Tại sao bầu không được với tay

Trong thời gian mang thai thì bên cạnh việc kiêng khem trong việc ăn uống thì mẹ bầu cũng phải chú ý đến các hoạt động hàng ngày của mình. Bởi chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và một trong số hành động mà mẹ nên tránh đó là việc với tay cao. Tại sao bà bầu không nên với tay cao? hành động này sẽ gây ra nguy hiểm gì? trong nội dung bài viết hôm này, bác sĩ Hà Thị Huệ – bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp các mẹ đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tại sao bầu không được với tay

Tại sao bà bầu không nên với tay cao?

Với tay cao là một trong những hành động mà rất nhiều người gặp phải khi không thể lấy được những vật ở quá cao. Tuy nhiên, theo như khuyến cáo của bác sĩ thì đối với những mẹ bầu hành động này không tốt và không nên thực hiện.

Để trả lời cho câu hỏi tại sao bà bầu không nên với tay cao? bác sĩ Hà Thị Huệ cho biết: “Khi mẹ bầu với tay cao, đặc biệt là lấy những đồ vật ở trên cao, các mẹ thường sẽ nhón chân theo để với lấy đồ. Hành động này không chỉ khiến các đồ vật có thể rơi chúng rơi xuống người. trường hợp với đồ nặng sẽ gây nguy hiểm cho mẹ. Thậm chí nhiều mẹ còn bị trượt ngã, gây đau, tổn thương đến thai nhi và dễ gây sinh non.

Hơn nữa, hành động nhón chân theo khi với tay cao, lúc này mẹ chỉ đứng bằng đầu ngón chân nên cơ thể lúc này sẽ phải dùng gấp đôi sức lực so với bình thường để giữ cân bằng. Cộng thêm trọng lượng cơ thể của mẹ bầu cũng rất lớn, nên việc làm này sẽ gây áp lực cực lớn cho cơ thể, không tốt cho thai nhi.

Ngoài ra, khi với cao sẽ khiến các mẹ mỏi tay, làm căng giãn cơ bụng, khiến mẹ khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy, khi các mẹ muốn lấy đồ ở trên cao tốt nhất là nhờ người thân lấy giúp chứ không nên tự mình với tay. Nếu không có thì các mẹ cần dùng ghế để chắc chắn rồi đứng lên lấy.”

Có phải bà bầu với tay cao sẽ khiến em bé bị dây rốn quấn cổ không?

Theo quan niệm dân gian thì trong giai đoạn mang thai mẹ bầu không nên với cao tay quá đầu, nhất là khi phơi quần áo vì có thể khiến em bé bị dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Huệ thì đây chỉ là những quan niệm dân gian và dược các mẹ truyền tai nhau chứ cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu hay nhận định nào chỉ ra quan niệm này là đúng cả. Bởi những mẹ thường tập những bài tập nhẹ, yoga trong thai kỳ thường sẽ có những động tác vươn cao vẫn không bị tình trạng này mà ngược lại sinh con lại khỏe mạnh và thông minh.

Theo như thống kê thì mỗi năm có khoảng 30%(1/3) trẻ sinh ra bị tình trạng dây nhau quấn cổ. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do tư thế xoay chuyển của em bé ở trong tử cung trước khi sinh. Nhất là các bé càng hiếu động và nghịch ngợm nhiều thì càng dễ bị dây rốn quấn vào cổ. Bên cạnh đó còn có thể là do cấu tạo tế bào gốc thành mạch rốn thiếu, cấu trúc dây rốn yếu hoặc dây rốn dài bất thường gây ra chứ không phải do mẹ bầu với tay quá cao hay với cao mà bị.

Các tư thế và hành động mẹ bầu nên kiêng trong giai đoạn mang bầu

Để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi thì bên cạnh việc không nên với tay cao thì trong thời gian mang thai, mẹ bầu cũng cần tránh xa các tư thế và hành động sau đây. Cụ thể như sau:

+ Không nên trèo cao – đi giày cao gót: Một số rủi ro dễ dàng nhận thấy khi đi trèo cao và đi giày cao gót lúc mang thai là dễ gây té ngã, làm bàn chân dễ sưng phù và là tác nhân chính gây đau hông, nguy hiểm hơn là có thể gây động thai, thậm chí là sảy thai.

+ Đi xe đạp: Khi bụng bầu lớn lên ảnh hưởng đến cân bằng thì đi xe đạp có thể bị ngã, lúc này không chỉ khiến mẹ bị đau mà còn gây ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí là sảy thai, sinh non,…  rất nguy hiểm.

+ Tránh ngồi lâu và đứng lâu: các mẹ cần lưu ý khi mang thai tử cung mở rộng làm chèn ép lên tuần hoàn máu nên dễ gây phù thũng. Nếu mẹ càng ngồi lâu 1 chỗ hoặc đứng lâu sẽ tăng khả năng bị giãn tĩnh mạch và cả phù thũng.

+ Trò chơi giải trí ở công viên: Các trò chơi như trượt ống nước, cưỡi ngựa gỗ, lái xe,… và những trò chơi khác cần được tránh vì chúng gây cảm giác hẫng đột ngột, không có lợi cho thai nhi.

Tại sao bầu không được với tay

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

+ Không nên ngồi xổm: Tư thế ngồi xổm dù không gây nguy hại đến mức nghiêm trọng cho sự an toàn của thai nhi, tuy nhiên khi bụng mẹ to lên, phần dưới của cơ thể và cột sống vốn đã phải chịu áp lực rất lớn từ thai nhi sẽ lại bị kéo căng ra hơn, khiến cho mẹ cảm thấy đau nhói. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nặng hơn hoặc mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã, rất nguy hiểm. Mặt khác, mẹ bầu ngồi xổm nhiều trong thai kỳ còn có thể gây áp lực lên bàng quang khiến cho các mẹ bị đau bụng dữ dội.

Bởi vậy, để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì thường mẹ bầu không nên ngồi xổm trong thai kỳ, tốt nhất nên ngồi trên ghế. Tuy nhiên, đối với các mẹ sắp sinh, tư thế ngồi xổm lại được khuyến khích sử dụng như một bài tập giúp xương chậu nở ra và dùng sức ép lên tử cung để đẩy em bé ra ngoài dễ hơn.

+ Lặn: Đây là môn thể thao bị cấm hoàn toàn với mẹ bầu. Vì khi xuống nước, các bong bóng khí sẽ hình thành và cản trở việc luân chuyển máu trong cơ thể. Điều này rất nguy hiểm cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sảy thai với những phụ nữ này cao hơn bình thường.

+ Không nên nằm ngửa: Lý do là bởi khi bụng to, việc nằm ngửa sẽ khiến tử cung chèn ép cột sống, dạ dày, cơ lưng và các mạch máu làm giảm tuần hoàn thai nhi.

+ Không được khom lưng: Khi cúi gập người lấy đồ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và gây áp lực lên bụng của bà bầu, đồng thời dễ gây hoa mắt chóng mặt khiến mẹ bị ngã,.

+ Tránh chạy nhảy mạnh: Nếu mẹ yêu thích môn chạy hàng ngày thì khi có thai là thời điểm nên tạm dừng hoạt động này. Bởi điều này sẽ kích thích tử cung, tăng nguy cơ sinh non

+ Không nhấc vật nặng: Việc nâng hoặc xác các vật nặng có thể khiến mẹ bầu gặp phải nguy cơ bị vỡ ối sớm, gây ra các cơn co thắt tử cung và một số biến chứng khác, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ.

+ Không ngâm mình trong bồn tắm, tắm hơi hoặc tắm nước quá nóng: Ngâm mình trong bồn nước quá nóng hay bồn tạo sóng hoặc trong phòng tắm hơi có thể gây nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, nhiệt độ cao trong nước có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

+ Chơi các môn thể thao mạnh: Các môn thể thao mạnh mẹ cần tránh đó là đá bóng, tennis, bơi lội, bóng chuyền,… vì có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Các tư thế tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Để đảm bảo an toàn và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, cũng như tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe thì trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo các tư thế tốt cho mẹ bầu và thai nhi dưới đây.

Tư thế ngồi:

Để ngồi một cách thoải mái và có lợi khi mang thai, các mẹ cần lưu ý:

  • Luôn ngồi thẳng lưng, vai hơi đẩy ra sau và ngồi sâu vào trong ghế, mông chạm vào lưng ghế để đảm bảo lương tìm được điểm tựa tốt, mẹ nên chuẩn bị thêm gối đệm ở chỗ đường cong của lưng để hạn chế tình trạng bị mỏi và đau lưng.
  • Không nên gác cao chân hay bắt chéo chân khi ngồi. Hãy bảo đảm bàn chân đặt thoải mái trên sàn  (hoặc đặt chân thoải mái trên chiếc ghế thấp kê chân), đầu gối tạo góc 90 độ, phân bố đều trọng lượng cơ thể ở cả hai bên hông.
  • Không nên ngồi lâu quá 30 phút, hãy thường xuyên đứng lên, duỗi người, đi lại một chút, uống nước… Khi đứng lên, mẹ hãy dịch người về trước rồi đứng dậy bằng cách thẳng chân, tránh chồm người để đứng dậy.

Tư thế đi lại

Trong thời gian bầu bí, việc đi lại của mẹ bầu cần hết sức chú ý. Càng về cuối thai kỳ thì mẹ bầu càng phải thận trọng hơn. Khi di chuyển, các mẹ nên giữ lưng thẳng, đầu hơi ngẩng, gót chân chạm đất trước, cố gắng bước đi chắc chắn, từ từ, chậm rãi, cân bằng cơ thể. Tránh đi bằng mũi chân, bước nhanh để tránh bị ngã do trọng lực dồn vào phần bụng quá nhiều

Tư thế nằm

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì vậy, mẹ bầu rất cần một tư thế ngủ thoải mái nhất. Dưới đây là một số tư thế nằm mà mẹ bầu mang thai tháng đầu có thể áp dụng đó là :

+ Tư thế nằm sấp: Một trong những tư thế ngủ tốt được khuyến cáo nên áp dụng trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ đó là tư thế nằm sấp. Bởi trong giai đoạn này, thai nhi vẫn còn nhỏ nên tư thế nằm này sẽ không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tập dần thay đổi tư thế khác vì đến giai đoạn sau của thai kỳ (từ tháng thứ 4 trở đi), tử cung của mẹ bầu sẽ tăng thể tích cho phù hợp với sự phát triển và chuyển dịch của thai nhi trong bụng, cơ thể mẹ trở nên nặng nề hơn. Lúc này, tư thế nằm sấp sẽ không còn phù hợp.

Tại sao bầu không được với tay

+ Tư thế nằm nghiêng: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tư thế nằm là một trong số những tư thế nằm ngủ được chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện. Mẹ bầu có thể nằm nghiêng về bên nào cùng được, nhưng theo các chuyên gia thì nằm nghiêng về bên trái sẽ đem đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu như:

  • Giúp cho máu lưu thông dễ dàng.
  • Tăng lưu lượng máu và đưa chất dinh dưỡng đến nuôi thai tốt hơn.
  • Giảm nguy cơ thai chết lưu.
  • Giúp giữ tử cung không đè lên gan nên trá được những ảnh hưởng đến chức năng gan
  • Giúp thận lọc sạch các chất độc hại tốt hơn.

+ Tư thế nửa ngồi nửa nằm: Các bác sĩ khuyên, để kết hợp hiệu quả tư thế ngủ ngồi này, mẹ có thể sử dụng gối để làm mình thoải mái hơn. Nếu thực hiện đúng tư thế này sẽ mang đến cho mẹ bầu rất nhiều lợi ích như:

  • Giúp mẹ giảm chứng ợ nóng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
  • Giúp giảm đau lưng, nới lỏng các khớp, giúp cho mẹ bầu có thể được thoải mái và thư giãn cho mẹ bầu
  • Giúp bào thai di chuyển đúng vào vị trí , tốt cho mẹ khi chuyển dạ về sau.

Tư thế đứng

Để việc đứng có thể thoải mái, giảm bớt áp lực và tránh mệt mỏi, mẹ bầu nên thả lỏng vai, hai chân thẳng song song và mở nhỏ hơn vai. Khi thai đã quá lớn, mẹ bầu nên tránh đứng lâu để hạn chế tình trạng đau lưng, sưng phù chân,…

Lời khuyên của bác sĩ Huệ: Bên cạnh việc tìm hiểu vì sao bà bầu không nên với tay cao? cùng những thông tin liên quan thì các bà bầu cần chú ý thực hiện thăm khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Bởi thông qua việc thăm khám không chỉ giúp mẹ biết được sự phát triển của thai nhi mà thông qua đó các bác sĩ còn giúp mẹ phát hiện sớm những bất thường (nếu có) và xử lý kịp thời, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Huệ về vấn đề tại sao bà bầu không nên với tay cao? cùng những vấn đề liên quan khác. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp được cho các bà bầu có thêm được những thông tin bổ ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về thai kỳ, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

+ Nguồn tham khảo

Ngày sửa: 19-11-2020