Sông Đồng Nai có diện tích bao nhiêu?

Tại Di tích lịch sử thôn Cây Xoài “Địa điểm bắt liên lạc khai thông đường hành lang chiến lược Bắc - Nam, đoạn qua tỉnh Đắk Nông, tỉnh Đắk Nông đã đặt Bia ghi danh sách các cán bộ, chiến, sĩ đã tham gia chiến đấu, hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Đường hành lang chiến lược Bắc-Nam. Đây là nơi tưởng nhớ đến các đồng chí, đồng đội đã chiến đấu và hi sinh trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hành lang chiến lược Bắc - Nam; đồng thời, giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao ý thức chính trị cho thế hệ trẻ, tri ân công lao to lớn của các bậc cha anh.

Sông Đồng Nai là con sông đã quá quen thuộc với người dân bản địa. Không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm, con sông còn điều hòa khí hậu, cung cấp nước sinh hoạt hằng ngày. Hai bên bờ sông đã chứng kiến rất nhiều đổi thay của lịch sử. Tuy là người Đồng Nai, nhưng liệu bạn đã biết sông Đồng Nai dài bao nhiêu km hay chưa? Bên cạnh chiều dài, con sông này còn có một số đặc điểm vô cùng thú vị. Hãy cùng đọc tiếp bài viết dưới đây để biết thêm về sông Đồng Nai nhé.

Sông Đồng Nai dài bao nhiêu km

Điểm khởi đầu của sông Đồng Nai chính là trên cao nguyên LangBiang ở độ cao 1.770 m. Nếu tính từ thượng nguồn sông Đa Dâng, sông Đồng Nai có chiều dài 364 dặm, khoảng 586 km. Diện tích lưu vực sông rộng đến 42.600 km2. Sông Đồng Nai là dòng sông nội địa dài nhất Việt Nam. Sông Đồng Nai chảy qua những vùng sinh thái cảnh quan đặc trưng. Nay đã trở thành một phần quan trọng của đồng bằng Nam Bộ. Vậy bây giờ bạn đã biết sông Đồng Nai dài bao nhiêu km rồi chứ.

Cái tên sông Đồng Nai bắt nguồn từ đâu

Các tỉnh mà sông Đồng Nai chảy qua có thể kể đến như Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh. Dù đi qua nhiều tỉnh thành, thế nhưng con sông lại mang cái tên Đồng Nai. Thực ra cái tên Đồng Nai có phiên âm tiếng Miên là “Nông – nại”. Đây chính là vùng đất Chân Lạp xưa được người Việt khai phá trước tiên. Con sông này trở thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Đồng Nai [phía Đông] và Bình Dương [phía Tây]. Sông lại ôm lấy Cù Lao Phố – một trong những thương cảng sầm uất nhất thời bấy giờ. Nên người ta nhớ, lấy cái tên tỉnh cũng gán cho tên sông là vậy.

Giá trị mà sông Đồng Nai mang lại

Không chỉ cần biết sông Đồng Nai dài bao nhiêu km, giá trị nó mang lại cũng vô cùng lớn. Những nơi sông Đồng Nai chảy qua đều có các cảng sông lớn, giúp nền kinh tế phát triển. Ở khoảng hợp lưu với sông Bé, người ta xây đập thủy điện Trị An. Sức nước của dòng sông hằng ngày tạo ra năng lượng cho công nghiệp và sinh hoạt. Hồ Trị An cũng trở thành hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Hai bên bờ sông có nhiều thắng cảnh và khu bảo tồn động thực vật quý hiếm của quốc gia. Điều đó góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển và dự trữ sinh quyển cho cả một vùng. Đó là chưa kể đến nguồn lợi về ngư nghiệp mà sông Đồng Nai mang lại hằng ngày.

Những vấn đề trên sông Đồng Nai

Sau khi tìm hiểu sông Đồng Nai dài bao nhiêu km, ta còn phải biết những vấn đề nghiêm trọng. Đó là tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang diễn ra hằng ngày trên sông Đồng Nai. Các doanh nghiệp và các hộ gia đình vô tư xả thải xuống nguồn nước chung. Một số tổ chức khai thác cát trái phép đang bào mòn các bãi bồi bên sông. Tình trạng sạt lở đang ngày càng diễn ra phổ biến. Để bảo vệ con sông Đồng Nai, rất cần sự ý thức chung tay của tất cả chúng ta.

Đồng Nai là tỉnh có nguồn nước ngầm và nước mặt khá phong phú, thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt có ý nghĩa về thuỷ điện. Con sông lớn và quan trọng nhất tỉnh là sông Đồng Nai. Sông này bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Lâm Viên [Lang Biang], phía nam dãy Trường Sơn, độ cao các đỉnh núi đầu nguồn đạt trên 2.000m.

Từ nguồn về tới cửa biển Soài Rạp, sông Đồng Nai có chiều dài khoảng 610km, đoạn sông chảy qua địa bàn tỉnh dài 220km [tính đến ngã ba sông Lòng Tàu – Nhà Bè]. Đây là con sông lớn thứ hai của miền Nam Việt Nam. Sông Đồng Nai phía thượng lưu có tên là Đa Dung [đọc là Đạ Đờng: sông Lớn], sau khi hợp lưu với sông Đa Nhim, sông có tên là Đồng Nai Thượng. Từ đó cho tới chỗ hợp lưu với sông Sài Gòn gọi là sông Đồng Nai. Ở phía dưới thành phố Hồ Chí Minh, sông chia làm hai nhánh lớn là sông Lòng Tàu chảy vào vũng Cần Giờ và sông Nhà Bè đổ ra biển qua cửa Soài Rạp.

Sông có nhiều uốn khúc quanh co, chảy theo hai hướng chính: tây bắc – đông nam chủ yếu ở phần thượng lưu và đông bắc – tây nam chủ yếu ở trung lưu và hạ lưu.

 Diện tích lưu vực sông là 40 nghìn km2, lưu lượng bình quân 982m3/s. Hệ thống sông Đồng Nai có khá nhiều phụ lưu, số phụ lưu có chiều dài lớn hơn 10km là 253 sông suối. Tổng lượng dòng chảy đạt tới 31 tỷ m3. Sông Đồng Nai chảy qua lãnh thổ tỉnh ở phần trung lưu và hạ lưu.

Phần trung lưu từ ranh giới Tân Phú [giáp tỉnh Lâm Đồng] đến Trị An chiều dài 110km, diện tích lưu vực 11.550km2. Do hai bên bờ sông có bãi trải rộng, dộ dốc lòng sông nhỏ thuận lợi cho xây dựng hồ chứa nước. Ở đây đã xây dựng hồ Trị An với dung tích hữu dụng 2,542 tỷ m3 nước.

Phần hạ lưu từ sau đập Trị An đến hết huyện Nhơn Trạch với chiều dài 150km, lòng sông rộng, độ dốc nhỏ. Sông Đồng Nai chịu tác dụng của chế độ bán nhật triều không đều đến thác Trị An. Do ảnh hưởng của thuỷ triều, nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào nội địa. Sông Đồng Nai có lượng nước phong phú, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố Biên Hoà, thành phố Hồ Chí Minh.

sông Đồng Nai chiều rộng bao nhiêu?

Sông Đồng Nai dài 586 km [364 dặm], lưu vực rộng 38.600 km2.

sông Đồng Nai có gì đặc biệt?

Đặc điểm của sông Đồng Nai Sông Đồng Nai là dòng sông với rất khúc uốn quanh co. Chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam ở phần thượng lưu và hướng Đông Bắc – Tây Nam ở khu vực trung lưu và hạ lưu. Sông Đồng Nai có tới 253 nhánh sông suối phụ lưu có chiều dài lớn hơn 10km.

sông Đồng Nai chảy qua bao nhiêu tỉnh?

Sông Đồng Nai chảy qua địa phận của 7 tỉnh, thành: Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. HCM.

Đồng Nai có sông gì?

Hằng năm, lưu vực sông Đồng Nai, không kể hai sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, tải ra biển khoảng trên 22 tỷ m3 nước, ứng với môđun dòng chảy khoảng 30 l/s.km2. Tuy nhiên, dòng chảy phân bố trên lưu vực rất khác nhau. Lưu vực sông La Ngà dòng chảy phong phú nhất, đạt xấp xỉ 40 l/s.km2.

Chủ Đề