Số sánh sử khác biệt giữa chữ Hán và chữ Nôm

Trước khi tìm hiểu chữ Nôm, tìm hiểu sơ lược về chữ Hán:

Chữ Hán, hay Hán tự [chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字], Hán văn [漢文/汉文], chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc. Chữ Hán có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Tại Trung Quốc, trước thời nhà Tần, chữ Hán được gọi là văn 文 hoặc danh 名.

Từ nhà Tần cho đến trước khi tên gọi Hán tự 漢字 [chữ Hán] trở nên phổ biến chữ Hán thường chỉ được gọi là văn 文, tự 字 hoặc văn tự 文字. Theo sách Thuyết văn giải tự [說文解字] do Hứa Thận biên soạn vào thời Đông Hán thì giữa văn 文 và tự 字 vốn là có sự phân công ý nghĩa, chứ không phải là hoàn toàn đồng nghĩa. Văn 文 là chỉ chữ tượng hình và chỉ sự, tự 字 là chỉ chữ hình thanh và hội ý. Về sau người ta không còn phân biệt văn 文 và tự 字 nữa, chữ viết dù thuộc loại gì cũng đều có thể gọi là văn 文 hoặc tự 字.

Các tên gọi dùng để chỉ chữ Hán đã nêu ở trên đều có nghĩa là chữ, chữ viết, chúng không phải là tên gọi chuyên chỉ chữ Hán.

Tên gọi Hán tự 漢字 xuất hiện sớm nhất là trong Kim sử, một bộ sách sử được biên soạn vào thời nhà Nguyên. Tuy nhiên khi đó Hán tự 漢字 không phải là một tên gọi phổ biến của chữ Hán. Chỉ cho đến thời cận đại [tại Trung Quốc đại lục lịch sử Trung Quốc cận đại thường được tính là từ năm 1840 đến năm 1949] tên gọi Hán tự 漢字 mới dần dần được biết đến và sử dụng rộng rãi.

Ví dụ viết chữ Hán = chữ Nho, con Ngựa, viết : 馬 [phát âm là mã]. Danh từ chữ nho được dùng để chỉ chữ Hán do người Việt dùng trong các văn bản ở Việt Nam.

Chữ Nôm:

Chữ có nghĩa là văn tự, Nôm có nghĩa là lời nói hay là Nam [đối lập với Trung Quốc] cả từ này có nghĩa là văn tự của lời nói hay văn tự của nước Nam, nó đối lập với văn tự chính thống chữ Nho = chữ Hán với ý nghĩa là văn tự của nhà nho.

Chữ Nôm thuộc loại hình văn tự khối vuông nghĩa là toàn bộ chữ được cấu tạo trong một ô vuông, được xây dựng trên cơ sở chất liệu là chữ Hán và được đọc theo âm Việt.


Ví dụ : ChữNômviết : 字 喃

Viết theo chữ Hán [còn gọi chữ Nho]: 國 音

Viết theo chữ Quốc ngữ hiện nay: Chữ Nôm

Hán Việt:

Từ Hán-Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán-Việt ngày nay được ghi bằng ký tự Latinh.

Điển hình bài thơ Hán Việt:

Sàng tiềnminhnguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọngminhnguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Dịch ra tiếng Quốc Ngữ:

Đầu tường trăng sáng soi,
Ngỡ là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

Phiên âm Pinyin [tiếng Trung]:

Chuáng qián míng yuè guāng

Yí shì dìshàng shuāng

Jǔ tóu wàng míng yuè

Dītóu sī gùxiāng

Dịch ra tiếng Anh
Head moon light,

The mist is on the ground.

Raise your head to look at the bright moon,

Bow to remember.

Ví dụ thêm 1 bài thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt : Nam Quốc Sơn Hà

Viết theo tiếng Hán:

南國山河

南 國 山 河 南 帝 居

截 然 定 分 在 天 書

如 何 逆 虜 來 侵 犯

汝 等 行 看 取 敗 虛

[Phiên âm phát âm Hán-Việt]


Nam Quốc Sơn Hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Bản dịch của Trần Trọng Kim ra tiếng Quốc ngữ:

Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Có thể nói, chiếm một góc trong vành đai văn hóa Hán nói trên là Việt Nam. Một mặt, Việt Nam ở vào vị trí giữa của vành đai văn hóa Đông Á, có hoàn cảnh rất giống Nhật Bản ở chỗ cùng là điểm mà nhiều dân tộc dừng chân lại. Mặt khác, trong điều kiện địa lý tiếp giáp với Trung Quốc rất chặt chẽ, trên lục địa, Việt Nam cũng có điểm khá giống với Triều Tiên. Một điều hiển nhiên nữa là Việt Nam cũng giống Triều Tiên, cả hai nước cùng chịu sự thống trị lâu dài về chính trị của Trung Quốc, và cùng nảy nở nền văn hóa độc lập. Nói về mặt ngôn ngữ, tiếng Nhật và tiếng Triều, khác với tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ mang tính đơn lập cao, chúng thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính [ngôn ngữ Altai]. Cả hai ngôn ngữ này đều khó tiếp thu sự đồng hoá ngôn ngữ một cách triệt để. Trong khi đó, tiếng Việt cùng loại hình ngôn ngữ với tiếng Trung Quốc, nguy cơ đồng hoá ngày có nét khác hơn. Lịch sử văn tự này có nét rất đặc trưng. Nó chịu sự chi phối của Trung Quốc vào năm 111 trước CN, trong vòng 840 năm, kể từ khi chữ Hán trở thành văn tự chính thức bắt đầu từ lúc có chế độ khoa cử [1075], cho đến khi không còn chế độ khoa cử vào năm 1915 [miền Trung 1918], chữ Hán với tư cách là văn tự chính thức, Hán văn trở thành văn chương chính thức ở nước này. Tức là đối với trí thức Việt Nam, việc thông hiểu Hán văn [tiếng Trung Quốc] là điều kiện không thể thiếu được. Có thể nói đó là việc quan trọng hơn việc thông thạo tiếng mẹ đẻ. Và thế là biết chữ thực tế không có gì khác là biết chữ Hán.


Nhu cầu ghi lại tiếng nói dân tộc: Cũng giống như người Nhật, người Triều Tiên, trong một bộ phận tầng lớp trí thức này sinh nhu cầu muốn ghi lại tiếng nói dân tộc. Lúc này, người Việt cũng giống như người Nhật nảy sinh ý nghĩ thử ghi lại tiếng nói dân tộc bằng cách dùng chữ Hán vốn đã có bên cạnh mình và gia công thêm một chút. Đó là việc nảy sinh văn tự gọi là chữ Nôm.


Chữ Nôm xuất hiện ở Việt Nam khi chữ Hán đã vào Việt Nam và đã được hình thành một cách có hệ thống âm Hán Việt, nên ban đầu chữ Nôm thuần túy ghi âm Việt. Dần dần có những chữ Hán không ghi được âm Hán Việt cho nên các chữ Nôm sáng tạo được ra đời. Khi ý nguyện sáng tạo ra một dạng chữ riêng của người Việt trở nên mạnh mẽ hơn trong thời Lê, những chữ Nôm được tạo ra một cách có ý thức hơn đã giúp cho sự hình thành thêm nhiều chữ Nôm mới đủ để biểu đạt được tâm tư, nguyện vọng, tâm hồn và khí phách dân tộc trong các tác phẩm văn chương như thơ, phú, chiếu, cáo, biểu v.v.

Sự sáng tạo đó đã để lại cho đời sau những di sản thơ Nôm vô giá từ những bài thơ của Nguyễn Hàn Thuyên đến Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, từ Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông đến Bạch Vân am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ Đại Nam quốc sử diễn ca đến Đoạn trường tân thanh; từ những bài thất ngôn bát cú thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đến dạng song thất lục bát trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, thơ lục bát với Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Rồi thơ của Nguyễn Khuyến, Tú Xương v.v., và không ít những tác phẩm Nôm khuyết danh như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Tấm Cám, Lưu Bình Dương Lễ v.v.

Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến thế kỷ 16, khi các nhà truyền đạo phương Tây vào Việt Nam, họ đã dùng ký tự Latinh để phiên âm tiếng Việt, và chữ Quốc ngữ bắt đầu ra đời. Chữ Quốc ngữ bằng kýtự La Tinh dần dần thay thế chữ Hán Nôm do sự đơn giản dễ nhớ dễ học, thêm nữa, chữ Quốc ngữ tỏ ra hữu dụng khi phiên âm được các dấu thanh trong tiếng Việt. Chữ Nôm còn được dùng cho tới cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhưng ngày càng suy yếu trước sự bành trướng của chữ Quốc ngữ.

Di sản này hiện nay có nguy cơ tiêu vong. Sau khi chữ Quốc ngữ [dùng mẫu tự Latinh] phổ biến vào đầu thế kỷ 20, chữ Nôm dần dần mai một. Năm 1920, chính quyền thực dân Pháp ra lệnh cấm dùng chữ Nôm. Khi tiến trình Âu hóa ngày càng trở nên mạnh mẽ và được sự cổ súy của thủ lĩnh các phong trào duy tân đương thời, chữ Quốc ngữ đã trở nên phổ biến và khẳng định chỗ đứng của nó trong hệ thống văn tự mới của dân tộc theo mô hình phương Tây, thoát khỏi ảnh hưởng của phương Bắc. Đỉnh cao của chữ Quốc ngữ với Thơ mới và Tự lực văn đoàn đã trở thành sự cáo chung đối với văn tự truyền thống.

Ngày nay, ở Việt Nam và thế giới rất ít người còn đọc được văn bản chữ Nôm từ nguyên tác. Một phần quan trọng của lịch sử Việt Nam đã nằm ngoài tầm tay của 95 triệu người nói tiếng Việt.

Chữ Quốc ngữ ra đời tuy đơn giản, dễ nhớ dễ học. Tuy nhiên, có nhiều từ Việt bị dùng sai, nhưng do dùng lâu quen và do đó từ sai trở thành từ đúng [ví dụ: khốn nạn]. Và cũng chính vì việc từ khi sử dụng chữ Quốc ngữ không tiếp tục giảng dạy và học chữ Hán Nôm đã làm cho những thế hệ người Việt ngày nay không còn biết đến chữ Hán Nôm nữa, và không thể đọc được những tư liệu sách vở trong kho di sản Hán Nôm ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Chính vì điều đó mà ít có thế hệ người Việt sau này có thể hiểu rõ và dùng đúng tiếng Việt như nghĩa thật sự của nó [vì khoảng 70% tiếng Việt được hình thành từ tiếng Hán-Việt].

Chữ Nôm được đặt ra cũng còn để thỏa mãn nhu cầu quân sự và chính trị. Căn bản là chữ viết nhìn thì giống như chữ Hán nhưng phát âm và ý nghĩa thì hoàn toàn khác. Do đó khi Trung Quốc muốn tìm hiểu Việt Nam để mưu đồ xâm lăng, họ sẽ phải học thuần tiếng Nôm để thông thạo tình hình và đả thông các văn bản.

Nhìn chung chữ Nôm thường có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán [do phần lớn là những chữ buộc phải ghép 2 chữ Hán lại] nên khó nhớ hơn cả chữ Hán vốn cũng đã khó nhớ. Cách đọc cũng có khi không thống nhất hoặc một chữ có thể có nhiều cách đọc, nên có người nói rằng "chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán". Ngoài ra, việc "tam sao thất bản" là khó tránh khỏi, phần vì trình độ người thợ khắc chữ ngày xưa, phần vì khâu in mộc bản có chất lượng không cao [chữ bị nhòe, mất nét].

Đó là những hạn chế của ông cha, với một lịch sử không thể thay đổi mà dân tộc ta phải chấp nhận, để lại xúc cảm ngậm ngùi cho mỗi con dân Việt khi nhìn sang tiến trình bản địa hóa một cách có chọn lọc văn tự của Trung Hoa của những quốc gia đồng văn như Nhật Bản, Triều Tiên, những quốc gia đã thành công trong việc giản hóa chữ Hán thành những ký hiệu biểu âm thuận tiện khi sử dụng hơn rất nhiều. Đặc biệt là Triều Tiên với hệ thống 23 ký tự hết sức khoa học và dễ sử dụng do Hoàng đế Sejong sáng tạo đủ sức biểu đạt tư duy ngôn ngữ của dân tộc hoàn toàn không cần phải sử dụng các thành tố chữ Hán.

Tổng hợp

Tài liệu biên khảo 5

  • Kinh Dương Vương [vua của nước Xích Quỷ]
  • An Dương Vương [Thục Phán] nước Âu Lạc
  • Triệu Đà nước Nam Việt rộng lớn
  • 6 điều bí mật về phụ nữ thời La Mã cổ đại
  • 7 vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử
  • 7 điểm tộc Dayak giống người Việt cổ trên đảo Borneo
  • 316 Năm Vương Triều ĐẠI LÝ 22 Đời Vua Họ ĐOÀN
  • 900 Năm Triều Đại Nhà CHU Dài Nhất Lịch Sử TQ Giải Mã Qúa Trình Nhà TẦN Thôn Tính Nhà CHU
  • 1500 Năm Hình Nước ĐỨC
  • Ai Cập : Cái nôi của nền văn minh nhân loại
  • Alexander Đại đế : Có ước mơ trở thành một chiến binh anh hùng
  • Chuyện về Phạm Ngũ Lão và Mạc Cửu
  • Chữ Nôm là gì? Chữ Hán. Hán Việt
  • DANH TƯỚNG VÕ TÁNH
  • Danh sách các tướng lĩnh thời Hai Bà Trưng của nhà nước Lĩnh Nam
  • Hồ Động Đình- hồ nước linh thiêng trong huyền sử Việt + Lưỡng Quảng ngày nay
  • Cuộc đời Mahatma Gandhi
  • Có phải tại Trung Quốc vẫn còn đền thờ Hai Bà Trưng và quân tướng Lĩnh Nam ?
  • Bách Việt là ai ? Hán & Bách Việt
  • Diện tích nước Việt cổ xưa rộng như thế nào? | Lịch sử Việt Nam
  • Danh tướng Trần Khát Chân
  • Dương Diên Nghệ [874 937]
  • Dân tộc Mãn Châu
  • Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: Áng văn bất hủ
  • Hồ Động Đình- hồ nước linh thiêng trong huyền sử Việt
  • Hùng ca sử Việt-Lý thường Kiệt
  • Hùng Ca Sử Việt Quang Trung và Vùng Đất Lưỡng Quảng
  • Hoàng hậu Theodora, phụ nữ quyền lực bậc nhất
  • Giải mã bí ẩn Lăng vua Tự Đức công trình Lăng Tẩm đẹp nhất xứ Huế
  • Khảo sát: Tiếng Việt quyến rũ thứ nhì châu Á
  • Khám phá Nhật Bản và 7 thời kỳ Nhật Bản
  • Khởi nghĩa Lam Sơn Lê Lợi Chống quân Tàu [nhà Minh]
  • Lịch Sử 13 Triều Vua Nhà THANH 276 Năm Thịnh Suy Trong Lịch Sử Trung Quốc
  • Lịch sử Iran [lịch sử Ba Tư]
  • Lịch sử Singapore
  • Lịch sử Hong Kong
  • Lịch sử Hàn Quốc
  • Lịch sử Nhật Bản [ & 8 VIDEOS ]
  • Lịch sử Thái Lan
  • Lịch sử Đài Loan
  • LỊCH SỬ PHI LUẬT TÂN
  • Lịch Sử Campuchia Cao Miên Quốc 2000 Năm Lịch Sử
  • Lý do suy sụp của siêu đô thị cổ đại Angkor
  • Nhân Tông Trần Khâm Đức Phật giữa hoàng triều
  • Mạnh Thường Quân
  • Mông Cổ [Mongolia]
  • Mai Hắc Đế [Mai Thúc Loan]
  • Nguồn gốc chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ là công trình sáng tạo của cả một tập thể
  • Người Kinh ở Trung Quốc
  • Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
  • Phùng Hưng [761-802]
  • Sau ngàn năm Bắc thuộc, tại sao Việt Nam không bị nhập vào Trung Quốc?
  • Thế giới hiện nay có tổng cộng 204 quốc gia. Top 10 quân đội mạnh nhất thế giới
  • Tiếng Quan Thoại [Mandarin] và tiếng Quảng Đông [Cantonese] được nói ở đâu?
  • Tại sao có quốc gia nghèo, quốc gia giàu? [Nước giàu, nước nghèo?]
  • Tổng Thống Đầu Tiên Của Hoa Kỳ: George Washington
  • Tóm tắt nhanh lịch sử các triều đại Trung Quốc
  • Trận đánh lớn nhất của Thành Cát Tư Hãn. Nhà Kim. Đại Liệu [Khiết Đan] bị diệt vong
  • TRƯƠNG MINH GIẢNG [?-1841] : TỔNG ĐỐC THỨ HAI TỈNH AN GIANG
  • Tứ Đại Mỹ Nhân Việt Nam: Công chúa Huyền Trân, An Tư, Ngọc Hân và Lý Chiêu Hoàng
  • Thiên Ninh Công Chúa [Đóa Huyết Hoa Nhà Trần]
  • Thuyết Minh Việt Ngữ | Phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại nhà máy Whirlpool, tiểu bang Ohio
  • Việt Nam không hề đánh chiếm Thủy Chân Lạp

Tài liệu biên khảo 2

  • Quốc khánh Hoa Kỳ: Vì sao xã hội Mỹ không hoàn hảo nhưng luôn tốt hơn?
  • Những giá trị Mỹ và cộng đồng gốc Việt
  • 10 sự thật về Hy Lạp cổ đại
  • Fukuzawa Yukichi với khuyến học thời [1834 1901]

TN InfoWay | Xa Lộ Thời Nay

  • Home | Trang chính
  • TNShopping.net: Shopping Network
  • Hotel Reservations [Find The Best Hotel Deals]
  • Business News
  • Giải trí
    • LƯU DIỆU VÂN [Poet, Translator, and Editor]
    • Âm nhạc
    • Âm nhạc : Thơ nhạc Hồng Thúy
    • Du lịch thế giới | Khám phá
    • Chuyện lạ | Bạn đọc biết
    • Cuộc sống khắp nơi | Chia sẻ
    • Hình ảnh
  • Đời sống
    • Học tiếng Anh mỗi ngày
    • Tập thể thao hàng ngày | Thân hình đẹp và khỏe | Aerobics
    • Danh ngôn | Lời hay ý đẹp
    • Gia chánh
    • Kinh tế | Quản trị | Khởi nghiệp
    • Làm đẹp
    • Tình yêu | Hôn nhân | Gia đình
Share this:

Video liên quan

Chủ Đề