Sở Thông tin Truyền thông tiếng Anh là gì

Bộ Thông tin và Truyền thông thực chất đã được thành lập từ ngày 28/8/1945, với tên gọi là Bộ Thông tin, Tuyên truyền của Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Trải qua thời gian lịch sử lâu dài, mặc dù thay đổi nhiều tên gọi khác nhau như Bộ tuyên truyền, Bộ văn hóa, Bộ văn hóa – Thông tin – Thể thao và du lịch và đến năm 2007 Bộ thông tin và Truyền thông chính thức được Quốc hội khóa XII phê chuẩn thành lập, tuy nhiên, chức năng và nhiệm vụ của Bộ về cơ bản về cơ bản là giống nhau, nhưng lai có sự thay đổi để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước hiện tại.

Cơ sở pháp lý:

– Nghị định số 17/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và truyền thông.

1. Bộ Thông tin và Truyền thông là gì?

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình, thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông trong Tiếng Anh là gì?

Bộ Thông tin và Truyền thông trong Tiếng Anh là “Ministry of Information and Communications (MIC)”.

3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tương ứng với mỗi chức năng, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có những nhiệm vụ, quyền hạn riêng, cụ thể:

Một là, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí ( bao gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, bản tin thông tấn):

– Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo chí trong cả nước, văn phòng đại diện cơ quan thường trú ở nước ngoài của các cơ quan báo chí Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

– Tổ chức thông tin cho báo chí và quản lý thông tin của báo chí; thực hiện việc đo kiểm và công bố số liệu liên quan đến hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;

– Hướng dẫn kỹ thuật về biện pháp, quy trình bảo quản thông tin và hệ thống quản lý thông tin trong thực hiện quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;

Xem thêm: Chỉ số truyền thông là gì? Các chỉ số đo lường, đánh giá truyền thông?

– Ban hành quy chế tổ chức hội thi, hội thảo, liên hoan báo chí;

– Kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí in quốc gia; thực hiện lưu chiểu điện tử báo nói, báo hình, báo điện tử theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc tổ chức thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật;

– Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình; cấp, thu hồi thẻ nhà báo; chấp thuận việc họp báo theo quy định của pháp luật về báo chí;

– Hướng dẫn việc hoạt động của báo chí và nhà báo trong cả nước, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí của người nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

– Có ý kiến về việc bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí;

– Quản lý nội dung, chất lượng và giá dịch vụ phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật.

Hai là, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xuất bản, in, phát hành:

– Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Xem thêm: Thông tin trọng yếu là gì? Nội dung và ví dụ về thông tin trọng yếu

– Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành theo quy định của pháp luật;

– Xác nhận và quản lý đăng ký xuất bản của nhà xuất bản, đăng ký hoạt động cơ sở in, đăng ký hoạt động in đối với sản phẩm không phải cấp phép, đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm, đăng ký hoạt động xuất bản điện tử, phát hành xuất bản phẩm điện tử theo quy định của pháp luật;

– Tổ chức thẩm định xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật; tổ chức kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quản lý việc lưu chiểu xuất bản phẩm; tổ chức việc đặt hàng và đưa xuất bản phẩm tới vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; tổ chức hội chợ xuất bản phẩm cấp quốc gia và quản lý việc phát hành xuất bản phẩm ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;

– Quyết định đình chỉ, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành và tiêu hủy xuất bản phẩm vi phạm pháp luật;

– Cấp, gia hạn, thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập theo quy định của pháp luật;

– Quản lý các hoạt động hỗ trợ xuất bản theo quy định của pháp luật;

– Có ý kiến về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản.

Ba là, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại:

Xem thêm: Quỹ ETF ngành công nghiệp truyền thông là gì? Ví dụ về quỹ

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án thông tin đối ngoại;

– Hướng dẫn nội dung và việc cung cấp thông tin đối ngoại cho các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam;

– Chủ trì, phối hợp kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan báo chí, xuất bản trong và ngoài nước;

– Xây dựng cơ chế trao đổi, phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan báo chí;

– Theo dõi, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc tổ chức cung cấp thông tin giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về Việt Nam trên các lĩnh vực.

Bốn là, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thông tin điện tử:

– Quản lý về dịch vụ trò chơi điện tử và dịch vụ nội dung thông tin, ứng dụng cung cấp thông tin trên mạng viễn thông, mạng Internet theo quy định của pháp luật;

– Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ và thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về trò chơi điện tử trên mạng và thông tin điện tử trên mạng theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Social payment là gì? Tìm hiểu về Social payment và lợi ích

Năm là, thực hiện quản lý nhà nước về thông tin cơ sở và hệ thống đài truyền thanh – truyền hình cấp huyện:

– Hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về hoạt động thông tin cơ sở;

– Xây dựng các nội dung thông tin tuyên truyền thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện;

– Hướng dẫn việc xây dựng và hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở: Đài truyền thanh cấp xã; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; thông tin trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở; bảng tin công cộng và các hình thức hoạt động thông tin cơ sở khác và hệ thống đài truyền thanh – truyền hình cấp huyện;

– Tổ chức cung cấp thông tin, quản lý nội dung thông tin của hệ thống thông tin cơ sở và hệ thống đài truyền thanh – truyền hình cấp huyện trên phạm vi cả nước.

Sáu là, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính:

– Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra thực hiện cơ chế, chính sách, kế hoạch, dự án, đề án, chương trình về bưu chính; tổ chức kiểm tra danh mục, cơ chế hỗ trợ và hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật;

– Quy định về giá cước và chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính dành riêng, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí, dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước và các dịch vụ bưu chính khác theo quy định của pháp luật;

Xem thêm: Truyền thông sở hữu là gì? Phân loại và vai trò của owned media

– Quản lý tem bưu chính, an toàn trong hoạt động bưu chính theo thẩm quyền;

– Quản lý bộ mã bưu chính quốc gia, bộ mã số tem bưu chính Việt Nam;

– Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép bưu chính; cấp, sửa đổi, bổ sung văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính;

– Quy định theo thẩm quyền và hướng dẫn hoạt động của mạng bưu chính công cộng và mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước;

– Phối hợp quản lý về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bưu chính, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật.

Bảy là, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về viễn thông:

– Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển viễn thông và Internet; quản lý thị trường viễn thông; ban hành danh mục, quy định phạm vi, đối tượng, giá cước dịch vụ, viễn thông công ích và cơ chế, mức hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầu tư hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; tổ chức, quản lý thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao;

– Chủ trì, phối hợp hướng dẫn và quản lý về cạnh tranh và giải quyết kiến nghị trong lĩnh vực viễn thông, ứng dụng viễn thông và Internet; bảo vệ quyền lợi người sử dụng dịch vụ viễn thông, ứng dụng viễn thông và Internet theo quy định của pháp luật;

– Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ và thu hồi các loại giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật;

-Ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch và các quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông và tên miền, địa chỉ Internet; phân bổ, thu hồi kho số viễn thông và tên miền, địa chỉ Internet; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet, quy định chi tiết về đấu giá kho số viễn thông, tài nguyên Internet và danh mục kho số viễn thông, tài nguyên Internet được đấu giá;

– Ban hành cơ chế, chính sách, quy định và tổ chức thực hiện quản lý giá cước và khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông và Internet theo quy định của pháp luật; kiểm soát, đình chỉ áp dụng giá cước viễn thông khi doanh nghiệp viễn thông áp đặt, phá giá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông khác và Nhà nước. Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá cước viễn thông và Internet;

– Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý kết nối các mạng viễn thông;

– Quy định theo thẩm quyền và hướng dẫn hoạt động của mạng viễn thông dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước;

– Hướng dẫn việc xây dựng, triển khai quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc chia sẻ và sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông;

– Hướng dẫn, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng, an ninh thông tin trong hoạt động viễn thông theo quy định của pháp luật;

– Quản lý chất lượng viễn thông và Internet; xây dựng, quản lý, vận hành phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn chuyên ngành viễn thông và Internet;

– Thiết lập, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thu thập và quản lý số liệu viễn thông và hệ thống chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao;

– Thiết lập, quản lý, vận hành, khai thác đảm bảo an toàn hệ thống máy chủ tên miền quốc gia, trạm trung chuyển Internet quốc gia.

Tám là, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về  công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử:

– Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử;

– Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách ưu đãi, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; công bố danh mục và xây dựng chương trình phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm;

– Thẩm định các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, các nội dung xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, các dự án phát triển sản phẩm công nghệ thông tin dùng nguồn vốn khoa học và công nghệ của các bộ, ngành, địa phương;

– Ban hành hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành tiêu chí đánh giá, chứng nhận về chức năng, tính năng kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử; cơ chế chính sách quản lý và phát triển khu công nghệ thông tin tập trung;

– Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, nhân lực công nghệ thông tin; ban hành, công nhận các chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin;

– Tổ chức các hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại về công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử;

– Thực hiện quản lý chất lượng đối với sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.