Tại sao bị nấm đầu

Tại sao bị nấm đầu
Nấm da đầu gây bất tiện, ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân - Ảnh: Pixabay

Nấm da đầu là căn bệnh về da thường gặp ở nước ta do khí hậu nóng ẩm. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ra những triệu chứng khiến bệnh nhân khó chịu, đồng thời ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Điều trị nấm da đầu sớm với các bác sĩ Da liễu giúp quá trình điều trị thuận lợi và bớt tốn kém hơn.

Bệnh nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu là tình trạng nhiễm trùng da do nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào sợi tóc gây thương tổn tóc, nang tóc da đầu và vùng da xung quanh.

Bất kì độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Bệnh nấm da đầu gặp ở trẻ nhỏ là chủ yếu và hiếm gặp hơn ở người lớn.

Nấm da đầu hay gặp ở vùng nông thôn hơn thành thị. Bệnh thường mang tính lây truyền và gặp ở các thành viên trong gia đình, cùng lớp học hoặc lây từ động vật như chó, mèo,...

Nấm da đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về da khác như á sừng, vảy nến, chấy, viêm nang lông. Nếu không được điều trị kịp thời, vùng da bị nấm có thể viêm nhiễm nặng, dẫn tới rụng tóc hoặc sẹo vĩnh viễn.

Nguyên nhân nấm da đầu

Có nhiều loại nấm da đầu khác nhau. Trong đó, nấm dermatophyte là nguyên nhân chủ yếu của nấm da đầu. Trong đó, nấm hay gặp là Microsporum và Trichophyton.

Nấm tóc Piedra trắng do nấm Trichophyton beigelii gây nên. Nấm tóc Piedra đen do nấm Piedraia hortae gây nên.

Phân loại nấm dermatophyte dựa trên cách lây truyền.

Phân loại

Cách lây truyền

Biểu hiện lâm sàng

Anthropophilic

Từ người sang người

Viêm nhẹ hoặc không, mạn tính.

Zoophilic

Từ động vật sang người

Viêm nặng (mụn mủ và có thể có mụn nước),cấp tính

Geophilic

Từ đất sang người hoặc động vật

Viêm trung bình

Nấm da đầu thường xuất hiện ở những vùng da ẩm ướt, đặc biệt là trong những trường hợp như:

  • Vệ sinh da đầu không sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Ngoài ra, vệ sinh da đầu, gội đầu chà xát mạnh gây trầy xước cũng khiến nấm dễ xâm nhập hơn
  • Không vệ sinh da đầu thường xuyên, để đầu quá bẩn mới gội
  • Để tóc ướt, ẩm khi đi ngủ
  • Dùng chung đồ với người bệnh: Mũ, lược, chăn gối
  • Lây từ thú cưng trong nhà
  • Môi trường sống, nguồn nước không sạch sẽ
Tại sao bị nấm đầu
Dùng chung mũ, gối đầu với bệnh nhân cũng có thể lây bệnh nấm đầu - Ảnh: Pixabay 

Dấu hiệu nấm da đầu

Nấm da đầu tiến triển theo các giai đoạn. Bệnh nhân cần phải đi khám và điều trị nấm tóc khi có những biểu hiện sau đây:

  • Giai đoạn đầu - Nhiều gàu: Dấu hiệu đầu tiên khi xuất hiện bệnh, tuy nhiên nhiều người thường không quá chú trọng khiến bệnh nặng hơn.
  • Giai đoạn 2 - Ngứa ngáy, mọc mụn: Da đầu nhiều gàu và sợi bã nhờn gây ra ngứa ngáy, người bệnh phải gãi liên tục. Ngoài ra, có thể xuất hiện những vết đỏ li ti hoặc nổi mụn.
  • Giai đoạn 3 - Rụng tóc: Rụng tóc có thể là tình trạng bình thường nhưng nếu rụng tóc nghiêm trọng kèm theo các triệu chứng nêu trên thì có thể là biểu hiện của nấm da đầu. Tóc rụng nhiều gây ra hói từng mảng hình tròn hoặc bầu dục.
  • Giai đoạn nặng - Viêm nhiễm: Nhiều người bệnh chủ quan, coi thường các dấu hiệu trên hoặc nhầm lẫn với các biểu hiện sinh lý thông thường, không điều trị ngay khiến da đầu viêm nhiễm, sưng phồng, nổi mụn mủ và chảy máu, rụng tóc vĩnh viễn và không thể mọc lại.

Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng toàn thân khác như hạch vùng sưng to, sốt, mệt mỏi, các rát ngứa giống bệnh chàm. 

Nấm da đầu không phải căn bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu chủ quan, bệnh cũng có thể gây ra nhiều hậu quả khá nghiêm trọng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và cả sức khỏe của bệnh nhân.

Chẩn đoán xác định nấm da đầu

Nấm tóc Piedra:

Có hai dạng chính là Piedra đen và Piedra trắng.

Biểu hiện lâm sàng 

Người bệnh Piedra đen thường biểu hiện triệu chứng nốt màu nâu hoặc đen dọc theo thân tóc. Nhiễm nấm thường bắt đầu dưới lớp biểu bì của sợi tóc và lan rộng ra ngoài. Tóc vỡ có thể xảy ra do vỡ nốt tại thân tóc. Khi các nốt lớn, chúng có thể bọc thân tóc.

Trong nấm da đầu Piedra trắng, nhiễm nấm cũng bắt đầu bên dưới lớp biểu bì và phát triển thông qua thân tóc gây suy yếu và gãy tóc. Các nốt mềm, ít dính, màu trắng nhưng cũng có thể là màu đỏ, xanh lá cây hoặc màu nâu sáng.

Tỷ lệ Piedra trắng tăng lên kể từ khi bắt đầu của đại dịch HIV. Ở những người bệnh suy giảm miễn dịch, T. beigelii có thể gây ra nhiễm nấm hệ thống nghiêm trọng với sốt, nấm huyết, thâm nhiễm phổi, tổn thương da (sẩn mụn nước và xuất huyết, hoại tử trung tâm) và bệnh thận.

So sánh Piedra trắng và đen

Đặc điểm

Piedra trắng

Piedra đen

Màu của nốt

Trắng (có thể đỏ, xanh hoặc màu sáng)

Nâu đến đen

Mật độ của nốt

Mềm

Cứng

Kết dính nốt với thân tóc

Lỏng lẻo

Chắc chắn

Vị trí điển hình

Mặt, lách và vùng sinh dục (đôi khi vùng đầu)

Đầu và mặt (đôi khi vùng sinh dục)

Khí hậu hay gặp

Ôn đới

Ôn đới

Nguyên nhân

Trichosporon beigelii

Piedraia hortae

Soi tươi KOH

Dạng sợi với bảo tử blastoconidia và arthroconidia

Sợi nấm với bào tử asci và

ascospores

Môi trường nuôi cấy

Sabouraud

Khuẩn lạc dạng kem, màu vàng kem, ẩm

Khuẩn lạc màu nâu đến đen, phát triển chậm

Điều trị

Nhổ tóc bị nhiễm nấm, gội đầu bằng thuốc chống nấm

Nhổ tóc bị nhiễm nấm, gội đầu bằng thuốc chống nấm

Nấm đầu 

Biểu hiện lâm sàng

Biểu hiện có thể nhẹ không viêm tương tự như viêm da dầu (nguyên nhân hay gặp là T. tonsurans) đến phản ứng mụn mủ nặng kèm rụng tóc, với tên hay gọi là kerion (tầng ong). Rụng tóc có hoặc không kèm vảy da.

Đây là hậu quả phản ứng quá mức của cơ thể gây biểu hiện mảng mủ, ướt, kèm hình thành các ổ áp xe nhỏ và rụng tóc. Một số người bệnh có biểu hiện toàn thân, mệt mỏi, sưng hạch. Tóc ở vùng tổn thương có thể mọc lại, tuy nhiên khi tổn thương lâu, có thể để lại sẹo và gây rụng tóc vĩnh viễn.

Tình trạng mang nấm T. tonsurans là tình trạng không biểu hiện lâm sàng nhưng khi nuôi cấy nấm dương tính. Tình trạng này thường gặp hơn ở người lớn, người có tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Có thể coi người mang nấm cũng là tình trạng nhiễm bệnh và nên được điều trị để hạn chế sự tái phát ở trẻ nhỏ.

Nấm dermatophytes xâm nhập và tồn tại ở tóc theo ba hình thức, nội sợi, ngoại sợi và favus:

Dạng nội sợi: biểu hiện lâm sàng đa dạng với vảy da, mảng rụng tóc với chấm đen, hình thành kerion. T. tonsurans và T. violaceum là hai nguyên nhân quan trọng của nhiễm nấm nội sợi.

Dạng ngoại sợi: lớp biểu bì bên ngoài sợi tóc bị phá hủy. Nhiễm nấm ngoại sợi có thể bắt màu huỳnh quang (Microsporum) hoặc không (Microsporum và Trichophyton) dưới ánh sáng đèn Wood. Biểu hiện lâm sàng đa dạng từ mảng bong vảy hoặc mảng rụng tóc kèm viêm từ ít đến nặng, hình thành kerion.

Dạng Favus là dạng nặng nhất của nhiễm nấm dermatophyte ở tóc. Nguyên nhân chủ yếu là do T. schoenleinii. Dưới đèn Wood có thể thấy ánh sáng huỳnh quang màu trắng hơi xanh da trời. Favus biểu hiện mảng vảy tiết màu vàng, dày chứa sợi và mảng da chết. Khi nhiễm nấm mãn tính có thể gây nên rụng tóc sẹo.

Điều trị nấm da đầu - Nấm tóc tại nhà

Khi phát hiện những triệu chứng nấm da đầu, bệnh nhân nên điều trị sớm nhất có thể để tránh các biến chứng về sau.

Có nhiều phương pháp điều trị nấm da đầu ngay tại nhà nếu như bệnh nhân chưa sắp xếp được thời gian đi khám trực tiếp tại các bệnh viện, phòng khám Da liễu.

Trị nấm đầu tại nhà bằng phương pháp dân gian

Có nhiều phương pháp điều trị nấm bằng phương pháp dân gian với nguyên liệu dễ kiếm, bệnh nhân có thể tham khảo.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp nấm da đầu ở mức độ nhẹ. Với những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ Da liễu để được tư vấn điều trị đúng cách.

Dùng bồ kết trị nấm da đầu

Trong quả bồ kết chứa Saponin, là chất có tác dụng giúp làm sạch da đầu, kháng khuẩn và kháng viêm, câng bằng độ pH trên da đầu và ngăn vi khuẩn phát triển. 

Đồng thời, các thành phần vitamin có trong bồ kết sẽ giúp phục hồi những hư tổn, kích thích khả năng mọc tóc và nuôi dưỡng da đầu từ sâu bên trong. Gội đầu bằng nước bồ kết  3 lần/tuần giúp làm giảm đáng kể triệu chứng do nấm da đầu.

Khi chuẩn bị nước gội đầu, bạn nên nướng bồ kết lên trước, sau đó bỏ vào nước và đun sôi, để nguội. Sau khi gội đầu bằng nước bồ kết, nên mát-xa da đầu vài phút sau đó tráng lại bằng nước sạch.

Dùng lá trầu không trị nấm da đầu

Trong lá trầu không có chứa nhiều hợp chất và khoáng chất có tác dụng kháng sinh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi nấm, sát trùng, trị ngứa ngáy.

Khi gội đâu bằng lá trầu không, bạn cần rửa sạch bằng nước muối, giã nát, lấy nước cốt. Sau khi gội đầu sạch sẽ bằng dầu gội, lấy nước lá trầu không gội lại và mát xa nhẹ nhàng để các chất thấm sâu hơn.

Tương tự như bồ kết, gội đầu bằng lá trầu không nên thực hiện đều đặn 2 - 3 lần/tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Dùng vỏ bưởi trị nấm da đầu

Ngoài công dụng dưỡng tóc, kích thích mọc tóc, tinh dầu bưởi còn có tác dụng chống lại các vi khuẩn nấm trên da đầu cực kỳ hữu hiệu. Vỏ bưởi giúp diệt triệt để các tế bào nấm, kích thích tóc nhanh mọc và giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.

Bệnh nhân mang vỏ bưởi đi phơi khô, sau đó rửa sạch và đun sôi trong khoảg 10 phút. Gội đầu với nước vỏ bưởi khi nước nguội, vừa gội vừa mát xa để tinh chất thấm lên tóc và da đầu.

Gội đầu bằng vỏ bưởi nên thực hiện đều đặn 2 - 3 tuần/lần để thấy được kết quả như mong đợi.

Tại sao bị nấm đầu
Các phương pháp dân gian giúp làm giảm triệu chứng bệnh - Ảnh: Pixabay 

Trị nấm da đầu tại nhà với bác sĩ từ xa

Với những trường hợp bệnh nấm da đầu nặng mới phát hiện hoặc còn nghi ngờ, chưa phân biệt được nấm da đầu và các loại bệnh về da khác như viêm nang lông, áp-xe, chốc,... thì bệnh nhân không nên tự áp dụng các phương pháp điều trị mà cần có sự tư vấn của bác sĩ Da liễu.

Nếu muốn khám với các bác sĩ Da liễu giỏi nhưng chưa có thời gian tới bệnh viện, phòng khám, bệnh nhân có thể kết nối với bác sĩ Da liễu từ xa thông qua cuộc gọi Video để được chẩn đoán phân biệt và tư vấn phương pháp điều trị.

Xem thêm bài viết:

Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp đối với mỗi bệnh nhân. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nhân muốn dùng thuốc trị nấm da đầu thì có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua và sử dụng.

Lưu ý khi điều trị nấm da đầu

  • Nếu lựa chọn các phương pháp dân gian để điều trị, cần kiên trì vì phương pháp dân gian thường có hiệu quả chậm, tùy theo tình trạng và cơ địa
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, môi trường sống sạch sẽ. Thay đổi các thói quen xấu như không gội đầu thường xuyên, để tóc ướt đi ngủ
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chăm chỉ luyện tập, thể dục thể thao và nghỉ ngơi hợp lý
  • Hạn chế các thực phẩm, chất kích thích gây kích ứng da

BookingCare là nền tảng Y tế Chăm sóc sức khỏe toàn diện, giúp bệnh nhân kết nối với các bác sĩ Da liễu giỏi tại các bệnh viện, phòng khám uy tín hoặc khám Da liễu từ xa qua Video để quá trình thăm khám và điều trị của bệnh nhân thuận tiện, hiệu quả hơn.

Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về Nấm da đầu (Nấm tóc). Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.