Soạn bài ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) (ngắn gọn) - Công dụng

a.Đoạn thứ nhất hợp lí vì tách thành hai câu tạo sự rõ ràng, hơn nữa hai vế được tách ở đoạn 2 không có liên hệ chặt chẽ với nhau, khi tách làm câu thiếu mạch lạc.

Công dụng

Câu 1:

a.Ôi, thôi chú mày ơi [!] Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

b.Con có nhận ra con không [?]

c.Cá ơi, giúp tôi với [!] Thương tôi với [!]

d.Giời chớm hè [.] Cây cối um tùm [.] Cả làng thơm [.]

Lí do đặt : + Dấu chấm than đặt sau câu cảm thán hoặc cầu khiến.

+ Dấu chấm hỏi đặt sau câu nghi vấn.

+ Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật.

Câu 2:Điểm đặc biệt khi sử dụng dấu câu :

a.Hai câu sử dụng dấu chấm [.] đều là câu cầu khiến.

b.Dấu chấm than và dấu chấm hỏi liền nhau được đặt trong ngoặc đơn.

Mục đích : biểu thị thái độ nghi ngờ châm biếm.

Chữa một số lỗi thường gặp

Câu 1 [trang 150 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

a.Đoạn thứ nhất hợp lí vì tách thành hai câu tạo sự rõ ràng, hơn nữa hai vế được tách ở đoạn 2 không có liên hệ chặt chẽ với nhau, khi tách làm câu thiếu mạch lạc.

b.Hai ý được tách ở đoạn 1 cùng bổ nghĩa cho chủ ngữ nơi đây, vì vậy không nên tách mà đặt dấu [;] như đoạn 2 là hợp lí.

Câu 2 [trang 151 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

a. + b.Các dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong cả hai đoạn nên sửa thành dấu chấm. Vì các câu đó đều là câu trần thuật.

Luyện tập

Câu 1:Đặt dấu chấm sau các từ sau :

-... bên bờ sông Lương.

-... còn trần trụi đen xám.

-... đã đến.

-... những mái nhà tỏa khói.

-... bụi mưa trắng xóa.

Câu 2:

Câu dùng dấu chấm hỏi chưa đúng :

-Chưa ? [.]

-Nếu đến đó ... thăm động như vậy ? [.]

Sai vì chúng là câu trần thuật, không phải câu nghi vấn.

Câu 3:

Đặt dấu chấm than cuối câu [1] và câu [2].

Câu 4:

- Mày nói gì [?]

- Lạy chị, em nói gì đâu [!]

Rồi Dế Choắt lủi vào [.]

- Chối hả [?] Chối này [!] Chối này [!]

Mỗi câu Chối này, chị Cốc lại giáng một mỏ xuống [.]

giaibaitap.me

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề