Sơn la tuyển dụng công chức 2023

Theo UBND TP Hà Nội, năm học 2021-2022, tổng số viên chức ngành giáo dục của thành phố Hà Nội còn thiếu so với định mức cần do Bộ GD&ĐT quy định là 7.134 biên chế.

Năm học 2022-2023, do thành lập trường mới, tăng lớp, tăng học sinh, số viên chức ngành giáo dục còn thiếu so với định mức là 3.131.

Như vậy, năm học 2022-2023, thành phố thiếu 10.265 biên chế viên chức, trong đó số giáo viên thiếu của bậc tiểu học là 3.436 người, bậc THCS là 3.135 người, bậc THPT là 1.311 người.

Năm học 2022-2023, thành phố dự kiến sẽ bổ sung 2.361 biên chế viên chức giáo viên, trong đó có 600 giáo viên tiểu học, 1309 giáo viên THCS, 452 giáo viên THPT.

Hà Nội sẽ tuyển 2.361 biên chế viên chức giáo viên ngay trong năm học này để bổ sung vào số lượng 10.265 biên chế đang thiếu.

Trên cơ sở số biên chế giáo viên được bổ sung đối với từng bậc theo quyết định số 72-QĐ/TW của Bộ Chính trị, UBND TP thực hiện việc bổ sung biên chế giáo viên theo quy định hiện hành.

Số lượng giáo viên được bổ sung trên cơ sở giáo viên bậc tiểu học, THCS và cơ cấu giáo viên bộ môn còn thiếu so với quy định của Bộ GD&ĐT, trước mắt ưu tiên cho các địa phương thiếu nhiều giáo viên để cơ bản đáp ứng yêu cầu giảng dạy học kỳ 1 của năm học 2022-2023.

Cụ thể, thành phố sẽ ưu tiên tuyển dụng giáo viên cho nhóm 1 gồm 13 quận, huyện: Hoàng Mai, Hà Đông, Long Biên, Đông Anh, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Thanh Trì, Chương Mỹ, Gia Lâm, Sóc Sơn, Hoài Đức, Mê Linh. Đây là các đơn vị có số lượng học sinh tăng, số biên chế giáo viên được giao thiếu nhiều so với quy định của Bộ GD&ĐT.

Nhóm 2 gồm các đơn vị có số lượng học sinh tăng, giáo viên thiếu ít hơn nhóm 1, gồm các quận huyện: Cầu Giấy, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ba Vì, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thạch Thất, Đống Đa. Nhóm này sẽ được bổ sung số giáo viên tương ứng.

Nhóm 3 có huyện Quốc Oai, là đơn vị có số học sinh ổn định, số biên chế giáo viên tăng theo số lớp không nhiều, không có biến động lớn. Huyện này chỉ thiếu 78 giáo viên so với quy định, gồm 42 giáo viên tiểu học và 36 giáo viên THCS. Do đó huyện chưa có chỉ tiêu bổ sung biên chế trong năm học này.

Đối với các trường THPT trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội hiện đang thiếu 1.311 giáo viên, thành phố sẽ bổ sung 452 biên chế trong năm học 2022-2023.

Sau khi được HĐND TP phê duyệt, UBND TP sẽ phân bổ 2.361 biên chế cho các quận, huyện, thị xã, Sở GD&ĐT. Đồng thời yêu cầu các đơn vị phải sử dụng số biên chế được giao bổ sung một cách hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo có số dư biên chế viên chức để thực hiện mục tiêu tinh giản 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách trong giai đoạn 2022-2026 theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Không riêng Hà Nội, nhiều tỉnh thành trên cả nước đều đang thiếu giáo viên nghiêm trọng, nhất là một số môn cho chương trình giáo dục phổ thông mới như: Mỹ thuật, Tin học, Tiếng Anh...

  -   Thứ năm, 15/09/2022 09:30 [GMT+7]

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh với vị trí tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và một số cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. 

Căn cứ, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về điều kiện thi tuyển công chức như sau:

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

a] Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

b] Đủ 18 tuổi trở lên;

c] Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

d] Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

đ] Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

e] Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

g] Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:

a] Không cư trú tại Việt Nam;

b] Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c] Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc".

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Năm học 2022 - 2023 đã cận kề, bài toán thiếu giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn đang là vấn đề đặt ra với nhiều địa phương. Như nhiều nơi khác, tỉnh Sơn La cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức về việc thiếu giáo viên để thực hiện nhiệm vụ năm học.

Sơn La là tỉnh miền núi biên giới, có địa bàn rộng, chủ yếu là địa hình đồi núi cao, giao thông không thuận lợi, mật độ dân cư thưa, nhất là ở các địa bàn vùng cao, vùng sâu, biên giới; đời sống kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa đồng đều ở các vùng, miền trong tỉnh; có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có nhiều xã thuộc diện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La cho biết: "số lượng lớp học cắm bản, điểm trường lẻ trên địa bàn tỉnh vẫn còn khá lớn. Tuy nhiên với chủ trương, chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và các sở, ban ngành... trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự phát triển giáo dục của tỉnh, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành không ngừng phát triển về mọi mặt, số lượng không ngừng tăng lên, trình độ chuyên môn được nâng cao hơn; đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo cơ bản tận tụy với nghề và nỗ lực vượt khó, sáng tạo, cống hiến vì học sinh và vì sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Các cô giáo vùng cao vào điểm trường trong Suối Ó [xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La]. Ảnh minh họa: LC

Nhưng một trong những thách thức lớn của giáo dục ở tỉnh vùng cao như Sơn La là tình trạng giáo viên xin thôi việc, trong khi đội ngũ hiện tại vẫn thiếu.

Nói về tình trạng giáo viên nghỉ việc, ông Nguyễn Huy Hoàng – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La cho biết:

“Tình trạng giáo viên trong ngành xin thôi việc cũng có xảy ra, dù số lượng không nhiều. Trong số những người xin thôi việc, đa phần là giáo viên miền xuôi lên công tác tại Sơn La. Do hoàn cảnh gia đình, họ không thể chuyển hẳn cư trú về nơi dạy học, còn biên chế tại địa phương nơi gia đình đang sinh sống lại không có chỉ tiêu. Nên các giáo viên này xin thôi việc để chuyển về gần nhà và làm những công việc khác”.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La chia sẻ thêm:

“Qua lắng nghe, chia sẻ tâm tư của giáo viên cho thấy, có một số giáo viên dù yêu nghề nhưng do mức thu nhập không đủ trang trải cuộc sống cộng với những khó khăn khác như: địa bàn công tác xa, đi lại khó khăn, hoàn cảnh gia đình, sức khỏe… nên họ mới quyết định xin nghỉ việc, chuyển sang làm công việc khác với mức thu nhập cao hơn, điều kiện cuộc sống thuận lợi hơn”.

Bên cạnh chuyện giáo viên xin thôi việc, các địa phương của tỉnh Sơn La cũng phải đối diện với một khó khăn nữa trước thềm năm học mới là thiếu nguồn tuyển giáo viên tiếng Anh, Tin học.

Nói về việc thiếu nguồn tuyển giáo viên tại Sơn La, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh nêu thực trạng: “Hiện nay hầu hết các địa phương trong cả nước nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng đều đang thiếu giáo viên môn tiếng Anh, Tin học.

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và ngành giáo dục tỉnh đã rất quan tâm ưu tiên việc tuyển dụng giáo viên hai môn này cho các vùng khó khăn.

Tuy nhiên hiện nay, nguồn sinh viên tốt nghiệp ra trường chuyên ngành tiếng Anh, Tin học chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các địa phương. Mặt khác, người học tốt nghiệp ngành tiếng Anh, Tin học có cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn ở thành phố hay các vùng địa lý thuận lợi khác, do đó việc tuyển dụng giáo viên đối với 2 bộ môn này ở các huyện vùng khó đang gặp rất nhiều khó khăn, có chỉ tiêu tuyển dụng nhưng không tuyển dụng được”.

Giờ học của cô và trò ở điểm trường vùng cao thuộc Trường Tiểu học Mường Bám II, xã Mường Bám, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Bên cạnh đó, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La cũng chỉ ra một nguyên nhân khác dẫn đến khó khăn trong tuyển dụng biên chế giáo viên:

“Hiện nay theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định đối với việc thi tuyển, xét tuyển viên chức chỉ được đăng ký tuyển dụng vào 1 vị trí việc làm duy nhất dẫn đến tình trạng: nhiều trường vùng khó khăn không có thí sinh đăng ký dự tuyển còn trường vùng thuận lợi lại có quá nhiều thí sinh đăng ký so với định mức biên chế giáo viên được phân bổ; thí sinh đăng ký dự tuyển vào trường ở vùng thuận lợi nếu không trúng tuyển cũng không được đăng ký nguyện vọng 2 [vào trường vùng khó khăn trong cùng một địa phương thuộc tỉnh] nên dẫn đến việc trường vùng khó khăn không tuyển dụng được giáo viên”.

Toàn tỉnh Sơn La có 244 trường có cấp tiểu học [97 trường tiểu học, 147 trường liên cấp tiểu học – trung học cơ sở; tiểu học – trung học cơ sở và trung học phổ thông]. Trong đó có 244 điểm trường chính và 800 điểm lẻ với 5.720 lớp và 148.635 học sinh.

Nếu tính riêng đối với lớp 3, toàn tỉnh có 594 lớp ở 244 điểm trường chính với 18.301 học sinh và 522 lớp tại 469 điểm trường lẻ với 11.771 học sinh.

Về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn Tiếng Anh và Tin học, hiện Sơn La đang có 163 phòng học tiếng Anh và 157 phòng học Tin học. Để đáp ứng yêu cầu dạy và học tối thiểu, khi hai môn này trở thành môn học bắt buộc ở lớp 3, Sơn La đang thiếu 81 phòng học tiếng Anh và thiếu 87 phòng học Tin học.

Hiện Sơn La còn 4 điểm trường chính và 258 điểm trường lẻ [có lớp 3] chưa có internet.

Bên cạnh đó, với lớp 3, tỉnh còn thiếu 124 giáo viên môn tiếng Anh và thiếu 187 giáo viên môn Tin học.

Cơ sở vật chất cũng chưa đáp ứng với nhu cầu học tập của học sinh. Một số trường còn nhiều điểm trường lẻ, khoảng cách giữa các điểm trường xa nhau [có những điểm lẻ cách xa điểm trường chính từ 15 đến 20 km], giao thông đi lại khó khăn. Phần lớn ở các huyện trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có các trung tâm Ngoại ngữ, Tin học.

TRẦN PHƯƠNG

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề