Sự phát triển của ngành công nghiệp game

Theo báo cáo của Newzoo, thị trường Game toàn cầu tạo ra mức doanh thu 159,3 tỷ USD vào năm 2020, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Một trong những động lực lớn lao thúc đẩy thị trường Game tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020 chính là kết quả từ biện pháp “lockdown” của các quốc gia trong thời kỳ Covid.

 Trong thời điểm phong tỏa do Covid, thị trường Game trở nên sôi động hơn bao giờ hết [nguồn: Gamestyle]

Bên cạnh đó, việc các hãng phát hành trò chơi điện tử đồng loạt tung ra các thiết bị chơi game console thế hệ mới vào thời điểm cuối năm 2019 cũng là lý do góp phần làm tăng trưởng doanh thu của thị trường Game. 

Mức doanh thu thị trường Game toàn cầu phân chia theo thiết bị

 Doanh thu toàn cầu năm 2020 phân chia theo thiết bị [nguồn: Newzoo]

Game di động [bao gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng] là phân khúc lớn nhất năm 2020 với doanh thu 77,2 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Hệ sinh thái Game di động phát triển nhanh nhất ở thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi. Tuy nhiên, Châu Mỹ, Châu  u và Trung Quốc cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ. Trái với Game di động, Game PC lại có xu hướng giảm bởi nhiều game thủ bắt đầu chuyển sang chơi các thể loại Game di động. Doanh thu của Game PC năm 2020 đạt 36,9 tỷ USD. Phân khúc Game console có sự tăng trưởng khá mạnh, nhất là trong thời kỳ cao điểm của Covid.  Theo số liệu báo cáo, Game console đem lại mức doanh thu 45,2 tỷ USD, tăng 6.8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức doanh thu của thị trường Game toàn cầu phân chia theo khu vực

Xét về khía cạnh khu vực, thị trường game tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tạo ra doanh thu 78,4 tỷ USD, tăng 9.3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần một nửa tổng doanh thu trò chơi trên toàn cầu năm 2020. Khu vực Trung Đông và Châu Phi đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với cùng kỳ năm trước, tăng đến 14.5% so với năm 2019.

 Doanh thu thị trường Game toàn cầu phân bổ theo khu vực [nguồn: Newzoo]

Tất cả các phân khúc trò chơi điện tử đều chứng kiến sự gia tăng về mức độ tương tác và doanh thu. Trong đó, trò chơi trên thiết bị di động có mức tăng lớn nhất [tăng hơn 13.3% so với cùng kỳ của năm 2019]. Cho đến thời điểm hiện tại, Game di động vẫn là chiếm thị phần lớn nhất trong ngành công nghiệp Game và trong tương lai khó có thể bị “soán ngôi” bởi các thị phần khác nhờ ưu điểm về sự tiện dụng, dễ chơi, dễ tiếp cận nhiều đối tượng người dùng bởi ngày nay, đa phần mọi người đều sử dụng smartphone và đặc biệt là chi phí chi trả cho các trò game mobile thấp hơn nhiều so với các thể loại Game console hay PC. Theo ước tính, năm 2020 có tổng cộng 2,7 tỷ người chơi Game trên toàn cầu.

 Free Fire – một trong những tựa Game mobile được yêu thích nhất năm 2020 [nguồn: Esports]
 Những con số ấn tượng của Game Free Fire trong năm 2020 [nguồn: Esports]

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tạo ra doanh thu từ Game là 78,4 tỷ USD, chiếm 49% thị trường trò chơi toàn cầu, mức tăng trưởng hàng năm là 9.9%. Bắc Mỹ là khu vực lớn thứ hai về doanh thu từ trò chơi điện tử, chiếm 1/4 tổng thị trường Game toàn cầu năm 2020 [tương đương với khoảng 40 tỷ USD]. Con số này thể hiện mức tăng 8.5% so với năm ngoái, tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai so với cùng kỳ năm trước so với các khu vực khác. Với mức tăng trưởng 7.8%, Châu Âu trở thành thị trường Game phát triển đứng thứ ba, đạt mức doanh thu 29,6 tỷ USD, chiếm khoảng 1/5 thị trường Game toàn cầu. 

Châu Âu và Bắc Mỹ là hai thị trường Game tiên phong của ngành công nghiệp Game toàn cầu. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được vì sao doanh thu năm 2020 của hai thị trường này lại thấp hơn so với các thị trường mới nổi khác.

Đến cuối năm 2020, số người chơi Game trên toàn cầu được dự đoán là khoảng 2,7 tỷ, tăng hơn 135 triệu người so với năm trước. Trong đó, số lượng game thủ ở khu vực Châu Á – Thái BÌnh Dương là 1.4 tỷ, chiếm 54% tổng số người chơi trên toàn thế giới. Khu vực Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc là quốc gia sở hữu tỷ lệ game thủ cao nhất tại Châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực Bắc Mỹ có tỷ lệ người chơi thấp nhất so với tất cả các khu vực với số lượng người chơi khiêm tốn chiếm khoảng 14% lượng người chơi trên toàn thế giới.

 Năm 2020, cả thế giới có khoảng 2,7 tỷ người chơi Game [nguồn: Newzoo]

Triển vọng ngành công nghiệp Game trong tương lai

Dựa vào số liệu báo cáo của Newzoo, thị trường Game toàn cầu ước tính sẽ vượt mốc 200 tỷ USD vào năm 2023, dự kiến đạt 200,3 tỷ USD vào cuối năm 2023. Theo đó, năm 2023 sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với thị trường Game toàn cầu. Vào năm này, số lượng người chơi game ước tính sẽ vượt qua mốc 3 tỷ, tốc độ tăng trưởng 5.6%, tập trung ở các thị trường mới nổi như Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Phi và Trung Đông.

Bên cạnh sự gia tăng về số lượng người chơi game trên toàn cầu, ngành công nghiệp Game cũng được đầu tư mạnh mẽ về mặt công nghệ. Các phần mềm phát triển Game hàng đầu thế giới như Unity hay Unreal Engine đang ngày nâng cấp, cải tiến không ngừng về mặt chất lượng đồ họa, tính năng để phục vụ cho mục đích tạo ra những trò chơi điện tử chất lượng cao như: Final Fantasy VII Remake, Ghost of Tsushima, Game Gears Tactics,…

Final Fantasy VII Remake – một trong những tựa Game có đồ họa đỉnh nhất hiện nay

Ngoài ra, trong tương lai, các ông lớn trong làng công nghệ như Microsoft, Google, SONY dự kiến sẽ cho ra mắt dịch vụ điện tử đám mây [Cloud Gaming], nơi người chơi có thể mua tài khoản và trải nghiệm trò chơi trực tiếp trên nền tảng đám mây. Dịch vụ trò chơi này được mô tả giống như nền tảng xem phim trực tuyến Netflix đang rất nổi tiếng hiện nay nhưng thay vì dành cho người yêu phim thì nền tảng này phục vụ cho các “tín đồ” của trò chơi điện tử.

Thị trường Game trên thế giới đang tạo ra những ảnh hưởng gì cho thị trường Việt Nam?

Số liệu khảo sát từ Newzoo về doanh thu toàn cầu của ngành công nghiệp Game đã cho thấy tiềm năng phát triển vô cùng mạnh mẽ của thị trường Game tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có cả Việt Nam. Theo số liệu khảo sát năm 2020 từ kênh Statista, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người trưởng thành chơi game trên thiết bị điện tử cao nhất thế giới với 94% người trưởng thành cho biết họ thỉnh thoảng có chơi game và 85% trong số đó sử dụng thiết bị di động để chơi game.

Bên cạnh việc trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ người trưởng thành chơi game cao trên thế giới, Việt Nam cũng là nguồn “outsource” chất lượng cho nhiều công ty phát triển Game nổi tiếng như: Vinagame – VNG, Glass Egg, Digital Works, NCSoft, SPARX* – A Virtuos Studio, Bombus, Vietnam Esports,…

Tự hào Game do người Việt sản xuất vươn tầm thế giới

Hiện nay, các studio sản xuất game trong nước và nước ngoài đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ được tự do phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực game yêu thích của mình với nhiều vị trí tuyển dụng đa dạng như: Game Developer, Game Designer, Systems Designer, UI Designer,… Trong đó, hai vị trí được tuyển dụng nhiều nhất là Game Developer [nhà phát triển Game], Game Designer [nhà thiết kế Game] và Game Programer [lập trình Game] với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Theo thống kê mới nhất từ trang SalaryExpert, mức lương trung bình cho vị trí vị trí Game Developer là khoảng 187.000.000 VNĐ/năm [tương đương khoảng 90.000 VNĐ/giờ], mức lương của Game Artist khoảng 389.000.000 VNĐ/năm [tương đương khoảng 187.000 VNĐ/giờ], mức lương trung bình cho vị trí Game Designer và Game Programer gần bằng nhau, khoảng 449.000.000 VNĐ/năm [tương đương 215.000 VNĐ/giờ].

 Bảng thống kê mức lương của Game Artist tại Việt Nam [nguồn: SalaryExpert]
 Bảng thống kê mức lương của Game Designer tại Việt Nam [nguồn: SalaryExpert]

Đây là dấu hiệu cho thấy tiềm năng phát triển rất mạnh mẽ của ngành công nghiệp Game tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại và cả tương lai. Đối với những ai yêu thích lĩnh vực Game Design, muốn đầu tư phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực này thì đây là thời điểm vô cùng thuận lợi để bắt đầu. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một môi trường đào tạo Game Design chất lượng, chuyên sâu với bằng cấp quốc tế ngay tại Việt Nam mà không cần phải ra nước ngoài. Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC là một môi trường đào tạo chuyên nghiệp hàng đầu mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn theo đuổi lĩnh vực Game. 


Khóa học Thiết kế Game [Game Production Design]
Đón đầu xu hướng thị trường Game trên thế giới và làm chủ sự nghiệp cùng Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC 
Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC sẽ ra mắt khóa đào tạo chuyên sâu Thiết kế Game [Game Production Design] tại Việt Nam từ tháng 7/2021.Khóa học Thiết kế Game tại MAAC trang bị cho học viên đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành những Game Designer chuyên nghiệp, có khả năng:– Tạo ra các nhân vật game 3D hoàn thiện theo ý tưởng riêng.– Tạo lập môi trường game hoàn chỉnh mà người chơi có thể khám phá, trải nghiệm.– Tạo Portfolio ấn tượng với các đồ án độc lập được tạo ra thông qua các kỳ học. Trong quá trình học, học viên sẽ được tiếp cận với những công nghệ, phần mềm sản xuất game tiên tiến nhất, được các studio game hàng đầu trên thế giới ưa chuộng như: ZBrush, Maya, Substance Painter , Unreal Engine, Unity Engine,…

>> ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA THIẾT KẾ GAME NGAY 

*Nguồn bài viết: Newzoo Report 2020

Video liên quan

Chủ Đề