Sữa mẹ ngâm 40 độ để được bao lâu

Ủ ấm sữa mẹ là cần thiết trước khi cho bé sử dụng. Vậy tại sao cần ủ ấm sữa mẹ? Sữa mẹ ủ ấm 40 độ để được bao lâu? Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất là gì? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.

Sữa mẹ ngâm 40 độ để được bao lâu
Sữa mẹ ủ ấm 40 độ để được bao lâu?

1. Tại sao cần ủ ấm sữa mẹ?

Sữa mẹ sau khi thoát ra khỏi bầu ngực của mẹ sẽ có nhiệt độ trong khoảng 37°C ( có thể cao hơn một chút, tùy thuộc vào nhiệt độ cơ thể của người mẹ). Lúc này, sữa mẹ đang có mức nhiệt không quá nóng nhưng vẫn đủ ấm, thích hợp hoàn toàn với vị giác và dạ dày của trẻ.

  • Trẻ bú mẹ trực tiếp luôn là một giải pháp tốt nhất để đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng của sữa mẹ, nhiệt độ của sữa mẹ lúc này cũng rất phù hợp với bé. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho con bú trực tiếp sữa được, đặc biệt đối với các bà mẹ đi làm xa con thì có thể sử dụng nhiều các khác nhau để bảo quản sữa mẹ, một trong số đó là ủ ấm sữa mẹ ở nhiệt độ 40°C.
  • Ủ ấm sữa mẹ nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và bảo quản tốt thì vẫn có thể giữ được độ ẩm cũng như các dưỡng chất thiết, đồng thời ủ ấm sữa mẹ chính là phương pháp giúp sữa không bị hỏng trong một thời gian nhất định.

Sữa mẹ ngâm 40 độ để được bao lâu

2. Sữa mẹ ủ ấm 40 độ để được bao lâu?

Trên thực tế, sữa mẹ có thể giữ được nhiệt độ ổn định khá lâu, có thể là sau 4-5 tiếng thì sữa vẫn ấm.

  • Sữa mẹ sau khi ủ ấm nếu không dùng ngay sẽ có khả năng bị hỏng rất nhanh, vì nhiệt độ nóng ẩm sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh phát triển, nếu cho con dùng sữa hỏng sẽ làm con bị tiêu chảy, không tốt cho sức khỏe.
  • Do vây, sữa ủ ấm hay ủ nóng ở nhiệt độ 40°C chỉ nên giữ và sử dụng trong 1 giờ đầu. Sau thời gian này thì sữa phải bỏ đi nếu thừa, không được cho con bú cũng như không được tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh.

3. Các phương pháp ủ sữa mẹ phổ biến

3.1.Ủ nóng sữa bằng bình, túi ủ.

  • Mẹ có thể mua bình nhiệt, túi ủ chuyên dụng tại các cửa hàng hay siêu thị để ủ sữa cho bé.
  • Các dụng cụ này hiệu quả giữ nhiệt không cao, nên mẹ chỉ nên giữ sữa trong một thời gian ngắn. Bình giữ nhiệt thì mẹ cần tiệt trùng bình bằng nước nóng trước khi cho sữa vào. Sau khi cho sữa mẹ vào thì đậy kín nắp. Không vắt trực tiếp sữa vào bình giữ nhiệt.

3.2.Ủ ấm sữa mẹ bằng máy.

  • Máy ủ sữa mẹ được thiết kế khá đơn giản với công dụng là giữ ấm sữa mẹ trong một khoảng thời gian nhất định. Máy ủ sữa này cũng có thể dùng để hâm nóng sữa đã được trữ đông trong tủ lạnh.

3..3. Ủ sữa mẹ bằng nước nóng.

  • Cách thực hiện cho phương pháp này rất đơn giản, nếu mẹ không có sẵn máy ủ sữa hoặc bình ủ sữa thì mẹ có thể vắt sữa vào bình, đóng nắp kín lại, sau đó đặt bình sữa vào bát nước ấm có nhiệt độ khoảng 40°C, đặt vào nồi, đậy kín nắp. Với cách này, muốn giữ được sữa ấm thì mẹ cần thay nước ấm liên tục.

3.4.Ủ sữa trong tủ lạnh.

  • Cách này mang lại hiệu quả cao và sử dụng khá phổ biến.
  • Các mẹ chỉ nên vắt sữa tối đa 45 phút sau đó chuyển sang luôn bước bảo quản để tránh cho sữa mẹ ở ngoài nhiệt độ thường quá lâu vì dễ làm tăng nguy cơ sản sinh vi khuẩn.
  • Sau khi vắt sữa xong, các mẹ có thể để ở ngăn mát tủ lạnh. Sau khi hâm nóng sữa cho bé thì các mẹ cần chuyển sữa sang một bình khác với lượng sữa đủ cho bé ăn. Phần sữa còn lại mẹ tiếp tục giữ trong ngăn mát.
  • Sữa vắt ở cữ sau để ngăn mát khoảng 3 giờ là có thể dồn chung vào với sữa ở cữ trước, do đó các mẹ có thể dồn sữa thừa trong ngăn mát tủ lạnh ở các cữ vào chung một bình. Cuối ngày mẹ mới cho vào túi sữa để mang lên trữ đông trên ngăn đá, cách này có thể giúp mẹ tiết kiệm được rất nhiều túi sữa.
Sữa mẹ ngâm 40 độ để được bao lâu

Sữa trữ lạnh: sữa được bảo quản trữ lạnh ở ngăn mát được trong vòng 48 giờ.

Cách sử dụng:

  • Thứ 1: các mẹ có thể đem sữa ra ngoài tủ lạnh khoảng 30 phút sau đó hâm với nước ở nhiệt độ 40°C.
  • Cách thứ 2: ngay sau khi đem sữa ra khỏi tủ lạnh, mẹ có thể ngâm sữa với nước bình thường khoảng 5 phút ( thay 2 lần nước) sau đó mẹ tiếp tục ngâm với nước âm ấm trong khoảng 5 phút ( thay 2 lần nước). Vậy là sau khoảng 15 phút, mẹ có thể cho con ăn sữa ngay chứ không cần đợi quá lâu.
  • 3 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi sử dụng sữa trữ lạnh cho con.

Không được hâm sữa quá lâu ở nhiệt độ cao ( kể cả là ở nhiệt độ 40°C)

Phải sử dụng sữa đã hâm trong vòng 1 giờ.

Không được hâm đi hâm lại sữa.

Sữa trữ đông. Sữa bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh có thể để được 3 tháng, để trong tủ đông chuyên dụng được 6 tháng.

  • Cách rã đông an toàn nhất là để sữa trữ đông xuống ngăn mát tủ lạnh trước khi cho bé ăn 1 ngày. Sau khi thành sữa trữ lạnh thì mẹ sử dụng sữa theo hướng dẫn của sữa trữ lạnh ở trên.
  • 3 nguyên tắc sử dụng sữa trữ đông.

Bảo quản sữa rã đông ở ngăn mát tủ lạnh.

Sử dụng sữa rã đông trong vòng 24 giờ.

Không được đông lại sữa đã rã đông.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn sử dụng sữa mẹ trữ đông đúng cách
  • Mách mẹ bảo quản sữa sau khi hút sao cho đúng cách
  • Váng sữa có thể thay thế cho sữa mẹ được không?


Việc trữ sữa và rã đông sữa luôn là vấn đề băn khoăn và khó khăn đối với các mẹ, đặc biệt là những mẹ chưa có kinh nghiệm. Đối với những mẹ vắt sữa ra thì trước khi cho bé bú cần hâm ấm sữa lại, nhưng sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu và ủ ấm sữa bằng cách nào? Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé!

Sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu thì không bị hỏng

Sữa mẹ sau khi được vắt ra ngoài sẽ được bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá. Vậy khi lấy ra ngoài thì sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu? Trước khi cho con sử dụng, mẹ nên hâm nóng sữa bằng cách ngâm trong nước ấm 40 độ cho tới khi đạt được nhiệt độ thích hợp với bé. Việc ngâm sữa trong nước quá nóng có thể mất đi các dinh dưỡng trong sữa vì vậy chỉ nên ủ sữa trong nước có nhiệt độ 40 độ C.

Sữa mẹ ngâm 40 độ để được bao lâu

Sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu thì không bị hỏng

Lượng sữa mà mẹ lấy ra để hâm nóng nên chỉ lấy một lượng mà trẻ cần dùng, vì sau khi đã lấy ra khỏi tủ thì phải dùng hết, nếu thừa thì nên đổ đi ngay. Việc giữ lượng sữa đó lại sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa và không tốt cho trẻ.

Trên thực tế, sữa mẹ có thể ủ ấm ở nhiệt độ ổn định trong thời gian khá lâu, 4-5 tiếng vẫn còn ấm. Nhiều mẹ không biết sữa mẹ ủ 40 độ để được bao lâu sẽ rất dễ lầm tưởng sữa này vẫn còn tốt. Nếu sử dụng sữa này cho con bú ngay, con rất dễ bị tiêu chảy. Tuyệt đối không được tiếc nhé.

Vậy sữa mẹ ủ 40 độ để được bao lâu? Thực tế, sau khi ủ ấm sữa nếu mẹ không cho trẻ  dùng ngay thì sẽ càng làm sữa mẹ dễ hỏng hơn, vì khi đó trong môi trường nhiệt độ ấm nóng sẽ tạo ra môi trường lý tưởng để các vi khuẩn phát triển. Do đó, sữa ủ ấm ở nhiệt độ là 40 độ C chỉ nên giữ trong 1 giờ đầu. Sau thời gian đó, hãy bỏ lượng sữa này và tuyệt đối không được cho con bú, và cũng như không được tiếp tục cho ngược vào tủ lạnh để bảo quản.

Sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu khi dùng máy hâm

Nếu em bé nhà mẹ uống sữa mẹ vắt ra thường xuyên thì nên đầu tư máy hâm sữa, khi đó thì sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu phụ thuộc vào thời gian mẹ lấy ra cho bé dùng. Việc sử dụng máy hâm sữa này sẽ giúp các mẹ hâm sữa nhanh hơn, có thời gian trông bé nhiều hơn và đặc biệt là các mẹ không cần phải canh nhiệt độ khi hâm và châm nước nóng để hâm sữa, mẹ chỉ cần cho bình sữa vào máy, điều chỉnh thời gian tự động trong khoảng từ 6-10 phút là có ngay một bình sữa ấm nóng cho bé uống.

Sữa mẹ ngâm 40 độ để được bao lâu

Sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu khi dùng máy hâm

Sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu phụ thuộc vào thời gian hâm sữa. Nếu em bé không uống hết ngay thì bố mẹ có thể để lại vào máy hâm và cho bé uống tiếp, không phải hâm đi hâm lại nhiều lần, nhất là với những bé thường ăn lắt nhắt.

Việc ủ ấm sữa mẹ bằng máy thực sự đơn giản hơn nhiều so với việc sử dụng bình hay túi ủ sữa mẹ. Mẹ chỉ cần vắt sữa vào bình, sau đó đưa bình sữa vào máy ủ và bật công tắc hoặc cắm điện là được.

Thời gian sữa me được ủ ấm để được bao lâu cũng rất quan trọng. Ngoài ra,  sử dụng máy hâm sữa còn giúp mẹ vẫn đảm bảo giữ nguyên được hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ nhờ bộ điều khiển nhiệt chính xác giúp mẹ dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ lý tưởng khi hâm sữa cho bé bú, vì thế máy hâm sữa được xem là là giải pháp hữu hiệu nhất cho mẹ khi vừa tiết kiệm được thời gian khi vừa hâm nhanh chóng.

Các mẹ cần lưu ý loại sữa này nên dùng trong vòng 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Không nên hâm nóng hoặc làm đông lạnh lại. Mẹ không nên hâm nóng sữa lặp đo lặp lại nhiều lần hoặc vì như thế sẽ làm giảm chất dinh dưỡng có trong sữa của mẹ và càng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.

Hi vọng rằng qua những thông tin bổ ích vừa rồi đã giúp các mẹ biết được “sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu và cách hâm nóng sữa mẹ đúng cách để sữa không bị hư, từ đó có thể chăm sóc em bé của mình tốt nhất.