Tại sao bkav chưa lên sàn chứng khoán

Sáng nay 2/6, ông Nguyễn Tử Quảng đã chia sẻ trên Facebook cá nhân thông tin về việc phát hành trái phiếu công ty con là Bkav Pro với trị giá 170 tỷ đồng.

Tại sao bkav chưa lên sàn chứng khoán

 Bkav chuẩn bị IPO công ty con là Bkav Pro

Theo ông Quảng, trái phiếu chỉ được phát hành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp với mức đầu tư tối thiểu là 500 triệu đồng. Trái phiếu Bkav Pro được phát hành thông qua Công ty Chứng khoán VNDirect với kỳ hạn 3 năm.

Lãi suất coupon với năm đầu tiên cố định là 10,5%/năm. Các năm sau lãi suất thả nổi bằng bình quân lãi suất kỳ hạn 12 tháng trả sau của 4 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV cộng thêm 4,5%/năm và không thấp hơn 10,5%/năm.

Nguồn tiền từ phát hành trái phiếu Bkav Pro sẽ được dùng để mở rộng và phát triển mảng camera AI view, đầu tư mảng sản phẩm chuyển đổi số. Một phần vốn dành cho phát triển các dòng Bphone giá tốt, với mục tiêu phổ cập thị trường và tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng hơn.

Công ty Cổ phần Phần mềm diệt virus Bkav Pro là công ty thành viên của Tập đoàn công nghệ Bkav. Hiện, công ty này đang hoạt động trong các lĩnh vực phần mềm diệt virus, An ninh mạng, Chuyển đổi số và Camera AI View. Theo chia sẻ, biên lợi nhuận hằng năm của Công ty Bkav Pro đạt trên 61%. Đây được xem là mức lợi nhuận cao so với thị trường.

Tập đoàn công nghệ Bkav vừa tiến hành bán cổ phần nội bộ một công ty con - công ty Bkav Pro chuyên về phần mềm diệt virus. Đây là bước chuẩn bị cho kế hoạch lên sàn chứng khoán vào năm 2020.

Tại sao bkav chưa lên sàn chứng khoán
Ảnh: tintucvietnam.vn

Theo một nguồn tin nội bộ, việc bán cổ phần này được thực hiện tại công ty Bkav Pro chuyên về phần mềm diệt virus, 1 trong 6 công ty con thuộc Tập đoàn Bkav. Đối tượng mua là các lãnh đạo cấp cao trở lên của Tập đoàn. Với việc phát hành 5% cổ phần, Bkav Pro được định giá lên đến 1.500 tỷ đồng.

Nguồn tin này cho biết việc bán cổ phần nội bộ là một bước trong kế hoạch IPO của công ty, đồng thời là sự chia sẻ thành quả của công ty đạt được suốt nhiều năm qua mà dự kiến đối tượng ưu đãi sẽ được mở rộng trong thời gian tới.

Tập đoàn công nghệ Bkav thành lập năm 2005, xuất phát điểm là từ sản phẩm phần mềm diệt virus. Đến nay, Bkav có 6 công ty con hoạt động trong các lĩnh vực như Phần mềm, An ninh mạng, Chống mã độc, Nhà thông minh, Smartphone. Các Công ty con này đặc biệt là công ty sản xuất smartphone có thể được định giá lên tới tỷ USD. Với việc tung sản phẩm smartphone Bphone đầu tiên vào năm 2015 định hướng phân khúc cao cấp với thiết kế sang trọng, cùng với phong cách ra mắt sản phẩm giống Apple, Bkav được ví là “Apple của Việt Nam”. Vào ngày 10.10 tới đây, hãng sẽ cho ra mắt Bphone thế hệ thứ ba .

Mặc dù có nhiều rào cản khi tham gia vào sản xuất smartphone nhưng việc tiếp tục cho ra những Bphone thế hệ mới cho thấy Bkav là hãng công nghệ hiếm thấy còn lại kiên trì theo đuổi giấc mơ smartphone của người Việt do người Việt làm chủ.

Nhiều năm trước đây, một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Viễn thông, CNTT từng tuyên bố sản xuất, lắp ráp máy tính, điện thoại nhưng sau đó lặng lẽ rút lui do đầu tư lớn trong khi chưa thể có lãi ngay, thậm chí thua lỗ. Duy chỉ có Bkav vẫn bám đuổi mục tiêu phát triển công nghiệp phần cứng với những sản phẩm cao cấp như nhà thông minh, smartphone và chịu khó đem sản phẩm của mình đi “đánh chuông xứ người”. Bkav đã tham gia nhiều triển lãm điện tử lớn thế giới CES (Mỹ), IFA (Đức), Computex (Đài Loan). Hai lần ra mắt Bphone đều là các sự kiện công nghệ trong nước được mong chờ và hoành tráng nhất, với quy mô lên đến hơn 2.000 người, thậm chí lớn hơn sự kiện Apple ra mắt iPhone hay Samsung ra mắt dòng sản phẩm Galaxy.

Khi ra mắt Bphone năm 2015, Bkav cho biết đã chi khoảng 500 tỷ đồng cho nghiên cứu và phát triển smartphone. Với Bphone 2 và Bphone 3 sắp tới, ước tính Bkav đầu tư khoảng ngàn tỉ cho sản xuất smartphone trong gần 10 năm. Theo lãnh đạo Bkav trong các lần trả lời báo chí, số tiền này được lấy từ nguồn thu phần mềm Bkav Pro. Hiện Bkav Pro có hàng triệu người dùng cá nhân, với giá bán 300.000 đồng/bản.

Đáng chú ý hơn cả, mặc dù hoạt động theo hình thức công ty cổ phần nhưng có đến 95% cổ phần Bkav thuộc về cá nhân ông Nguyễn Tử Quảng, đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Bkav. Điều này cũng có nghĩa hàng ngàn tỉ Bkav chi cho nghiên cứu, phát triển Bphone chính là từ tiền túi của ông Nguyễn Tử Quảng.

Đây là một điều đặc biệt bởi từ trước đến nay hiếm có doanh nghiệp hay doanh nhân nào dùng tiền mặt của mình để đầu tư sản xuất như Bkav và Chủ tịch kiêm CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng. Hầu hết các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, đều phải dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng.

Ông Nguyễn Tử Quảng xuất thân là học sinh chuyên Toán (Đại học Sư phạm Hà Nội), sau đó là sinh viên khoa CNTT Đại học Bách khoa Hà Nội. Khi còn là sinh viên năm thứ ba, Nguyễn Tử Quảng đã viết các chương trình chống virus cung cấp miễn phí cho cộng đồng mạng (đến năm 2005). Sau khi tốt nghiệp, anh được giữ lại làm giảng viên tại trường, là chuyên gia an ninh mạng và phát triển Bkav.

Ngoài công ty Bkav Pro được định giá lên đến 1.500 tỷ đồng, 5 công ty con khác của Bkav cũng được đánh giá là rất có tiềm năng khi xu hướng kết nối mạng mạnh mẽ hơn như an ninh mạng, nhà thông minh, phần mềm dịch vụ như chữ ký số, kê khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội qua mạng... Do vậy, ước tính tài sản của cá nhân ông Nguyễn Tử Quảng có thể lên đến nhiều ngàn tỷ đồng.

Bkav Pro dự kiến lên sàn chứng khoán trong hai năm tới. Với sự bùng nổ của công nghệ, Internet, xu thế trên thế giới, kể cả ở Trung Quốc, những người giàu nhất là tỷ phú công nghệ, thay thế vị trí của các tỉ phú bất động sản, hy vọng Việt Nam cũng sẽ xuất hiện những tỉ phú công nghệ.