nào?

Về bản chất, răng sứ là mão bao bọc một phần hoặc toàn phần thân răng giúp bảo vệ răng hoặc tái tạo lại hình dáng cũng như màu sắc của răng. Hiểu một cách đơn giản, thì răng sứ được xem như là một tấm lá chắn bảo vệ răng khỏi những tác động ngoại cảnh, cùng với đó là khắc phục răng hư cả về chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

Phân theo nguyên liệu cấu thành, răng sứ có 2 loại chính, phổ biến nhất là: răng sứ kim loại và răng toàn sứ.

So sánh răng sứ ht smile và ceramill
So sánh các loại răng sứ hiện nay

Răng sứ kim loại

Răng sứ kim loại là vật liệu cổ điển trong nha khoa thẩm mỹ. Bởi có giá thành thấp nên loại răng giả này vẫn được nhiều người chọn lựa. Có 2 dòng răng kim loại phổ biến: răng sứ kim loại thường và răng sứ kim loại Titan.

Xem thêm: Bọc răng sứ có bền không

Răng sứ kim loại thường

Là loại răng sứ có phần khung sườn làm từ hợp kim Nike –Crom (Ni-Cr) hoặc Coban-Crom (Co-Cr). Răng sứ kim loại thường bên ngoài được phủ một lớp sứ trắng, mỏng nhằm tăng tính thẩm mỹ, thông thường là Ceramco3.

So sánh răng sứ ht smile và ceramill
Răng sứ kim loại

Ưu điểm

  • Răng sứ kim loại thường có độ cứng và độ chịu lực khá ổn
  • Khả năng ăn nhai thoải mái
  • Chi phí thấp

Hạn chế

  • Sau một thời gian bị đổi màu răng thật, đen cổ răng gây mất thẩm mỹ. Khách hàng cần cân nhắc điều này khi so sánh các loại răng sứ, giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ.
  • Phải mài răng nhiều hơn để vừa với mão.
  • Tính thẩm mỹ không cao.
  • Lộ ánh đen kim loại ở bên trong khi có ánh sáng chiếu vào.
  • Tuổi thọ chỉ từ 5 đến 7 năm

Với đặc điểm trên có thể thấy, răng sứ kim loại thường sẽ phù hợp với người có tài chính hạn chế, người cao tuổi, hoặc người không cần quá ưu tiên về vấn đề thẩm mỹ mà chỉ cần khắc phục răng hư hỏng, phục hồi chức năng ăn nhai của răng.

Đánh giá

  • Tính thẩm mỹ: 1/5
  • Độ chịu lực: 2/5
  • Độ lành tính: 2/5
  • Tuổi thọ vật liệu: 2/5
  • Giá thành: 5/5

Răng sứ kim loại Titan

Răng sứ Titan còn được gọi là răng sứ hợp kim Titan có lớp sườn sứ được làm bằng hợp kim Titan, bên ngoài được làm hoàn toàn từ sứ.

Cấu tạo của răng sứ Titan khá giống với răng sứ kim loại với phần khung là Niken-Crom-Titan. Trong đó chất liệu Titanium chiếm khoảng 4-6%, giúp nó có trọng lượng nhẹ hơn răng sứ kim loại thường nhưng lại chắc khoẻ hơn.

Bởi chất liệu Titanium có tính tương hợp sinh học tốt, không gây kích ứng với cơ thể nên chi phí làm răng sứ Titan sẽ cao hơn so với răng sứ kim loại thường.

Ưu điểm

  • Độ bền, tính thẩm mỹ cao hơn răng sứ kim loại thường
  • Tính tương thích sinh học khá cao, an toàn, ít gây kích ứng
  • Tuổi thọ tương đối từ 7 – 10 năm
  • Giá thành vừa phải, hợp với túi tiền của nhiều khách hàng

Hạn chế

  • Tính tương thích không đạt được độ tuyệt đối
  • Màu răng hơi đục, độ sáng thấp, tính thẩm mỹ không cao do kim loại bị oxi hoá trong môi trường khoang miệng

Đánh giá

  • Tính thẩm mỹ: 2/5
  • Độ chịu lực: 3/5
  • Độ lành tính: 3/5
  • Tuổi thọ vật liệu: 3/5
  • Giá thành: 4/5

Xem thêm: Bọc răng sứ có tẩy trắng được không

Răng toàn sứ

Khi so sánh các loại răng sứ, chúng ta không thể không nhắc tới răng toàn sứ. Răng toàn sứ ra đời đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ phục hình răng thẩm mỹ, không chỉ giúp hồi phục chức năng ăn nhai mà còn màn lại tình thẩm mỹ rất cao. Răng toàn sứ cũng có nhiều dòng sản phẩm khác nhau như: Emax, Cercon, Lava, Sagemax, HT Smile,…

So sánh răng sứ ht smile và ceramill
Răng toàn sứ

Răng sứ Emax

Răng sứ Emax là loại răng toàn sứ được nhiều người ưa chuộng nên khi so sánh các loại răng chứ, chúng ta không thể bỏ qua loại răng sứ này.

Emax có lớp sườn bên trong được cấu tạo từ những sợi gốm sứ thủy tinh công nghệ cao. Lớp sườn này cùng 5 lớp sứ đắp bên ngoài có đặc tính thấu quang như răng thật giúp răng sứ Emax có độ trong cùng màu sắc sinh động như răng tự nhiên.

Ưu điểm

Răng sứ E-Max là một trong những dòng sứ có tuổi thọ cao nhất. Ngoài ra tính thấu quang giống như ngà răng giúp khó phân biệt răng sứ Emax với răng thật bằng mắt thường. Đặc biệt răng E – max còn có tính trơn bóng giúp răng bớt nhạy cảm, ngăn ngừa mảng bám, giữ màu sắc răng luôn tự nhiên.

Các nghiên cứu đều cho thấy răng sứ E – Max an toàn, không kích ứng, có thể tồn tại trong khoang miệng rất nhiều năm.

Hạn chế

So với các dòng sứ khác như Herazi, Cercon,… răng sứ E – Max có độ cứng chưa cao (400 mpa) nên không thích hợp cho việc làm cầu răng sứ quá dài. Ngoài ra Emax cũng có chi phí khá cao, nên khi so sánh các loại răng sứ thì đây chính là điểm trừ của E – max.

Đánh giá

  • Tính thẩm mỹ: 5/5
  • Độ chịu lực: 4/5
  • Độ lành tính (không gây kích ứng): 5/5
  • Tuổi thọ vật liệu: 4/5
  • Giá thành: 3.5/5

Răng sứ Cercon

Răng sứ Cercon cũng là một “đối thủ đáng gờm” trong bảng so sánh các loại răng sứ. Bởi răng sứ Cercon cũng là loại răng toàn sứ được sản xuất theo công nghệ CAD/CAM với phần sườn được đúc bằng Zirconia. Do vậy, giống như các loại răng sứ Zirconia khác, răng sứ Cercon cũng có những đặc điểm như: độ chính xác cao (tương thích với khuôn răng), chịu lực cao, độ bền cao, không kích ứng, an toàn với cơ thể người…

So sánh răng sứ ht smile và ceramill
Răng sứ Cercon

Ưu điểm

  • Tông màu đa dạng
  • Chỉ số chịu lực cao lên tới 1000 Mpa
  • Tương thích cao, không gây kích ứng với môi, nướu, có khả năng chống bám, chống nhiễm màu, nhiễm mùi cao

Hạn chế

  • Giá thành cao hơn răng sứ Emax trong khi chất lượng tương đương.
  • Lớp sườn sứ trong suốt Zirconia khó che lấp các phần tử màu xám của răng nên không phù hợp với trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh nặng. Khi so sánh các loại răng sứ, khách hàng cần lưu ý điều này.

Đánh giá

  • Tính thẩm mỹ: 4/5
  • Độ chịu lực: 4,5/5
  • Độ lành tính: 5/5
  • Tuổi thọ vật liệu: 4,5/5
  • Giá thành: 3/5

Răng sứ Ceramill

Răng sứ Ceramill được xuất xứ từ Đức bằng công nghệ CAD/CAM, với cấu tạo sườn là Zirconia. Ceramill an toàn với cơ thể và môi trường miệng, khả năng chịu lực cao, trọng lượng nhẹ. Được phủ lớp sứ Zolid bên ngoài nên Ceramill có màu tráng bóng rất tự nhiên.

Ưu điểm

  • Ceramill có độ trắng sáng và độ trong tự nhiên, tinh tế
  • Bảng màu của Ceramill đa dạng, đáp ứng được nhiều sở thích khác nhau
  • Phần sườn sứ Zirconia có độ chịu lực rất cao, lên đến 1566 Mpa
  • Khả năng tương thích sinh học của Ceramill cao. Khả năng chống mảng bám, chống bị ăn mòn
  • Tuổi thọ của răng Ceramill rất cao

Hạn chế

  • Ceramill có chi phí rất cao do nguyên liệu chưa được phổ biến ở Việt Nam, phải nhập khẩu ở nước ngoài
  • Quy trình chế tác răng sứ Ceramill cũng khó khăn, đòi hỏi phải có các loại máy móc hiện đại, điều này đẩy giá làm răng càng cao hơn

Đánh giá

  • Tính thẩm mỹ: 4/5
  • Độ chịu lực: 4,5/5
  • Độ lành tính 5/5
  • Tuổi thọ: 5/5
  • Giá thành: 2/5

Răng sứ Lava

Răng sứ tiếp cuối cùng được nhắc đến trong bảng so sánh các loại răng sứ là răng sứ Lava.

Răng toàn sứ Lava được sản xuất bởi công ty 3M của Mỹ, ứng dụng kỹ thuật CAD/ CAM với nhiều bảng màu, đáp ứng được nhu cầu cũng như sở thích của từng khách hàng.

Với công nghệ phục hình Nano, răng toàn sứ Lava có khả năng chống oxi hóa từ thức ăn và tuyến nước bọt tốt, nhờ đó giúp răng bền chắc hơn.

Ưu điểm

  • Răng toàn sứ Lava cấu tạo khối sứ nguyên chất đạt độ thẩm mỹ khá cao
  • Sứ Lava Khả năng chống bám, chống nhiễm màu tốt
  • Răng sứ Lava được đánh giá cực kỳ lành tính với cơ thể. Không gây kích ứng với nướu, lưỡi,…

Hạn chế

  • Răng toàn sứ Lava có tuổi thọ răng chỉ ở mức khá
  • Khả năng chịu lực của răng toàn sứ Lava không cao
  • Răng sứ Lava có mức chi phí rất cao (cao nhất trong các loại răng sứ phổ biến tại Việt Nam hiện nay). Có thể nói, giá thành cao chính là hạn chế lớn nhất khi so sánh các loại răng sứ của sứ Lava

Đánh giá

  • Tính thẩm mỹ: 5/5
  • Độ chịu lực: 4/5
  • Độ lành tính: 5/5
  • Tuổi thọ vật liệu: 4/5
  • Giá thành: 1/5

Qua nội dung bài viết trên, Nha khoa Singae hy vọng đã giúp bạn các bạn so sánh các loại răng sứ đang phổ biến hiện nay. Singae chúc các bạn sẽ có một hàm răng như ý và khi bạn cần chúng tôi sẵn sàng tư vấn.